TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sản xuất lúa theo GAP: Thành tựu và những tồn tại

Ngày đăng: 02 | 02 | 2012

Ở ĐBSCL những năm qua, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) tuy còn gặp nhiều khó khăn và đang còn mới mẻ đối với nông dân, nhưng đã có một số vùng có kết quả và đạt tiêu chuẩn được công nhận.

Đáng kể nhất trong đó là xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã được trao giấy chứng nhận GlobalGAP trong sản xuất và chế biến gạo. Được biết, đây là giấy chứng nhận GlobalGAP đầu tiên cho sản xuất lúa gạo của Việt Nam cũng như các nước sản xuất lúa gạo ở Đông Nam Á.
Sản xuất lúa gạo theo GAP là tấm "hộ chiếu" để việc xuất khẩu dễ dàng hơn.
 
Trong vụ đông xuân 2008 - 2009, Mỹ Thành Nam mở rộng diện tích lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đến 500ha. Tất cả gạo đã được Công ty ADC tại TP.HCM bao tiêu ở mức giá cao hơn 20% so với giá thị trường.
Chính quyền tỉnh Tiền Giang cho biết mô hình sản xuất gạo đáp ứng các tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được mở rộng trong toàn huyện Cai Lậy và ở các huyện khác trong tỉnh cũng như trong sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn nhằm tăng lợi nhuận cho nông dân địa phương. Cũng có kết quả tương tự như tỉnh Tiền Giang là các mô hình sản xuất lúa GAP ở Hậu Giang, An Giang,…
Hiệu quả chung nhất của sản xuất lúa theo GAP thành công trong thời gian qua là có sự liên kết “4 nhà”, nhất là trong khâu bao tiêu sản phẩm. Nhờ thế, nông dân không phải lo tìm đầu ra, không bị thương lái ép giá. Đồng thời, hiệu quả của sản xuất lúa theo GAP không những nâng cao giá trị lúa gạo, mà còn như được cung cấp một “hộ chiếu” để xâm nhập sâu vào thị trường lúa gạo cao cấp trên thế giới thuận lợi hơn.
Chẳng hạn như gạo có mùi thơm đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng mang tên ST đã có mặt trên thị trường trong nước và nước ngoài. Việc cấp chứng nhận gạo đạt chuẩn GlobalGAP sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị trí của lúa gạo Sóc Trăng trên khắp các thị trường trong nước và thế giới.
Tuy nhiên, nhìn chung quy mô vẫn còn quá ít ỏi mà nguyên nhân chủ yếu là nông dân chưa được tổ chức, đào tạo tập huấn và nhất là chưa có đầu ra cho sản phẩm rộng rãi theo tiêu chuẩn GAP này. Vì sản xuất lúa gạo theo hướng GAP không phải dễ dàng mà phải tuân theo những quy định rất khắc khe như phải thực hiện 238 điều kiện, trong đó có 140 điều nông dân bắt buộc phải đáp ứng theo yêu cầu.
Chẳng hạn việc sử dụng thuốc BVTV phải theo quy định không gây độc hại và tồn lưu chất độc hại trên sản phẩm, đất và nước của vùng sản xuất không bị ô nhiễm các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây bệnh, sản phẩm sau sản xuất phải được kiểm nghiệm và công nhận. Vì vậy, sản phẩm GAP đầu tư cao nên việc tiêu thụ không thuận tiện sẽ làm cho sản xuất gặp khó khăn gấp nhiều lần.
TS Nguyễn Công Thành
(Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam)
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất lâm nghiệp năm 2011: Nỗ lực vượt khó

2-2-2012

Khép lại năm 2011, sản xuất lâm nghiệp được đánh giá là có nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, sản xuất lâm nghiệp năm 2011 vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của cả nước năm 2011 đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010.

Đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2012

2-2-2012

Tổng cục Thủy lợi cho biết: Sau thời gian lấy nước gieo cấy đợt 1 từ 5 giờ ngày 18/1 đến 18 giờ ngày 22/1, diện tích có nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2012 mới chỉ đạt hơn 40%, từ sau ngày 22/1 đến nay, các tỉnh vẫn tận dụng nguồn nước để tiếp tục lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân.

Nông nghiệp Việt Nam được đề cao tại Diễn đàn Davos 2012

1-2-2012

Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 42 (WEF-42) đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), Việt Nam đã được nêu lên như một điển hình xuất sắc cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển.

Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”: Cần gặp dân, đối thoại với dân

12-1-2012

Sáng 11.1, tại Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo TƯ thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Đề án.

Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế

11-1-2012

Những năm qua, Chính phủ đã tích cực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đầu tư cho nông nghiệp vẫn còn thấp do đây là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro…. Giải pháp để đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp đang là bài toán khó đối với ngành nông nghiệp hiện nay.

Bức tranh nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực

11-1-2012

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các cấp, các ngành đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực nông thôn và nông nghiệp. Nhờ đó, kinh tế- xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn từng bước đổi thay và ngày càng phát triển.

Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới

11-1-2012

Được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ nhiệt tình của toàn dân. Từ thực tiễn triển khai Chương trình đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh việc triển khai xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

Giao đất - Không thể thích là thu hồi

11-1-2012

Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, dẫn đến vụ cưỡng chế ngày 5.1 đã bộc lộ rất nhiều vấn đề xung quanh thời hạn giao đất cho các chủ trang trại.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát: Thu nhập của nông dân chưa tương xứng với sức bỏ ra

11-1-2012

Mặc dù sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2011 được mùa lớn, giá cao nhưng chính Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã thừa nhận, thu nhập của người nông dân vẫn chưa tương xứng với kết quả gia tăng đó.

Nông dân sản xuất nông nghiệp: Vẫn chủ yếu lấy công làm lãi

11-1-2012

"Chi phí đầu vào cao, trong khi hỗ trợ của Nhà nước vẫn chưa thực sự đến tay nông dân đã khiến cho lợi nhuận của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp còn đang ở mức thấp nhất”.

Giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam

20-12-2011

Sáng nay, 20/12, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp với trường Đại học quốc gia Úc (ANU) tổ chức hội thảo báo cáo kết quả của dự án ngiên cứu “Làng nghề bền vững: Giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam”.

Cần cải thiện môi trường kinh doanh cho hộ cá thể

9-12-2011

Đó là khuyến nghị của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC), thông qua đề tài “Điều tra thí điểm đánh giá môi trường đầu tư cho các hộ kinh doanh chưa đăng ký kinh doanh tại một số địa phương” được công bố ngày 8.12.