THỊ TRƯỜNG

Ngành phân bón Việt Nam hướng đến xuất khẩu

Ngày đăng: 04 | 06 | 2012

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ một nước luôn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn phân đạm urê nhập khẩu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã có thể tự chủ hoàn toàn được loại phân bón quan trọng này.

Đặc biệt, khi các dự án mới về sản xuất phân đạm urê đi vào hoạt động trong quý 4-2012 và nguồn cung phân bón tổng hợp NPK các loại cũng đã vượt nhu cầu trong nước thì sẽ hướng tới xuất khẩu.
Hiện nay, Nhà máy đạm Cà Mau của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam công suất 800.000 tấn/năm và Nhà máy phân bón Ninh Bình của Tập đoàn Công nghiệp hóa chất công suất 560.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động, nâng tổng công suất đạm urê lên 2,36 triệu tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 2011 (nhu cầu urê năm 2012 của cả nước chỉ khoảng 1,8 triệu tấn).
Theo dự kiến, sản lượng urê trong nước sẽ vượt qua mức 3 triệu tấn vào năm 2015. Với nguồn cung dư thừa, các doanh nghiệp sản xuất phân bón phải tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhằm tạo đầu ra sản phẩm. 
Ông Bùi Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phân bón-hóa chất dầu khí - PVFCCo cho rằng thị trường phân bón đã chính thức cung vượt cầu, buộc phải tính tới chuyện xuất khẩu. Hiện PVFCCo đã có văn phòng đại diện tại Campuchia, ký hợp đồng ghi nhớ với các đối tác Nhật Bản, Thụy Sĩ nhằm tìm đầu ra.
Ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền cho biết, trong 4 tháng đầu năm, lượng phân bón xuất khẩu của Bình Điền sang Campuchia lên tới 50.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Nếu năm 2011 Bình Điền xuất qua Campuchia hơn 60.000 tấn thì năm 2012 này chắc chắn sẽ cán đích 100.000 tấn sản phẩm các loại, chủ yếu là đạm hạt vàng 46A+, Super DAP và Đầu Trâu Agrotain 20-20-15 TE… Doanh số dự kiến vượt 70 triệu USD.
hống kê từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu 425.305 tấn phân bón, trị giá hơn 188 triệu USD, tăng hơn 22% về lượng, 73,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất phân bón hiện nay là Campuchia.
GS-TS Mai Văn Quyền, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, cho biết: Với hơn 4 triệu ha đất sản xuất, địa hình bằng phẳng, rất thuận tiện cho sản xuất lúa hàng hóa, nếu như trước đây người dân Campuchia chủ yếu chỉ làm một vụ lúa mùa thì nay đã có hơn 400.000ha sản xuất thâm canh 2, 3 vụ/năm, Campuchia đang là thị trường rất lớn cho ngành sản xuất kinh doanh phân bón Việt Nam. 
Theo Sài Gòn giải phóng     

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/6/290494/

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu hạt điều: Cần nâng cao giá trị gia tăng

4-6-2012

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa tổ chức hội nghị khách hàng quốc tế ngành điều Việt Nam lần thứ 7 tại TP Nhà Trang. Hơn 150 đại biểu là khách hàng, hiệp hội, liên hiệp hội ngành điều từ nhiều nước đến tham dự như Mỹ, EU, Trung Quốc, Australia, các nước vùng Trung Đông, châu Phi…

Điều hành tiêu thụ đường: Rối như tơ vò

4-6-2012

Bộ Công Thương vừa chính thức có ý kiến gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị bác đề xuất của Bộ NNPTNT về việc thực hiện thu mua tạm trữ 200.000 tấn đường..

Cà phê có thể mang về 2,85 tỷ USD

4-6-2012

Theo dự báo, xuất khẩu cà phê năm 2012 sẽ đạt khoảng 1,29 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,85 tỷ USD, tăng 3% về lượng và 3,6% về giá trị so với năm 2011 do kỳ vọng xuất khẩu sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới.

Nỗ lực gỡ khó cho xuất khẩu cá tra

31-5-2012

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khu vực Nam Bộ có khoảng 120 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, nhưng lại có hơn 450 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Lúa gạo "lật kèo" bất ngờ giảm giá

15-5-2012

Trong khi các nhà máy xay xát, doanh nghiệp lau bóng gạo đang bước vào giai đoạn hoạt động cầm chừng do nguồn cung khan hiếm thì bất ngờ giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL lại quay đầu giảm tiếp sau khi tăng mạnh cách đó ít hôm.

Định vị thương hiệu gạo Việt

14-5-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012, trong đó sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao được ưu tiên hàng đầu. Tương lai, lúa gạo sẽ trở thành mặt hàng đặc biệt được sản xuất theo đơn đặt hàng. Nhưng trước mắt, cần nhìn lại những điểm yếu của sản xuất lúa gạo hiện nay, nhất là ở vựa lúa ĐBSCL.

Cá tra - thức ăn cùng... chết ngộp

9-5-2012

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Giá thực phẩm giảm vì nắng nóng, dịch bệnh

9-5-2012

Tại cuộc họp giao ban về tình hình các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do Bộ NN-PTNT tổ chức chiều 8-5 tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi cho biết hiện nay giá nhiều loại thực phẩm và nông sản đang giảm do xảy ra nắng nóng và dịch bệnh.

Sản lượng cà phê xuất khẩu có thể đạt 1,25 triệu tấn

9-5-2012

Bộ NNPTNT vừa đưa ra dự báo, trong năm 2012, khối lượng cà phê xuất khẩu cả nước có thể đạt mức 1,25 triệu tấn, tăng hơn 100.000 tấn so với con số dự báo của tháng trước.

Xuất khẩu cao su năm 2012 có thể đạt hơn 2,6 tỷ USD

8-5-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo khối lượng cao su xuất khẩu của năm 2012 có thể đạt con số hơn 930 ngàn tấn, tăng khoảng 50 ngàn tấn so với con số dự báo trước đó. Giá trị cao su xuất khẩu dự báo có thể đạt mức hơn 2,6 tỷ USD.

Tăng cường kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, bảo vệ người tiêu dùng

4-5-2012

Dư luận đang rất xôn xao trước thông tin về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đẩy mạnh việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần ổn định và phát triển chăn nuôi trên địa bàn cả nước đã và đang được các ngành chức năng tích cực vào cuộc.

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL: Do ô nhiễm?

4-5-2012

Thời gian này, người dân những vùng nuôi tôm trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long như ngồi trên đống lửa vì tôm chết hàng loạt. Bước đầu, ngành chức năng nhận định, tôm chết do bệnh hoại tử gan tụy, đốm trắng, đầu vàng nhưng nguyên nhân sâu xa khiến vụ nào tôm cũng chết trong vài năm gần đây là ô nhiễm môi trường thì chưa được khắc phục triệt để.