THỊ TRƯỜNG

Đường nội dội chợ vì đường ngoại

Ngày đăng: 06 | 08 | 2012

Bị ép mạnh bởi đường ngoại, đường nội đang gặp khó khăn lớn trong việc tiêu thụ. Giá bán vì thế đang có xu hướng giảm mạnh và nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới giá thu mua mía trong niên vụ 2012-2013.

Đường lậu bị thu giữ
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tốc độ tiêu thụ đường do các nhà máy trong nước sản xuất ra đang chậm hẳn lại. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay: Trước đây, trung bình mỗi tháng các nhà máy tiêu thụ trên dưới 100 ngàn tấn đường. Nay chỉ còn 50.000-60.000 tấn. Giá đường do các nhà máy bán ra hiện đã giảm xuống dưới 16.000 đ/kg, nhưng việc tiêu thụ đường vẫn đang rất khó khăn. Đến ngày 31/7, lượng đường còn tồn là 226.376 tấn (trong đó tồn kho tại các nhà máy đường là 212.349 tấn, tồn kho tại các công ty thương mại là 14.027 tấn).
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do sức ép quá lớn của đường ngoại. Trước hết, đó là tình trạng đường ngoại nhập lậu qua biên giới Tây Nam và miền Trung vẫn đang ồ ạt tuồn vào nước ta. Giá của đường lậu hiện đang khá thấp. Ngày 30/7, giá đường trắng Thái Lan nhập lậu tại TP HCM từ 15.700 - 15.800 đ/kg, tại Lao Bảo 14.800 đ/kg, tại Đông Hà từ 15.700 – 15.800 đ/kg , tại Cầu Treo 15.800 đ/kg, tại Đồng Hới và Vinh là 16.100 đ/kg. Tới đầu tháng 8, giá đường lậu ở Châu Đốc chỉ từ 15.200-15.300 đ/kg. So với cùng kỳ năm ngoái, giá đường lậu năm nay giảm khá mạnh, vì tháng 7/2011, giá đường lậu bán buôn là trên 18.000 đ/kg.
Đã mệt với đường lậu, đường nội địa lại còn đang bị tấn công bởi đường tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất mà âm thầm len lỏi tiêu thụ trong nội địa. Theo ông Nguyễn Thành Long, dạng đường này chủ yếu được nhập về để tái xuất sang Trung Quốc, nhưng do không xuất được, nên các DN NK đã "lột bỏ bào bì" rồi tìm cách tiêu thụ số đường đó khắp từ Bắc vào Nam.
Ông Long cho hay, Hiệp hội Mía đường không có số liệu chính xác về lượng đường tạm nhập tái xuất nhưng lại tiêu thụ nội địa. Nhưng, qua quan sát trên thị trường, có thể thấy rằng lượng đường này là khá lớn. Ông Long nói: “Nếu tính cả đường nhập lậu lẫn đường tạm nhập tái xuất nhưng lại tiêu thụ nội địa, có thể lên tới 400.000 tấn/năm”.
Điều đáng lo ngại là tình trạng trên hiện giờ các cơ quan chức năng vẫn chưa thể kiểm soát được. Đây cũng là tình trạng chung đối với nhiều mặt hàng tạm nhập tái xuất khác. Cuối tháng 7 vừa rồi, Tổng cục Hải quan đã phải gửi văn bản số 3842/TCHQ-ĐTCBL ngày 26/7/2012 gửi Ban chỉ đạo 127 các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Quảng Trị về việc tăng cường quản lý đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố nêu trên chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các chính sách, quy định của pháp luật đối với loại hình hàng hóa tạm nhập, tái xuất. Trong đó, phải tổ chức lực lượng tiến hành tuần tra, kiểm soát các khu vực, tuyến đường trọng điểm, không để xảy ra các tình trạng DN phá dỡ container, tẩu tán hàng hóa, đưa vào nội địa tiêu thụ ...
Theo ông Nguyễn Thành Long, trong niên vụ này, giá thành sản xuất mía của nông dân (bao gồm cả công thu hoạch) sẽ ở mức bình quân 800 đ/kg. Với giá mía 1.100 đ/kg, giá thành đường sẽ từ 14.000-16.000 đ/kg. Bởi thế, nếu giá đường tiếp tục giảm xuống nữa, sẽ gây khó cho cả nhà máy lẫn nông dân. Mà nhiều khả năng lợi nhuận của nông dân trong niên vụ mía 2012-2013 sẽ giảm so với niên vụ trước.
Bên cạnh đó, việc Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT vừa trình Chính phủ phê duyệt nhập khẩu 70.000 tấn đường theo thỏa thuận WTO, cũng đã gây thêm áp lực cho việc tiêu thụ đường và giá đường sản xuất trong nước. Mà theo một số nhà máy đường, nếu giá đường còn tiếp tục bị giảm xuống, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá mía của niên vụ 2012-2013.
Hiện tại, niên vụ mía đường 2012-2013 đã được khởi động với việc nhà máy đường Nước Trong ở Tây Ninh đã bước vào vụ ép mới từ ngày 22/7. Giá mua mía mà nhà máy đường Nước Trong đang áp dụng ngay tại ruộng là 1.100 đ/kg (10 CCS). Ở ĐBSCL, Nhà máy đường Long Mỹ Phát sẽ ép mía từ ngày 20/8 tới.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/98938/Duong-noi-doi-cho-vi-duong-ngoai.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL vẫn "treo" ao

6-8-2012

Giá cá thấp, giá thức ăn cho cá không ngừng tăng khiến nhiều hộ nuôi cá tiếp tục thua lỗ nặng nhiều năm nên hết vốn tái đầu tư…

XK rau, quả sang Châu Âu - Mỹ: Gian nan quản lý ATTP

2-8-2012

Hàng loạt rào cản về chất lượng, VSATTP được các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ đặt ra đang khiến rau quả của VN liên tục “gặp nạn”. Trong khi đó, tại buổi tọa đàm về VSATTP do Hiệp hội Rau quả VN tổ chức hôm qua 31/7 tại TPHCM, rất nhiều DN XK rau quả bức xúc kêu trời trước hàng loạt bất cập của các cơ quan quản lý, kiểm soát chất lượng nông sản VN hiện nay…

Dự báo mùa càphê kém vui

2-8-2012

Tây Nguyên là vùng trọng điểm của ngành càphê Việt Nam, sản lượng càphê tại đây có ảnh hưởng lớn đến sản lượng càphê cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản lượng càphê của vùng đang có chiều hướng giảm theo từng niên vụ bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết, sâu bệnh, càphê già cỗi…

Để ngành cá tra phát triển bền vững: Cần sớm quy định giá sàn và mua tạm trữ

2-8-2012

Mặc dù cá tra được xác định là một trong những mặt hàng chiến lược của quốc gia nhưng chưa bao giờ, nghề nuôi cá tra lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Giá thức ăn tăng cao, thị trường ế ẩm, doanh nghiệp (DN) thi nhau nợ tiền mua cá khiến bà con liên tục thua lỗ, phải treo ao hết vụ này sang vụ khác…

Giá gạo xuất khẩu xuống thấp: Không để nông dân thua lỗ

10-7-2012

Chính phủ mua tạm trữ 500.000 tấn gạo và lần đầu tiên Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất lúa ngay từ đầu vụ đã cho thấy các cơ quan chức năng đang nỗ lực giữ giá lúa vụ hè thu, không để nông dân thua lỗ trước bối cảnh giá gạo xuất khẩu đang giảm mạnh.

Thái Lan xả kho dự trữ, gạo Việt Nam chịu áp lực giảm giá

29-6-2012

Giá gạo tại thị trường châu Á tuần qua nhìn chung ổn định do hoạt động mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan hỗ trợ giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung gia tăng.

Cà phê Việt Nam đang bị “chê” đắt

29-6-2012

Nông dân trồng cà phê ở Việt Nam đang găm hàng dù lượng cà phê tồn kho là không nhiều, khiến giá bán cho các nhà xuất khẩu cao hơn cả giá cà phê giao sau ở thị trường London. Vì thế, nhiều khách hàng nhập khẩu cà phê đã chuyển sang mua cà phê ở Indonesia, hãng tin Reuters cho biết.

Người chăn nuôi lợn điêu đứng vì “bão” tai xanh

29-6-2012

Dịch heo tai xanh đang bùng phát, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng đến tâm lý tái đầu tư của nông dân. Nhiều người đặt câu hỏi: tại sao ngành nông nghiệp đã đầu tư nhiều tiền của cho công tác phòng chống nhưng dịch vẫn lây lan.

Giá nông sản đồng loạt giảm mạnh

29-6-2012

Suốt từ tháng 3 trở lại đây, đã qua 4 tháng liên tiếp, các mặt hàng nông sản, thực phẩm đồng loạt giảm giá. Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay.

Kiểm nghiệm chất lượng nông sản của VN là tin cậy

27-6-2012

Trước những lo lắng của dư luận về một số sự cố an toàn thực phẩm nông sản xảy ra trong thời gian gần đây, ngày 26/6, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, mọi việc vẫn được kiểm soát tốt và năng lực kiểm nghiệm hóa chất tồn dư trong nông sản của Việt Nam là hoàn toàn đáng tin cậy.

Trái cây miền Tây lại “kêu trời” vì rớt giá

27-6-2012

Mùa hái trái năm nay – tết Đoan Ngọ, thay vì được nếm chút hương vị ngọt lành của nhiều loại trái cây đặc sản thì không ít nhà vườn miền Tây phải ngậm đắng, nuốt cay bởi bao hy vọng gởi gắm cho mảnh vườn, nay chỉ còn là nỗi buồn.

Rau an toàn vẫn chưa thể… an toàn

27-6-2012

Nhiều cửa hàng treo biển bán rau sạch, nhưng thực tế có phải rau được sản xuất ở vùng rau an toàn không thì chưa thể khẳng định được.