TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nên bỏ thời hạn giao đất nông nghiệp

Ngày đăng: 08 | 02 | 2012

Không quy định hạn điền nhưng phải có quy định rõ: Sử dụng đất ở mức nào trở lên thì phải chịu thuế, mức nào thì phải chịu sự kiểm toán, mua bảo hiểm.

Việc cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng đặt ra vấn đề thời hạn giao đất và hạn mức sử dụng đất (hạn điền). Ông Vũ Trọng Bình, Viện phó Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) - Bộ NN&PTNT, nói: “Thời hạn giao đất ngắn dẫn đến nông nghiệp của ta chủ yếu là đầu tư ngắn hạn! Hậu quả là năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp của ta thấp, thậm chí nhiều nơi còn bỏ hoang”.
Chỉ “bóc” đất mà thôi!
Thưa ông, việc giao đất nông nghiệp với thời hạn 20 năm như quy định hiện nay đã làm khó cho người dân ra sao?
-Khi giao đất nông nghiệp với thời hạn ngắn như vậy, người nông dân thấy rủi ro khi đầu tư vào đó. Để hình thành được vùng sản xuất, nhiều trường hợp phải mất đến cả chục năm và phải đầu tư công sức, vốn liếng rất nhiều. Tuy nhiên, “khi hết thời hạn, đất đó sẽ được giải quyết thế nào? Người đã đầu tư vào đất có được tiếp tục sử dụng đất đó nữa hay không?” - đó là câu hỏi mà nhiều nông dân luôn đặt ra. Điều này làm họ không yên tâm, chỉ mới “bóc” đất thôi mà không thể đầu tư sản xuất chiều sâu. Người dân chỉ yên tâm làm ăn khi coi đất đó là tài sản của họ.
Khi giao đất nông nghiệp với thời hạn ngắn, người nông dân thấy rủi ro khi đầu tư vào đó.
 
Trước thực tế trên, nên sửa Luật Đất đai theo hướng nào?
-Theo tôi, ta nên quy định theo hướng tùy theo loại đất mà Nhà nước giao cho người dân vĩnh viễn hoặc có thời hạn. Với vùng đã được quy hoạch là đất sản xuất nông nghiệp thì Nhà nước nên giao không có thời hạn. Với loại đất còn lại: Đất sản xuất tạm thời, đất dự tính cho đô thị, khu công nghiệp sẽ lan tỏa đến, đất là vùng đệm của rừng, đất an ninh… thì giao đất với thời hạn từ 50 năm trở lên. Muốn làm được như vậy, phải có quy hoạch tốt, công bố rõ đâu là đất sản xuất nông nghiệp, đâu là đất dành cho đô thị, cho công cộng… Nếu chính quyền giao đất sai, dân có quyền kiện chính quyền. Ở ta bây giờ có tình trạng cấp huyện thu hồi đất của dân rất dễ dàng, rồi giao đất cũng dễ dãi, không dựa trên quy hoạch. Ở nhiều nước, họ cũng giao đất nông nghiệp cho người dân theo cách như đã nêu ở trên. Nhưng khi nhà nước cần lấy đất làm công trình công cộng, nhà nước phải mua lại đất của dân theo giá thỏa thuận. Việc lấy đất của dân phải rất chặt chẽ, dựa trên quy hoạch được quốc hội thông qua.
Ngoài ra, nhà nước chỉ quản đất nông nghiệp bằng cách quy định: Khi bán thì người dân phải bán cho người sản xuất nông nghiệp. Khi anh không dùng nữa thì anh phải bán đất đó cho nông dân. Giờ ở ta, nhiều công chức, chủ doanh nghiệp không làm ruộng nhưng vẫn về nông thôn mua đất, loạn hết cả lên!
Ông Vũ Trọng Bình
Bỏ hạn điền
Hạn mức sử dụng đất hiện nay cũng làm nhiều người dân bị “kẹt cứng” khi muốn có thêm đất để sản xuất…
-Theo quy định hiện hành, hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha cho mỗi loại đất đối với khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; không quá 2 ha đối với các tỉnh, thành khác. Theo tôi, không nên giới hạn về hạn mức sử dụng đất. Không quy định hạn điền nhưng ta phải có quy định rõ: Sử dụng đất ở mức nào trở lên thì anh phải chịu thuế, mức nào thì phải chịu sự kiểm toán, mức nào thì phải mua bảo hiểm…
Người dân có quyền tích tụ ruộng đất nhưng khi họ sử dụng đất tới một mức nhất định, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm, môi trường… Hiện ở ta, dù người dân có 1 ha hay 100 ha thì cũng quản như nhau, vậy là không hợp lý!
Chịu “chi” để tiếp tục được giao đất
Một trong những điểm hạn chế lớn nhất hiện nay trong Luật Đất đai là việc giao đất có thời hạn. Khi hết thời hạn giao đất, thường xảy ra “xin - cho”, tiêu cực. Nhiều người chấp nhận “chi” cho chính quyền để tiếp tục được giao đất.
GS-TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT
Thực tế nhiều người dân còn bị làm khó từ chính quyền khi tích tụ để tập trung sản xuất, thưa ông?
-Việc tích tụ ruộng đất, mua bán đất đai của người nông dân nhiều khi tùy thuộc vào chính quyền. Điều này cho thấy chính sách để người dân tích tụ ruộng đất hướng tới sản xuất lớn chưa rõ ràng. Ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý nhưng người dân chỉ có quyền sử dụng đất mà thôi, họ chưa có quyền sở hữu đối với đất.
Xin cảm ơn ông.
Theo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
 

 

NỘI DUNG KHÁC

Năm 2012: Tập trung đào tạo nghề cho 600.000 lao động nông thôn

8-2-2012

Sau hai năm thực hiện, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020” đã gặt hái được những thành công bước đầu và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng LĐNT. Trong năm 2012, chương trình đặt mục tiêu tiếp tục hỗ trợ dạy nghề cho 600.000 lao động.

Tích cực gieo cấy và chăm sóc lúa Xuân kịp theo cơ cấu và thời vụ

8-2-2012

Để góp phần thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân 2011- 2012 đạt kết quả cao, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa khuyến cáo các địa phương khẩn trương kiểm tra diện tích lúa đã gieo cấy đồng thời gieo cấy bổ sung bằng các giống lúa ngắn ngày để kịp theo cơ cấu và thời vụ.

Sản xuất lúa theo GAP: Thành tựu và những vấn đề tồn tại

8-2-2012

Trong lúc mà sản phẩm lúa gạo không sản xuất theo GAP vẫn được bán chạy với chi phí thấp thì sản xuất theo GAP điều tiên quyết là phải có đầu ra cho sản phẩm.

Đưa cánh đồng mẫu lớn ra miền Bắc: Dễ hay khó?

6-2-2012

Được phát động từ tháng 3/2011 tại TP.Cần Thơ, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã nhanh chóng trở thành phong trào rầm rộ khắp miền Nam. Năm nay, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) dự kiến đưa mô hình này triển khai thí điểm tại 4 tỉnh miền Bắc với tổng diện tích 1.500ha.

Đầu tư vào nông thôn, cần có chính sách đặc biệt

6-2-2012

Sau hơn 25 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân cơ bản đã sang trang mới, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn rất nhiều. Song thực tế đang diễn ra trong sản xuất nông nghiệp vẫn khiến nông dân chịu nhiều thiệt thòi... Nhân dịp năm mới, chúng tôi tiếp tục bàn về câu chuyện đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard). Ông Sơn nhấn mạnh:

Lúa gạo Việt Nam và những con số

2-2-2012

Gạo là lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lương thực quan trọng nhất cho hơn nửa loài người, nhất là ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

“Con tàu”nông thôn mới đã vào đường ray!

2-2-2012

Theo ông Nguyễn Đăng Khoa - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, chúng ta đã hoàn thành công tác chuẩn bị để “đưa được con tàu NTM vào đường ray” và những năm tới đây, chúng ta sẽ còn phải nỗ lực rất lớn để thúc đẩy “đoàn tàu” về đích sớm.

Năm 2012 cần đào tạo nghề cho 600.000 lao động nông thôn

2-2-2012

Đó là một yêu cầu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012.

Sản xuất lúa theo GAP: Thành tựu và những tồn tại

2-2-2012

Ở ĐBSCL những năm qua, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) tuy còn gặp nhiều khó khăn và đang còn mới mẻ đối với nông dân, nhưng đã có một số vùng có kết quả và đạt tiêu chuẩn được công nhận.

Sản xuất lâm nghiệp năm 2011: Nỗ lực vượt khó

2-2-2012

Khép lại năm 2011, sản xuất lâm nghiệp được đánh giá là có nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, sản xuất lâm nghiệp năm 2011 vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của cả nước năm 2011 đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010.

Đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2012

2-2-2012

Tổng cục Thủy lợi cho biết: Sau thời gian lấy nước gieo cấy đợt 1 từ 5 giờ ngày 18/1 đến 18 giờ ngày 22/1, diện tích có nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2012 mới chỉ đạt hơn 40%, từ sau ngày 22/1 đến nay, các tỉnh vẫn tận dụng nguồn nước để tiếp tục lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân.

Nông nghiệp Việt Nam được đề cao tại Diễn đàn Davos 2012

1-2-2012

Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 42 (WEF-42) đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), Việt Nam đã được nêu lên như một điển hình xuất sắc cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển.