THỊ TRƯỜNG

Để ngành cá tra phát triển bền vững: Cần sớm quy định giá sàn và mua tạm trữ

Ngày đăng: 02 | 08 | 2012

Mặc dù cá tra được xác định là một trong những mặt hàng chiến lược của quốc gia nhưng chưa bao giờ, nghề nuôi cá tra lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Giá thức ăn tăng cao, thị trường ế ẩm, doanh nghiệp (DN) thi nhau nợ tiền mua cá khiến bà con liên tục thua lỗ, phải treo ao hết vụ này sang vụ khác…

Người nuôi cá tra đang gặp nhiều khó khăn di giá cá giảm.
Nhiều bất ổn
Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện có đến gần 40% diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL đang treo ao do người nuôi thua lỗ. Tình hình này khiến các DN rơi vào tình cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng và đang phải nâng giá thu mua cá để bảo đảm sản xuất. Không ít DN chế biến thủy sản phải giảm công suất chế biến, giảm công nhân, hoạt động cầm chừng, thậm chí có tới 50% nhà máy chế biến trong vùng phải đóng cửa.
Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cá tra cũng gặp nhiều khó khăn không kém, chủ yếu là do khủng hoảng tài chính ở một số nước châu Âu ảnh hưởng trực tiếp đến sức tiêu thụ cũng như khả năng thanh khoản của các nhà nhập khẩu. Sản lượng xuất khẩu cá tra sang châu Âu trước đây chiếm tới 50-60% thì nay giảm chỉ còn 25%. Giá cá philê xuất khẩu cũng giảm từ 3,1-3,2 USD/kg xuống còn 2,5-2,6 USD/kg. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá cá tra trong nước giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, ở mức 20.000 đồng/kg, có nơi chỉ còn 18.000 đồng/kg.
Tại TP.Cần Thơ, nhiều hộ có cá tới kỳ thu hoạch (1-1,2 kg/con) kêu bán mà không ai mua nên phải tìm cách bán rẻ, hoặc buộc lòng cho nợ tiền cá từ 30-60 ngày. Nguy cơ vùng nuôi cá thu hẹp tiếp tục diễn ra.
Ngoài việc gặp khó về nguyên liệu, thị trường, các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản còn thêm rắc rối về phí kiểm định, theo đó, mức phí được tính theo lô hàng và tăng lên mức 300% (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính). Có một nghịch lý diễn ra lâu nay là, cá tra được xếp vào danh mục sản phẩm đặc biệt của vùng ĐBSCL nhưng chưa có thương hiệu. Các DN vì cạnh tranh lẫn nhau nên đã bán cả sản phẩm theo yêu cầu thương hiệu của nhà nhập khẩu. Hệ quả của tình trạng này là các DN trong nước liên tục bị đối tác nước ngoài ép giá, chậm trả tiền, không chủ động được thị trường.
Trong khi các DN gặp khó về xuất khẩu, cạn tiền mua nguyên liệu thì người nuôi lại bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mới. Ông Trương Hải, Giám đốc Công ty TNHH Thủy hải sản Trương Hải (thị xã Châu Đốc - An Giang) cho biết: "Với lãi suất ngân hàng như hiện nay thì DN không thể có đủ vốn để thu mua cá nguyên liệu. Đa số DN đều còn nợ cũ và không còn tài sản thế chấp để vay nợ mới. Có thể nói là khó khăn chồng chất khó khăn".
Lối ra cho ngành sản xuất cá tra
Lâu nay, ngành sản xuất chế biến cá tra ở ĐBSCL phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự liên kết giữa các chủ thể sản xuất và thành phần liên quan. Theo Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đây là nguyên nhân chính khiến ngành này phát triển thiếu bền vững, sản lượng khi thừa khi thiếu, giá cả bấp bênh.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ để giảm căng thẳng cung-cầu và gia tăng việc thu mua, chế biến, xuất khẩu. Theo đó, để giảm bớt lượng cung cá tra, ngân hàng cần tiếp tục cho nông dân vay vốn để mua thức ăn nuôi cá, tránh việc bán đổ bán tháo. Các DN kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung vốn cho ngân hàng khoảng 3.500 tỉ đồng để các DN có thể vay vốn và tăng mua cá tra quá lứa, chế biến và trữ sản phẩm cấp đông trong 4-6 tháng, đồng thời sớm có giải pháp tháo gỡ cho các DN đang gặp khó khăn về điện, giải tỏa ách tắc container hàng xuất khẩu ở các bến cảng...
Ngoài ra, các DN cũng kiến nghị tăng cường xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất cá tra xuất khẩu. Theo đó, khi tham gia chuỗi thì cơ sở nuôi được đảm bảo về mặt tài chính, được vay vốn mua thức ăn có chất lượng và giá rẻ hơn thị trường; được hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế (như GlobalGAP); được ký hợp đồng tiêu thụ theo giá thị trường hoặc căn cứ từ giá sàn xuất khẩu do VASEP đưa ra.
Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho rằng, hiện chỉ có một số DN lớn duy trì được xuất khẩu vì có mối hàng ổn định. Do vậy, để "giải cứu" ngành sản xuất, chế biến cá tra, điều cần làm hiện nay là phải có sự can thiệp của Nhà nước trong việc hỗ trợ DN nhỏ thu mua tạm trữ, đồng thời, các DN phải mạnh dạn tạm dừng xuất khẩu sang một số thị trường có sức mua quá yếu (đơn cử như thị trường Đức, sức mua đã giảm tới 25%).
VASEP kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách thu mua tạm trữ cá tra để kéo giá thu mua lên, nếu không, người nuôi sẽ bỏ ao và tới năm 2013, chắc chắn sẽ không đủ sản lượng cá tra xuất khẩu.
"VASEP cũng đang bàn với các địa phương liên kết các hồ nuôi để có số lượng cá đủ lớn và có thể đàm phán về giá với các DN chế biến cá tra. Nếu tính toán đúng sản lượng, thực hiện tốt việc mua tạm trữ và giãn thời gian thu hoạch cá tra thì trong thời gian tới, tình hình sẽ được cải thiện", ông Hòe nói.
Ngoài một số giải pháp trên, các ngân hàng cũng cần nghiên cứu xây dựng cơ chế vay tín dụng "tay ba" giữa nông dân - DN - ngân hàng và được đảm bảo bằng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm (giữa nông dân và DN). Mô hình này thực hiện theo hình thức tín chấp, tức là DN đứng ra vay hộ và đầu tư trực tiếp cho nông dân, khi kết thúc hợp đồng, DN sẽ thu mua sản phẩm và thu tiền của nông dân để trả cho ngân hàng...
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/8/35588.html

NỘI DUNG KHÁC

Giá gạo xuất khẩu xuống thấp: Không để nông dân thua lỗ

10-7-2012

Chính phủ mua tạm trữ 500.000 tấn gạo và lần đầu tiên Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất lúa ngay từ đầu vụ đã cho thấy các cơ quan chức năng đang nỗ lực giữ giá lúa vụ hè thu, không để nông dân thua lỗ trước bối cảnh giá gạo xuất khẩu đang giảm mạnh.

Thái Lan xả kho dự trữ, gạo Việt Nam chịu áp lực giảm giá

29-6-2012

Giá gạo tại thị trường châu Á tuần qua nhìn chung ổn định do hoạt động mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan hỗ trợ giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung gia tăng.

Cà phê Việt Nam đang bị “chê” đắt

29-6-2012

Nông dân trồng cà phê ở Việt Nam đang găm hàng dù lượng cà phê tồn kho là không nhiều, khiến giá bán cho các nhà xuất khẩu cao hơn cả giá cà phê giao sau ở thị trường London. Vì thế, nhiều khách hàng nhập khẩu cà phê đã chuyển sang mua cà phê ở Indonesia, hãng tin Reuters cho biết.

Người chăn nuôi lợn điêu đứng vì “bão” tai xanh

29-6-2012

Dịch heo tai xanh đang bùng phát, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng đến tâm lý tái đầu tư của nông dân. Nhiều người đặt câu hỏi: tại sao ngành nông nghiệp đã đầu tư nhiều tiền của cho công tác phòng chống nhưng dịch vẫn lây lan.

Giá nông sản đồng loạt giảm mạnh

29-6-2012

Suốt từ tháng 3 trở lại đây, đã qua 4 tháng liên tiếp, các mặt hàng nông sản, thực phẩm đồng loạt giảm giá. Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay.

Kiểm nghiệm chất lượng nông sản của VN là tin cậy

27-6-2012

Trước những lo lắng của dư luận về một số sự cố an toàn thực phẩm nông sản xảy ra trong thời gian gần đây, ngày 26/6, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, mọi việc vẫn được kiểm soát tốt và năng lực kiểm nghiệm hóa chất tồn dư trong nông sản của Việt Nam là hoàn toàn đáng tin cậy.

Trái cây miền Tây lại “kêu trời” vì rớt giá

27-6-2012

Mùa hái trái năm nay – tết Đoan Ngọ, thay vì được nếm chút hương vị ngọt lành của nhiều loại trái cây đặc sản thì không ít nhà vườn miền Tây phải ngậm đắng, nuốt cay bởi bao hy vọng gởi gắm cho mảnh vườn, nay chỉ còn là nỗi buồn.

Rau an toàn vẫn chưa thể… an toàn

27-6-2012

Nhiều cửa hàng treo biển bán rau sạch, nhưng thực tế có phải rau được sản xuất ở vùng rau an toàn không thì chưa thể khẳng định được.

Giá muối tiếp tục ổn định

26-6-2012

Theo báo cáo của Cục Chế biến, Thương mại nông, lâm sản và nghề muối, do sản lượng muối những tháng đầu năm thấp, lượng muối nhập khẩu ít nên giá muối cả nước luôn giữ ở mức hợp lý, góp phần giảm bớt những khó khăn trong sản xuất và đời sống của diêm dân.

Phát triển cây ca cao: Liên kết vùng để phát triển bền vững

26-6-2012

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tổng diện tích ca cao cả nước đến cuối năm 2011 đạt 20.100 ha, sản lượng đạt 5.500 tấn. Tuy nhiên, để sản phẩm ca cao Việt Nam ngày càng nâng cao chất lượng và tạo thế cạnh tranh mạnh thì cây ca cao phải cạnh tranh với cây trồng khác và phải tổ chức liên kết vùng sản xuất, đây là điều mà các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Nguy cơ thiếu thịt 6 tháng cuối năm 2012

26-6-2012

Trước tình trạng nông dân bỏ chuồng do thị trường tiêu thụ khó khăn cộng với dịch heo tai xanh đang diễn biến phức tạp, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) dự báo, nếu không có biện pháp tháo gỡ thì khả năng thiếu thịt trong dịp cuối năm là rất lớn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi.

Chóng mặt vì thức ăn chăn nuôi tăng giá

26-6-2012

Từ đầu năm đến nay, nông dân ở các tỉnh ven biển ĐBSCL gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, giá bán sụt giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng.