TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ý tưởng tốt, thực thi khó?

Ngày đăng: 09 | 02 | 2012

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Thủ tướng Chính phủ phương án thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Quỹ sẽ tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước, tạo lập nguồn vốn để hỗ trợ các DNNVV phát triển.

Việc tiếp cận Quỹ hỗ trợ DNNVV vẫn khiến nhiều người băn khoăn.
Việc hỗ trợ tài chính sẽ nhằm vào các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi của DNNVV thuộc một số lĩnh vực ưu tiên, được Nhà nước khuyến khích đầu tư. Đây là các dự án sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng Quỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh.
Dự kiến, Quỹ sẽ hỗ trợ tài chính cho DN theo 2 phương thức: tài trợ và cho vay ưu đãi. Theo đó, Quỹ sẽ tài trợ không hoàn lại một phần kinh phí cho DN là đối tượng được trợ giúp của chương trình, kế hoạch, dự án ưu tiên thuộc Danh mục ưu tiên tài trợ của Quỹ nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đặc biệt là tại các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hay phát triển ngành nghề, sản phẩm trọng điểm như công nghiệp hỗ trợ,... Tuy nhiên, phần vốn dành cho tài trợ chỉ chiếm 20% vốn điều lệ của Quỹ, còn lại là cho vay ưu đãi.
Quỹ cũng có thể cho vay ưu đãi có thời hạn các DNNVV có nhu cầu vay vốn thuộc đối tượng ưu tiên, có phương án kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư nếu DN bảo đảm được 30% nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư. Mức vốn vay đối với mỗi dự án không quá 70% tổng mức đầu tư của từng dự án, phương án (không bao gồm vốn lưu động), nhưng không quá 30 tỷ đồng, trừ một số trường hợp có hiệu quả đặc biệt. Thời gian vay được xác định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án nhưng tối đa là 7 năm. Lãi suất cho vay cũng được xác định tùy dự án nhưng tối đa không quá 80% mức lãi suất cho vay thương mại.
Việc cho vay ưu đãi của Quỹ có thể được thực hiện theo 3 phương thức: Quỹ trực tiếp cho DN vay, Quỹ ủy thác cho các ngân hàng thương mại để cho DN vay hoặc Quỹ cho các ngân hàng thương mại vay để cho DN vay lại. Trong 3 phương án này thì phương thức ủy thác cho ngân hàng thương mại rồi cho DN vay là có nhiều ưu điểm hơn cả.
Cụ thể, Quỹ sẽ lựa chọn một số ngân hàng thương mại có đủ năng lực và phù hợp để ủy thác cho DN vay. Việc này có thể tiến hành nhanh gọn, không mất nhiều thời gian tổ chức bộ máy và nhân sự để cho vay trực tiếp hoặc qua ngân hàng làm trung gian cho vay qua 2 bước mà vẫn bảo đảm đúng các tiêu chí.
Tuy nhiên, một số DN cho rằng, việc tiếp cận Quỹ này chưa chắc đã dễ dàng, bởi cơ chế chính sách cho Quỹ hình thành và phát triển chưa rõ ràng, ổn định. Trong hệ thống tài chính, Quỹ có vị trí pháp lý như thế nào, hoạt động theo cơ chế nào, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Bộ Tài chính hoặc là một tổ chức tài chính độc lập? Các dự kiến chính sách cho sự vận hành của Quỹ còn chung chung nên DN không biết sẽ được hỗ trợ đến mức độ nào.
Với chính sách tương tự đã từng tồn tại, cơ chế này không bảo đảm minh bạch, thuận lợi cho DN. Muốn được tiếp cận tín dụng, DN phải trải qua hành trình xin - cho tại các cơ quan quản lý, rất phiền hà, nhiêu khê.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

TS Đặng Kim Sơn: Chúng ta đều mắc nợ nông dân

9-2-2012

TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% người ưa” ông, bởi đơn giản ông đã thật sự trăn trở với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao: Nền chăn nuôi xuất phát rất thấp

8-2-2012

Luôn tự tếu táo nhận Cục Chăn nuôi là Cục còn nhỏ bên cạnh Cục to tướng là Cục Trồng trọt, ông Hoàng Kim Giao đã cởi mở trao đổi với NNVN về thực trạng của lĩnh vực giống vật nuôi ở Việt Nam…

Ngành cá tra Việt Nam 2012: Thách thức lớn nhất vẫn là vốn nuôi

8-2-2012

Cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều thiếu vốn. Thời hạn cho vay quá ngắn chỉ 6-9 tháng, trong khi thời gian nuôi cá phải mất 8-10 tháng mới thu hoạch.

Nên bỏ thời hạn giao đất nông nghiệp

8-2-2012

Không quy định hạn điền nhưng phải có quy định rõ: Sử dụng đất ở mức nào trở lên thì phải chịu thuế, mức nào thì phải chịu sự kiểm toán, mua bảo hiểm.

Năm 2012: Tập trung đào tạo nghề cho 600.000 lao động nông thôn

8-2-2012

Sau hai năm thực hiện, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020” đã gặt hái được những thành công bước đầu và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng LĐNT. Trong năm 2012, chương trình đặt mục tiêu tiếp tục hỗ trợ dạy nghề cho 600.000 lao động.

Tích cực gieo cấy và chăm sóc lúa Xuân kịp theo cơ cấu và thời vụ

8-2-2012

Để góp phần thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân 2011- 2012 đạt kết quả cao, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa khuyến cáo các địa phương khẩn trương kiểm tra diện tích lúa đã gieo cấy đồng thời gieo cấy bổ sung bằng các giống lúa ngắn ngày để kịp theo cơ cấu và thời vụ.

Sản xuất lúa theo GAP: Thành tựu và những vấn đề tồn tại

8-2-2012

Trong lúc mà sản phẩm lúa gạo không sản xuất theo GAP vẫn được bán chạy với chi phí thấp thì sản xuất theo GAP điều tiên quyết là phải có đầu ra cho sản phẩm.

Đưa cánh đồng mẫu lớn ra miền Bắc: Dễ hay khó?

6-2-2012

Được phát động từ tháng 3/2011 tại TP.Cần Thơ, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã nhanh chóng trở thành phong trào rầm rộ khắp miền Nam. Năm nay, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) dự kiến đưa mô hình này triển khai thí điểm tại 4 tỉnh miền Bắc với tổng diện tích 1.500ha.

Đầu tư vào nông thôn, cần có chính sách đặc biệt

6-2-2012

Sau hơn 25 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân cơ bản đã sang trang mới, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn rất nhiều. Song thực tế đang diễn ra trong sản xuất nông nghiệp vẫn khiến nông dân chịu nhiều thiệt thòi... Nhân dịp năm mới, chúng tôi tiếp tục bàn về câu chuyện đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard). Ông Sơn nhấn mạnh:

Lúa gạo Việt Nam và những con số

2-2-2012

Gạo là lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lương thực quan trọng nhất cho hơn nửa loài người, nhất là ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

“Con tàu”nông thôn mới đã vào đường ray!

2-2-2012

Theo ông Nguyễn Đăng Khoa - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, chúng ta đã hoàn thành công tác chuẩn bị để “đưa được con tàu NTM vào đường ray” và những năm tới đây, chúng ta sẽ còn phải nỗ lực rất lớn để thúc đẩy “đoàn tàu” về đích sớm.

Năm 2012 cần đào tạo nghề cho 600.000 lao động nông thôn

2-2-2012

Đó là một yêu cầu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012.