THỊ TRƯỜNG

Thương hiệu chè Việt: Vẫn còn là mơ ước?

Ngày đăng: 06 | 08 | 2012

Chất lượng sản phẩm kém, không ổn định, số lượng không ra tấm ra món được coi là 3 "căn bệnh" làm cho thương hiệu chè Việt vẫn chỉ là mơ ước. Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, cần phải thành lập Ủy ban Chè Việt Nam để xây dựng thương hiệu cho ngành.

Chè Việt XK sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng được thương hiệu.
Quá nhiều điểm yếu
Có một thực trạng khiến nhiều người tâm huyết với ngành chè không khỏi xót xa, đó là sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp (DN) và thương nhân nước ngoài. Điển hình nhất là Tập đoàn Unilever đang thực hiện hàng loạt dự án trồng chè tại Phú Thọ, Tuyên Quang, Nghệ An với các chiến lược phát triển và mục tiêu cụ thể. Ngay từ cuối năm 2011, Unilever đã đặt mục tiêu thu mua 10.000 tấn chè, trong đó có 3.000 tấn đạt chứng chỉ Rainforest Alliance, chứng nhận RA cho tất cả lượng thu mua. Mục tiêu tới năm 2015, Unilever mở rộng mạng lưới hộ trồng chè với sản lượng thu gom lên tới 25.000-30.000 tấn/năm và từ năm 2015 trở đi, Việt Nam trở thành nguồn cung cấp chè chủ yếu.
Không chỉ các tập đoàn lớn mà ngay cả các thương nhân của nhiều nước cũng nhìn thấy tiềm năng lớn từ ngành chè Việt Nam và không ngừng đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường thu mua. Minh chứng là trong thời gian qua, hàng loạt các doanh nhân Đài Loan (Trung Quốc), Pakistan, Trung Quốc tích cực mở rộng thu mua chè tại nước ta. Theo thống kê, có tới trên 50% DN chè có thương nhân nước ngoài đến đặt hàng.
Mặc dù đây được coi là tín hiệu tốt cho sự phát triển của ngành chè song chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cảnh báo, dần dần, các DN chè Việt Nam sẽ bị phụ thuộc vào DN ngoại. Họ tuy chưa đông về số lượng nhưng lại có sức mạnh tài chính, điều cơ bản là hoạt động rất bài bản, có tổ chức chặt chẽ. Ngược lại, DN nội tuy đông đảo nhưng lại là một tập hợp rời rạc, không có người chỉ huy, mạnh ai nấy làm.
Mặc dù có truyền thống trồng và chế biến chè lâu đời, có thị trường tiêu thụ lớn, có viện nghiên cứu chè hẳn hoi, đất trồng chè cũng ổn định, chè Việt Nam đã có lúc có uy tín cao trên thị trường thế giới…, song điểm yếu của ngành chính là chưa có bộ giống chè chủ lực, người trồng phân tán, quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện thực hiện quy trình GAP, chưa quan tâm tới chất lượng nguyên liệu. Hơn nữa, chè Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ mà yếu tố đầu tiên phải kể đến là an toàn vệ sinh thực phẩm.
TS. Nguyễn Quốc Vọng (Trường Đại học RMIT) cho biết, năm 2011, Việt Nam có 126.000-133.000ha chè, với 2 triệu lao động, sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể. Nhưng điều đáng nói là giá chè xuất khẩu của nước ta lại thấp nhất thế giới, chỉ đạt 1.164 USD/tấn (năm 2010). Trong khi giá chè tại thị trường châu Âu lên tới 10.134 USD/tấn.
Cần một Ủy ban?
Kế hoạch phát triển ngành chè được Cục Chế biến thương mại nông - lâm sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đưa ra là, tới năm 2015, diện tích chè cả nước phải đạt 130.000ha, sản lượng búp tươi 1,2 tấn/ha, sản lượng xuất khẩu 200.000 tấn, kim ngạch 440 triệu USD… Muốn làm được như vậy, các chuyên gia trong ngành khuyến cáo, Việt Nam cần nhận thức rõ chè không chỉ là ngành có thể mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần giải quyết việc làm, tạo ra sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ở miền núi…
TS. Vọng đề xuất 6 giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam, đó là ngoài việc tiến hành tổ chức lại ngành chè và vai trò của Hiệp hội Chè Việt Nam, cần thành lập Ủy ban Chè Việt Nam để quản lý một cách thống nhất, có hiệu lực đối với ngành sản xuất chè. Ủy ban này sẽ có chức năng xây dựng hệ thống pháp luật, quy trình kỹ thuật và xuất - nhập khẩu, cùng với đó là xây dựng chính sách sở hữu đất đai và phân chia lợi nhuận cho nông dân phù hợp trên chuỗi giá trị sản xuất. Nông dân trồng chè sẽ được thuê đất của Nhà nước với thời hạn 50-100 năm hoặc có quyền sở hữu nương chè. Nông dân muốn trồng chè phải xin phép và phải đủ điều kiện, được Ủy ban Chè cấp giấy phép để được hưởng những quyền lợi như cung cấp cây giống đúng tiêu chuẩn, miễn phí đào tạo kỹ thuật trồng chè… và phải chịu sự giám sát của Ủy ban Chè cấp địa phương.
Khi được hỏi về sáng kiến thành lập Ủy ban Chè Việt Nam, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai đồng ý ngay và cho rằng, thành lập Ủy ban Chè là yêu cầu cấp thiết. Lâu nay, do không có ủy ban riêng nên ngành chè vẫn luẩn quẩn, không phát triển được.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/8/35648.html

NỘI DUNG KHÁC

Đường nội dội chợ vì đường ngoại

6-8-2012

Bị ép mạnh bởi đường ngoại, đường nội đang gặp khó khăn lớn trong việc tiêu thụ. Giá bán vì thế đang có xu hướng giảm mạnh và nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới giá thu mua mía trong niên vụ 2012-2013.

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL vẫn "treo" ao

6-8-2012

Giá cá thấp, giá thức ăn cho cá không ngừng tăng khiến nhiều hộ nuôi cá tiếp tục thua lỗ nặng nhiều năm nên hết vốn tái đầu tư…

XK rau, quả sang Châu Âu - Mỹ: Gian nan quản lý ATTP

2-8-2012

Hàng loạt rào cản về chất lượng, VSATTP được các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ đặt ra đang khiến rau quả của VN liên tục “gặp nạn”. Trong khi đó, tại buổi tọa đàm về VSATTP do Hiệp hội Rau quả VN tổ chức hôm qua 31/7 tại TPHCM, rất nhiều DN XK rau quả bức xúc kêu trời trước hàng loạt bất cập của các cơ quan quản lý, kiểm soát chất lượng nông sản VN hiện nay…

Dự báo mùa càphê kém vui

2-8-2012

Tây Nguyên là vùng trọng điểm của ngành càphê Việt Nam, sản lượng càphê tại đây có ảnh hưởng lớn đến sản lượng càphê cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản lượng càphê của vùng đang có chiều hướng giảm theo từng niên vụ bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết, sâu bệnh, càphê già cỗi…

Để ngành cá tra phát triển bền vững: Cần sớm quy định giá sàn và mua tạm trữ

2-8-2012

Mặc dù cá tra được xác định là một trong những mặt hàng chiến lược của quốc gia nhưng chưa bao giờ, nghề nuôi cá tra lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Giá thức ăn tăng cao, thị trường ế ẩm, doanh nghiệp (DN) thi nhau nợ tiền mua cá khiến bà con liên tục thua lỗ, phải treo ao hết vụ này sang vụ khác…

Giá gạo xuất khẩu xuống thấp: Không để nông dân thua lỗ

10-7-2012

Chính phủ mua tạm trữ 500.000 tấn gạo và lần đầu tiên Bộ Tài chính công bố giá thành sản xuất lúa ngay từ đầu vụ đã cho thấy các cơ quan chức năng đang nỗ lực giữ giá lúa vụ hè thu, không để nông dân thua lỗ trước bối cảnh giá gạo xuất khẩu đang giảm mạnh.

Thái Lan xả kho dự trữ, gạo Việt Nam chịu áp lực giảm giá

29-6-2012

Giá gạo tại thị trường châu Á tuần qua nhìn chung ổn định do hoạt động mua gạo tạm trữ của Chính phủ Thái Lan hỗ trợ giá trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung gia tăng.

Cà phê Việt Nam đang bị “chê” đắt

29-6-2012

Nông dân trồng cà phê ở Việt Nam đang găm hàng dù lượng cà phê tồn kho là không nhiều, khiến giá bán cho các nhà xuất khẩu cao hơn cả giá cà phê giao sau ở thị trường London. Vì thế, nhiều khách hàng nhập khẩu cà phê đã chuyển sang mua cà phê ở Indonesia, hãng tin Reuters cho biết.

Người chăn nuôi lợn điêu đứng vì “bão” tai xanh

29-6-2012

Dịch heo tai xanh đang bùng phát, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng đến tâm lý tái đầu tư của nông dân. Nhiều người đặt câu hỏi: tại sao ngành nông nghiệp đã đầu tư nhiều tiền của cho công tác phòng chống nhưng dịch vẫn lây lan.

Giá nông sản đồng loạt giảm mạnh

29-6-2012

Suốt từ tháng 3 trở lại đây, đã qua 4 tháng liên tiếp, các mặt hàng nông sản, thực phẩm đồng loạt giảm giá. Đây là điều chưa từng có từ trước đến nay.

Kiểm nghiệm chất lượng nông sản của VN là tin cậy

27-6-2012

Trước những lo lắng của dư luận về một số sự cố an toàn thực phẩm nông sản xảy ra trong thời gian gần đây, ngày 26/6, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, mọi việc vẫn được kiểm soát tốt và năng lực kiểm nghiệm hóa chất tồn dư trong nông sản của Việt Nam là hoàn toàn đáng tin cậy.

Trái cây miền Tây lại “kêu trời” vì rớt giá

27-6-2012

Mùa hái trái năm nay – tết Đoan Ngọ, thay vì được nếm chút hương vị ngọt lành của nhiều loại trái cây đặc sản thì không ít nhà vườn miền Tây phải ngậm đắng, nuốt cay bởi bao hy vọng gởi gắm cho mảnh vườn, nay chỉ còn là nỗi buồn.