TIN TỨC-SỰ KIỆN

"Xây nông thôn mới không phải là để tham quan"

Ngày đăng: 09 | 02 | 2012

Chiều 3/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để bàn kế hoạch triển khai trong năm 2012.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn cần làm kiên trì thường xuyên liên tục. Các địa phương cần tranh thủ cơ hội cho phong trào phát triển mạnh hơn nữa và có hiệu quả nhất định. Trước mắt không nên điều chỉnh chỉ tiêu có 20% số xã đạt chuẩn vào năm 2015 vì phong trào hiện đang lên cao, dù biết rằng thực hiện được chỉ tiêu này là khó.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đây là chương trình dài hạn, mục tiêu xây dựng là bền vững chứ không phải chỉ là thí điểm để tham quan. Do vậy các tiêu chí thực hiện cũng cần bình tĩnh để xem xét, phải có thời gian mới đạt được chứ dăm ba tháng đã đạt thì sẽ rất thấp.
Một số hạn chế trong xây dựng nông thôn mới cũng được Phó Thủ tướng chỉ ra, đó là công tác quy hoạch còn nhiều vướng mắc, nhận thức đi đôi với tuyên truyền và đào tạo đội ngũ cán bộ để đáp ứng lâu dài cho xây dựng nông thôn mới còn bất cập. Điều nhiều người kỳ vọng là hạ tầng cơ sở chưa thực sự có bước đột phá. Huy động nguồn vốn còn nhiều khó khăn và bố trí chưa tập trung.
Về nội dung triển khai thực hiện trong năm 2012, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc đầu tiên là tuyên truyền về chủ trương quan điểm, bất cập cái gì tuyên truyền cái đó; tuyên truyền về cách làm, về chính sách và quan trọng nhất là làm sao để người dân thấy rằng xây dựng nông thôn mới chính là việc của họ thì mới hiệu quả. Tiếp đến, đào tạo đội ngũ cán bộ cũng rất quan trọng, tập huấn từ huyện đến xã để người dân hiểu rõ về chương trình. Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cần rà soát và hướng dẫn rõ việc làm quy hoạch tại địa phương, đặc biệt coi trọng quy hoạch sản xuất, đây là gốc của vấn đề vì phải tạo được sự thay đổi trong đời sống của người dân nông thôn.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đề nghị, các bộ, ngành xem xét lại các cơ chế chính sách để có thể điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Về cách làm, trước mắt các tỉnh, huyện, xã và người dân cùng làm, còn Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn. Đẩy mạnh việc tập huấn, nhân rộng mô hình về sản xuất kinh doanh, các mô hình triển khai xây dựng nông thôn mới hiệu quả, phong trào quần chúng trong xây dựng nông thôn mới… Các tỉnh chịu trách nhiệm phân bổ, bố trí hợp lí nguồn lực đầu tư trên từng địa bàn, có thể giao cho tỉnh lựa chọn những xã có điều kiện tốt hơn để tăng thêm nguồn vốn đầu tư.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2012 là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai 20% số xã của cả nước phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015, trong đó 11 xã điểm đạt chuẩn vào năm 2013; 100% cán bộ nông thôn mới ở xã trong diện làm điểm và 50% cán bộ ở cấp xã còn lại được bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới; có trên 90% số xã có quy hoạch chung (trong đó 30% quy hoạch chi tiết) được phê duyệt và trên 90% số xã có đề án nông thôn mới được phê duyệt. Tạo chuyển biến một bước trong phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập…
Các giải pháp trọng tâm được Ban chỉ đạo đề ra tập trung vào chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức tập thể và đẩy mạnh liên kết sản xuất, thí điểm các mô hình cung ứng vật tư. Đặc biệt kết hợp giữa ưu tiên chỉ đạo điểm và triển khai trên diện rộng.
Theo đó, ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất cho 20% số xã đã đăng ký và có khả năng phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2015; tập trung phát triển các công trình ở thôn, bản trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân và căn cứ vào lợi thế nhu cầu thiết thực của cộng đồng từng nơi như công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch.
Đến hết năm 2011, đã có 54,5% số xã được phê duyệt quy hoạch chung, trong đó 8,2% số xã hoàn thành quy hoạch chi tiết. Một số tỉnh như Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Nam Định… đã cơ bản xong việc quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, đang triển khai một số quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho triển khai các bước tiếp theo.
Đến nay 63 tỉnh, thành hoàn thành đánh giá sơ bộ thực trạng nông thôn mới theo 19 tiêu chí: 1,2% số xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 3,3% đạt từ 11-14 tiêu chí; 13% số xã đạt từ 7-10 tiêu chí; 82,5% số xã đạt dưới 7 tiêu chí. Các địa phương đã giải ngân hơn 3.310 tỷ đồng vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; dành gần 112 tỷ đồng cho xây dựng phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa tăng thu nhập cho người dân…./.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp &PTNT

Nguồn: http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=20683

NỘI DUNG KHÁC

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ý tưởng tốt, thực thi khó?

9-2-2012

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Thủ tướng Chính phủ phương án thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Quỹ sẽ tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước, tạo lập nguồn vốn để hỗ trợ các DNNVV phát triển.

TS Đặng Kim Sơn: Chúng ta đều mắc nợ nông dân

9-2-2012

TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% người ưa” ông, bởi đơn giản ông đã thật sự trăn trở với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao: Nền chăn nuôi xuất phát rất thấp

8-2-2012

Luôn tự tếu táo nhận Cục Chăn nuôi là Cục còn nhỏ bên cạnh Cục to tướng là Cục Trồng trọt, ông Hoàng Kim Giao đã cởi mở trao đổi với NNVN về thực trạng của lĩnh vực giống vật nuôi ở Việt Nam…

Ngành cá tra Việt Nam 2012: Thách thức lớn nhất vẫn là vốn nuôi

8-2-2012

Cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều thiếu vốn. Thời hạn cho vay quá ngắn chỉ 6-9 tháng, trong khi thời gian nuôi cá phải mất 8-10 tháng mới thu hoạch.

Nên bỏ thời hạn giao đất nông nghiệp

8-2-2012

Không quy định hạn điền nhưng phải có quy định rõ: Sử dụng đất ở mức nào trở lên thì phải chịu thuế, mức nào thì phải chịu sự kiểm toán, mua bảo hiểm.

Năm 2012: Tập trung đào tạo nghề cho 600.000 lao động nông thôn

8-2-2012

Sau hai năm thực hiện, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020” đã gặt hái được những thành công bước đầu và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng LĐNT. Trong năm 2012, chương trình đặt mục tiêu tiếp tục hỗ trợ dạy nghề cho 600.000 lao động.

Tích cực gieo cấy và chăm sóc lúa Xuân kịp theo cơ cấu và thời vụ

8-2-2012

Để góp phần thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân 2011- 2012 đạt kết quả cao, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa khuyến cáo các địa phương khẩn trương kiểm tra diện tích lúa đã gieo cấy đồng thời gieo cấy bổ sung bằng các giống lúa ngắn ngày để kịp theo cơ cấu và thời vụ.

Sản xuất lúa theo GAP: Thành tựu và những vấn đề tồn tại

8-2-2012

Trong lúc mà sản phẩm lúa gạo không sản xuất theo GAP vẫn được bán chạy với chi phí thấp thì sản xuất theo GAP điều tiên quyết là phải có đầu ra cho sản phẩm.

Đưa cánh đồng mẫu lớn ra miền Bắc: Dễ hay khó?

6-2-2012

Được phát động từ tháng 3/2011 tại TP.Cần Thơ, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã nhanh chóng trở thành phong trào rầm rộ khắp miền Nam. Năm nay, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) dự kiến đưa mô hình này triển khai thí điểm tại 4 tỉnh miền Bắc với tổng diện tích 1.500ha.

Đầu tư vào nông thôn, cần có chính sách đặc biệt

6-2-2012

Sau hơn 25 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân cơ bản đã sang trang mới, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn rất nhiều. Song thực tế đang diễn ra trong sản xuất nông nghiệp vẫn khiến nông dân chịu nhiều thiệt thòi... Nhân dịp năm mới, chúng tôi tiếp tục bàn về câu chuyện đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard). Ông Sơn nhấn mạnh:

Lúa gạo Việt Nam và những con số

2-2-2012

Gạo là lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lương thực quan trọng nhất cho hơn nửa loài người, nhất là ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

“Con tàu”nông thôn mới đã vào đường ray!

2-2-2012

Theo ông Nguyễn Đăng Khoa - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, chúng ta đã hoàn thành công tác chuẩn bị để “đưa được con tàu NTM vào đường ray” và những năm tới đây, chúng ta sẽ còn phải nỗ lực rất lớn để thúc đẩy “đoàn tàu” về đích sớm.