THỊ TRƯỜNG

Giá lương thực thế giới tăng trở lại

Ngày đăng: 10 | 08 | 2012

Theo Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO), công bố ngày 9-8, thời tiết khắc nghiệt tại nhiều nơi trên thế giới đã khiến chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 7 tăng trở lại, cao hơn 6% so với mức trong tháng 6.

Cụ thể, chỉ số giá lương thực của FAO, dùng làm thước đo thay đổi của rổ hàng hóa gồm ngũ cốc, hạt có dầu, sữa, thịt và đường, trung bình ở mức 213 điểm trong tháng 7, tăng 12 điểm so với tháng 6.
Vụ ngô bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán kỷ lục tại Mỹ đã đẩy giá ngô thế giới tăng mạnh ( Ảnh: Reuters )
 
Nguyên nhân chủ yếu đẩy chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 7 tăng trở lại là do giá đường và các loại hạt tăng cao.
Chỉ số giá ngũ cốc trong tháng 7 trung bình ở mức 260 điểm, tăng 38 điểm so với tháng 6, thấp hơn 14 điểm so với mức đỉnh là 274 điểm hồi tháng 4-2008.
Triển vọng về mùa ngô bị tác động mạnh mẽ tại Mỹ do hạn hán trên diện rộng đã đẩy giá ngô tăng gần 23% trong tháng 7. Trong khi đó, giá lúa mì thế giới cũng tăng 19% giữa lúc triển vọng về sản lượng lúa mì tại Nga trở nên tồi tệ hơn và xuất hiện những dự đoán về nhu cầu lúa mì làm thực phẩm sẽ tăng mạnh do các nguồn cung ngô trở nên khan hiếm.
Tuy nhiên, giá gạo thế giới gần như không đổi trong tháng 7, với chỉ số giá gạo nói chung ổn định ở mức 238 điểm.
Tháng 7 cũng chứng kiến chỉ số giá đường tăng mạnh tới 34 điểm so với tháng 6 lên mức 324 điểm. Những cơn mưa không đúng lúc tại Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới đã gây tác động đến sản lượng đường của nước này. Bên cạnh đó, những lo ngại về gió mùa đến muộn tại Ấn Độ và lượng mưa nhỏ tại Australia cũng góp phần đẩy chỉ số giá đường tăng cao.
Tuy nhiên, trong tháng 7, giá của các sản phẩm thịt và bơ sữa trên thế giới không thay đổi nhiều. Cụ thể, chỉ số giá thịt trung bình ở mức 168 điểm, giảm ba điểm so với tháng 6 và là tháng giảm thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, giá bơ sữa không đổi, trung bình ở mức 173 điểm.
Chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc FAO, Abdolreza Abbassian nhận định: “Giá lương thực thế giới có khả năng tăng thêm nữa. Chắc chắn mùa năm nay, giá lương thực thế giới sẽ không thấp hơn so với năm ngoái”.
Cuộc khủng hoảng lương thực năm năm về trước đã đẩy giá lương thực lên cao và làm bùng phát bạo lực, tuy nhiên, tình trạng này chỉ có thể lặp lại nếu các quốc gia đưa ra các chính sách như cấm xuất khẩu lương thực, ông Abbassian nói thêm.
Theo Reuters

Nguồn:http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/gia-l-ng-th-c-th-gi-i-t-ng-tr-l-i-1.361954

NỘI DUNG KHÁC

Nặng trĩu nỗi lo vụ mía mới

10-8-2012

Các tỉnh ĐBSCL sắp vào vụ mía mới năm 2012-2013 với nhiều nỗi lo, bởi lượng đường vụ trước còn tồn kho hơn 250.000 tấn, giá đường đang ở mức thấp.

Thương hiệu chè Việt: Vẫn còn là mơ ước?

6-8-2012

Chất lượng sản phẩm kém, không ổn định, số lượng không ra tấm ra món được coi là 3 "căn bệnh" làm cho thương hiệu chè Việt vẫn chỉ là mơ ước. Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, cần phải thành lập Ủy ban Chè Việt Nam để xây dựng thương hiệu cho ngành.

Đường nội dội chợ vì đường ngoại

6-8-2012

Bị ép mạnh bởi đường ngoại, đường nội đang gặp khó khăn lớn trong việc tiêu thụ. Giá bán vì thế đang có xu hướng giảm mạnh và nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới giá thu mua mía trong niên vụ 2012-2013.

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL vẫn "treo" ao

6-8-2012

Giá cá thấp, giá thức ăn cho cá không ngừng tăng khiến nhiều hộ nuôi cá tiếp tục thua lỗ nặng nhiều năm nên hết vốn tái đầu tư…

XK rau, quả sang Châu Âu - Mỹ: Gian nan quản lý ATTP

2-8-2012

Hàng loạt rào cản về chất lượng, VSATTP được các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ đặt ra đang khiến rau quả của VN liên tục “gặp nạn”. Trong khi đó, tại buổi tọa đàm về VSATTP do Hiệp hội Rau quả VN tổ chức hôm qua 31/7 tại TPHCM, rất nhiều DN XK rau quả bức xúc kêu trời trước hàng loạt bất cập của các cơ quan quản lý, kiểm soát chất lượng nông sản VN hiện nay…

Dự báo mùa càphê kém vui

2-8-2012

Tây Nguyên là vùng trọng điểm của ngành càphê Việt Nam, sản lượng càphê tại đây có ảnh hưởng lớn đến sản lượng càphê cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản lượng càphê của vùng đang có chiều hướng giảm theo từng niên vụ bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết, sâu bệnh, càphê già cỗi…

Để ngành cá tra phát triển bền vững: Cần sớm quy định giá sàn và mua tạm trữ

2-8-2012

Mặc dù cá tra được xác định là một trong những mặt hàng chiến lược của quốc gia nhưng chưa bao giờ, nghề nuôi cá tra lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Giá thức ăn tăng cao, thị trường ế ẩm, doanh nghiệp (DN) thi nhau nợ tiền mua cá khiến bà con liên tục thua lỗ, phải treo ao hết vụ này sang vụ khác…

Giá gạo xuất khẩu xuống thấp: Không để nông dân thua lỗ

10-7-2012

Chính phủ mua tạm trữ 500.000 tấn gạo và lần đầu tiên Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất lúa ngay từ đầu vụ đã cho thấy các cơ quan chức năng đang nỗ lực giữ giá lúa vụ hè thu, không để nông dân thua lỗ trước bối cảnh giá gạo xuất khẩu đang giảm mạnh.

Thái Lan xả kho dự trữ, gạo Việt Nam chịu áp lực giảm giá

29-6-2012

Giá gạo tại thị trường châu Á tuần qua nhìn chung ổn định do hoạt động mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan hỗ trợ giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung gia tăng.

Cà phê Việt Nam đang bị “chê” đắt

29-6-2012

Nông dân trồng cà phê ở Việt Nam đang găm hàng dù lượng cà phê tồn kho là không nhiều, khiến giá bán cho các nhà xuất khẩu cao hơn cả giá cà phê giao sau ở thị trường London. Vì thế, nhiều khách hàng nhập khẩu cà phê đã chuyển sang mua cà phê ở Indonesia, hãng tin Reuters cho biết.

Người chăn nuôi lợn điêu đứng vì “bão” tai xanh

29-6-2012

Dịch heo tai xanh đang bùng phát, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng đến tâm lý tái đầu tư của nông dân. Nhiều người đặt câu hỏi: tại sao ngành nông nghiệp đã đầu tư nhiều tiền của cho công tác phòng chống nhưng dịch vẫn lây lan.

Giá nông sản đồng loạt giảm mạnh

29-6-2012

Suốt từ tháng 3 trở lại đây, đã qua 4 tháng liên tiếp, các mặt hàng nông sản, thực phẩm đồng loạt giảm giá. Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay.