THỊ TRƯỜNG

Dừa “chết” vì không có công nghệ chế biến

Ngày đăng: 20 | 06 | 2012

Hào hứng báo cáo diện tích dừa tăng nhanh, sản lượng tăng, rồi lại loay hoay tìm cách đối phó khi dừa rớt giá, cách ứng phó tình thế xem ra chưa làm cho người trồng dừa an tâm. Trong khi đó, hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình Dương (APCC) đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng cho ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa.

Nếu có thêm nhiều thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, sẽ giúp giá dừa trái ổn định.
Chủ một doanh nghiệp sống hơn 20 năm với nghề sản xuất các sản phẩm từ dừa phân tích, các nước có diện tích trồng dừa lớn tập trung ở khu vực châu Á rất nhiều. So với Indonesia có đến gần 4 triệu ha dừa, Philippines có hơn 3 triệu ha, Ấn Độ gần 2 triệu ha, Sri Lanka khoảng 400.000 ha, diện tích trồng dừa của Việt Nam chỉ mới đạt gần 150.000 ha thì chưa phải là nhiều.
Không phải do... khủng hoảng kinh tế
Nguồn lợi từ cây dừa ngày càng hấp dẫn nên nước nào cũng tăng diện tích trồng dừa lên. Năm nay nước nào cũng trúng mùa dừa, mà thời gian trúng mùa lại kéo dài nên sản lượng dừa trái càng nhiều, nhưng ngoài tiêu thụ nội địa, các nước đều xuất khẩu dừa trái chủ yếu sang Trung Quốc.
Dừa Việt Nam luôn được các thương nhân Trung Quốc ưu tiên mua trước, vì họ đánh giá chất lượng dừa Việt Nam ngon hơn các nước khác. Mặt khác, tính trên cùng diện tích, sản lượng dừa Việt Nam cao khi vào vụ thu hoạch, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nên dễ thu mua nhanh hơn so với các nước. Đưa tàu vào thu mua lúc đầu vụ, mới một, hai ngày đã thấy ghe chở dừa ra bán ầm ầm, thương nhân Trung Quốc đánh giá được ngay dừa ở ĐBSCL đang trúng mùa to. Đương nhiên, họ kềm giá lại từ từ, vẫn không thấy mức độ nhà vườn mang dừa đi bán giảm thì giá xuống đến mức “bán như cho”. Giá dừa trái giảm, kéo theo giá chỉ xơ dừa, cơm dừa, than gáo dừa cũng giảm theo vì nguồn thu mua chủ yếu cũng từ thương nhân Trung Quốc.
Theo nhận xét của doanh nghiệp, đó mới là nguyên nhân chính của tình hình giá dừa giảm. Chứ nói ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới tác động bất lợi đến tình hình cung cầu các sản phẩm được sản xuất từ dừa, như đánh giá của tỉnh Bến Tre trong chỉ thị về việc ổn định giá dừa trái nguyên liệu là chưa đúng.
Năng suất vượt trội
APCC đã từng đánh giá tuy diện tích trồng dừa của Việt Nam hiện chỉ gần 150.000ha nhưng tiềm năng thu được tương đương với 1 triệu ha. Bến Tre còn đặc biệt hơn. Theo số liệu năm 2010, giá trị xuất khẩu dừa của Indonesia khoảng 940 triệu USD, trong khi riêng Bến Tre đạt 75 triệu USD với diện tích dừa chỉ bằng 1% so với diện tích trồng dừa của Indonesia. APCC cũng đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược rõ ràng trong việc phát triển mạnh ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa Việt Nam.
Thế mà đến nay, ngay ở một tỉnh có truyền thống trồng dừa như Bến Tre mà việc quy hoạch mới khởi động ở khâu phát triển diện tích dừa, chưa có bộ phận chuyên sâu theo dõi diễn biến năng suất, giá cả dừa và các sản phẩm từ dừa của các nước để có thông tin kịp thời cho doanh nghiệp và nông dân. Đến khi giá dừa giảm thê thảm thì tỉnh Bến Tre mới có chỉ thị về việc ổn định giá dừa trái nguyên liệu, và sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre mới vận động nông dân không vội vàng đốn dừa vì sự khủng hoảng có chu kỳ, sẽ có lúc giá dừa được cải thiện trở lại.
Sao không đầu tư?
Một điều bất hợp lý là các cơ quan chức năng địa phương khi muốn giải quyết tình hình “dầu sôi lửa bỏng” thì vận động doanh nghiệp, cơ sở chế biến dừa ổn định giá mua dừa trái nguyên liệu ở mức hợp lý nhằm đảm bảo cho người trồng dừa có lãi, mà không chỉ ra được cho doanh nghiệp có thể tiêu thụ được thêm sản phẩm nào từ dừa, ở những thị trường nào.
Ấn Độ có uỷ ban Phát triển dừa đang dự định xây 5.000 quán giải khát dừa trên khắp cả nước. Các cửa hàng sẽ có màu sắc đẹp mắt và có thương hiệu với nhiều thông điệp về sức khoẻ của các loại nước giải khát được chế biến từ dừa. Ấn Độ còn có uỷ ban Chỉ xơ dừa quốc gia đang xúc tiến trên 30 cửa hàng trưng bày các sản phẩm làm từ chỉ xơ dừa để người dân địa phương biết mà mua dùng, mặt khác đưa du khách đến với các làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa. Theo uỷ ban này, đó là cách tạo thêm cơ hội thị trường để giảm sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc, bởi vì nước này nhập khẩu chỉ xơ dừa của Ấn Độ và bán lại các sản phẩm chỉ xơ dừa này trên thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Văn Nhu, giám đốc công ty TNHH Sáu Nhu (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) cho biết xuất khẩu chỉ xơ dừa, than gáo dừa có năm giá tuột xuống vài chục USD một tấn, có năm lại tăng. Để không bị ép giá, doanh nghiệp sản xuất cần có vốn dự trữ hàng và kho đảm bảo an toàn cháy nổ. Thế nhưng, vay vốn thì lãi suất cao, dự trữ chưa chắc có lợi; hoặc có vốn nhưng chưa xây dựng được kho an toàn cũng không dám trữ.
Chỉ xơ dừa của Bến Tre những năm qua có thị trường Hàn Quốc tăng mạnh nên doanh nghiệp bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Còn than gáo dừa không muốn bán cho Trung Quốc cũng không được vì họ mua của Bến Tre 650 – 700 tấn mỗi tháng, trong khi cả một vùng ĐBSCL chỉ có một doanh nghiệp ở Trà Vinh và một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Bến Tre mua chưa bằng 10% sản lượng của họ.
Theo ông Nhu, thị trường cơm dừa sấy, dầu dừa, thảm xơ dừa, bột sữa dừa… còn rất lớn. Doanh nghiệp muốn thâm nhập nhưng vốn cho sản xuất còn chưa đủ, nên xúc tiến xuất khẩu phải có hỗ trợ từ Nhà nước.
Theo Sài Gòn tiếp thị
 

 

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hạt tiêu

20-6-2012

Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Tính đến hết tháng 5/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 15 nghìn tấn hạt tiêu với tổng kim ngạch đạt trên 102 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng lên mức 62 nghìn tấn với kim ngạch 424 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và 47,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phát triển bền vững ngành thủy sản: Nguồn vốn và vùng nuôi cần xem trọng

18-6-2012

Xuất khẩu (XK) thủy sản 5 tháng đầu năm 2012 của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng xét về mặt giá trị là khả quan, nhưng thực trạng của ngành sản xuất và XK thủy sản Việt Nam đang có nhiều bất cập khiến cho lợi nhuận sụt giảm.

Người nuôi heo rục rịch “treo chuồng”

6-6-2012

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.

Xuất khẩu điều nhân tăng mạnh

6-6-2012

Theo Trung tâm thông tin Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, mặt hàng điều nhân vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thể giới về xuất khẩu.

Ngành phân bón Việt Nam hướng đến xuất khẩu

4-6-2012

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ một nước luôn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn phân đạm urê nhập khẩu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã có thể tự chủ hoàn toàn được loại phân bón quan trọng này.

Xuất khẩu hạt điều: Cần nâng cao giá trị gia tăng

4-6-2012

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa tổ chức hội nghị khách hàng quốc tế ngành điều Việt Nam lần thứ 7 tại TP Nhà Trang. Hơn 150 đại biểu là khách hàng, hiệp hội, liên hiệp hội ngành điều từ nhiều nước đến tham dự như Mỹ, EU, Trung Quốc, Australia, các nước vùng Trung Đông, châu Phi…

Điều hành tiêu thụ đường: Rối như tơ vò

4-6-2012

Bộ Công Thương vừa chính thức có ý kiến gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị bác đề xuất của Bộ NNPTNT về việc thực hiện thu mua tạm trữ 200.000 tấn đường..

Cà phê có thể mang về 2,85 tỷ USD

4-6-2012

Theo dự báo, xuất khẩu cà phê năm 2012 sẽ đạt khoảng 1,29 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,85 tỷ USD, tăng 3% về lượng và 3,6% về giá trị so với năm 2011 do kỳ vọng xuất khẩu sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới.

Nỗ lực gỡ khó cho xuất khẩu cá tra

31-5-2012

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khu vực Nam Bộ có khoảng 120 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, nhưng lại có hơn 450 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Lúa gạo "lật kèo" bất ngờ giảm giá

15-5-2012

Trong khi các nhà máy xay xát, doanh nghiệp lau bóng gạo đang bước vào giai đoạn hoạt động cầm chừng do nguồn cung khan hiếm thì bất ngờ giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL lại quay đầu giảm tiếp sau khi tăng mạnh cách đó ít hôm.

Định vị thương hiệu gạo Việt

14-5-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012, trong đó sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao được ưu tiên hàng đầu. Tương lai, lúa gạo sẽ trở thành mặt hàng đặc biệt được sản xuất theo đơn đặt hàng. Nhưng trước mắt, cần nhìn lại những điểm yếu của sản xuất lúa gạo hiện nay, nhất là ở vựa lúa ĐBSCL.

Cá tra - thức ăn cùng... chết ngộp

9-5-2012

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.