THỊ TRƯỜNG

Phát triển bền vững ngành thủy sản: Nguồn vốn và vùng nuôi cần xem trọng

Ngày đăng: 18 | 06 | 2012

Xuất khẩu (XK) thủy sản 5 tháng đầu năm 2012 của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng xét về mặt giá trị là khả quan, nhưng thực trạng của ngành sản xuất và XK thủy sản Việt Nam đang có nhiều bất cập khiến cho lợi nhuận sụt giảm.

Ý kiến trên được ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu ra tại Hội nghị giao ban giữa các DN ngành thủy sản vừa diễn ra tại TP.HCM.
Phát triển vùng nuôi bị bỏ lửng
Ông Hòe cho biết, từ đầu năm tới nay, mặc dù số liệu thống kê của Tổng Cục thủy sản cho thấy sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của cả nước tăng so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, ngành chế biến và XK thuỷ sản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu, thậm chí tỷ lệ các DN phải tiết giảm công xuất hoặc ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu còn gia tăng hơn so với các năm trước và chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Thêm vào đó việc thiếu vốn quay vòng, tái sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của hầu hết các DN. Theo ông Hòe, khảo sát gấn đây của VASEP, có đến hơn 90% số DN mong muốn được tăng hạn mức vay vốn (từ 10 tỷ đến 1.400 tỷ đồng) nhằm bổ sung vốn lưu động cho chế biến, cho nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi. Đáng lo ngại hơn là trong số hơn 800 DN tham gia XK thủy sản cả nước đã có khoảng 40% DN ngưng hoạt động, chuyển hướng kinh doanh. Kết quả trên cho thấy đã có sự phân hóa mạnh trong quy mô và năng lực quản trị của các DN thủy sản.
Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Thuỷ sản & Thương mại Thuận Phước, một phần nguyên nhân của tình trạng thiếu vốn và nguyên liệu diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua là do tính bền vững của từng ngành hàng trong hoạt động sản xuất nguyên liệu và chế biến XK thủy sản hiện nay chưa cao, đặc biệt là liên kết chuỗi, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Lĩnh cho rằng hiện nay Nhà nước “trải chiếu hoa” mời nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh ngành thủy sản. Tuy nhiên, việc đầu tư cho người dân xây dựng vùng nuôi thì còn nhiều hạn chế. Hầu hết người nuôi cá tra, nuôi tôm ít tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng nên bắt buộc phải “đánh bài liều” mỗi mùa vụ. Những người nuôi lớn thì có thể còn liên kết, hợp đồng với một số DN trong nước. Còn hộ nuôi nhỏ thì gần như phải tự bơi từ đầu đến cuối. Trong khi đó, bản thân các DN không thể vừa chế biến, sản xuất, XK đồng thời quy hoạch tốt vùng nuôi cho nông dân. Từ thực tế này dẫn đến vòng luẩn quẩn thiếu nguyên liệu triền miên. Chất lượng nuôi trồng thủy sản không đạt, giá thành nguyên liệu cao và không ổn định.
Nên sử dụng vốn tập trung
Theo bà Nguyễn Thị Ánh, GĐ Công ty thủy sản Sông Tiền (Sotico), một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành thủy sản thời gian qua lâm vào tình trạng khó khăn, phải ngưng hoạt động là do chủ chương đầu tư quá dàn trải. Bà Ánh cho rằng, từ trước đến nay các DN ngành thủy sản vẫn được ưu tiên tiếp cận vốn. Tuy nhiên, lợi dụng điều này một số DN vay vốn chuyển đổi sang kinh doanh thêm các ngành khác như bất động sản, xây dựng,...
Theo một số chuyên gia, XK thủy sản Việt Nam có thể tăng trong quý II và quý III nhưng khó vượt quá 10% so với cùng kỳ. Nếu tích cực triển khai các giải pháp như giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì và ổn định khách hàng, đảm bảo đời sống của người lao động thì nhiều khả năng trong năm 2013 ngành này có khả năng phục hồi mạnh.
Theo bà Ánh, đối với một DN chế biến và XK thủy sản, nếu yếu kém về năng lực tài chính, khả năng quản trị không tốt sẽ dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc hoàn toàn vào tiền của ngân hàng. Đó cũng là lý do nhiều DN thủy sản khó tiếp cận vốn, đình trệ sản xuất trong khi nhu cầu của thị trường không giảm. “Chính những DN này không ngần ngại phá giá thị trường, bán sản phẩm với giá thấp và làm mất dần sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam. Nếu chúng ta quy hoạch tốt ngành thủy sản, loại bỏ dần những DN yếu, làm ăn không hiệu quả thì trong thời gian tới ngành thủy sản sẽ phát triển mạnh mẽ hơn” - bà Ánh khẳng định.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/6/34751.html

NỘI DUNG KHÁC

Người nuôi heo rục rịch “treo chuồng”

6-6-2012

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.

Xuất khẩu điều nhân tăng mạnh

6-6-2012

Theo Trung tâm thông tin Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, mặt hàng điều nhân vẫn tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thể giới về xuất khẩu.

Ngành phân bón Việt Nam hướng đến xuất khẩu

4-6-2012

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, từ một nước luôn phải phụ thuộc phần lớn vào nguồn phân đạm urê nhập khẩu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã có thể tự chủ hoàn toàn được loại phân bón quan trọng này.

Xuất khẩu hạt điều: Cần nâng cao giá trị gia tăng

4-6-2012

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa tổ chức hội nghị khách hàng quốc tế ngành điều Việt Nam lần thứ 7 tại TP Nhà Trang. Hơn 150 đại biểu là khách hàng, hiệp hội, liên hiệp hội ngành điều từ nhiều nước đến tham dự như Mỹ, EU, Trung Quốc, Australia, các nước vùng Trung Đông, châu Phi…

Điều hành tiêu thụ đường: Rối như tơ vò

4-6-2012

Bộ Công Thương vừa chính thức có ý kiến gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị bác đề xuất của Bộ NNPTNT về việc thực hiện thu mua tạm trữ 200.000 tấn đường..

Cà phê có thể mang về 2,85 tỷ USD

4-6-2012

Theo dự báo, xuất khẩu cà phê năm 2012 sẽ đạt khoảng 1,29 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,85 tỷ USD, tăng 3% về lượng và 3,6% về giá trị so với năm 2011 do kỳ vọng xuất khẩu sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới.

Nỗ lực gỡ khó cho xuất khẩu cá tra

31-5-2012

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khu vực Nam Bộ có khoảng 120 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, nhưng lại có hơn 450 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Lúa gạo "lật kèo" bất ngờ giảm giá

15-5-2012

Trong khi các nhà máy xay xát, doanh nghiệp lau bóng gạo đang bước vào giai đoạn hoạt động cầm chừng do nguồn cung khan hiếm thì bất ngờ giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL lại quay đầu giảm tiếp sau khi tăng mạnh cách đó ít hôm.

Định vị thương hiệu gạo Việt

14-5-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012, trong đó sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao được ưu tiên hàng đầu. Tương lai, lúa gạo sẽ trở thành mặt hàng đặc biệt được sản xuất theo đơn đặt hàng. Nhưng trước mắt, cần nhìn lại những điểm yếu của sản xuất lúa gạo hiện nay, nhất là ở vựa lúa ĐBSCL.

Cá tra - thức ăn cùng... chết ngộp

9-5-2012

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Giá thực phẩm giảm vì nắng nóng, dịch bệnh

9-5-2012

Tại cuộc họp giao ban về tình hình các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do Bộ NN-PTNT tổ chức chiều 8-5 tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi cho biết hiện nay giá nhiều loại thực phẩm và nông sản đang giảm do xảy ra nắng nóng và dịch bệnh.

Sản lượng cà phê xuất khẩu có thể đạt 1,25 triệu tấn

9-5-2012

Bộ NNPTNT vừa đưa ra dự báo, trong năm 2012, khối lượng cà phê xuất khẩu cả nước có thể đạt mức 1,25 triệu tấn, tăng hơn 100.000 tấn so với con số dự báo của tháng trước.