TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân sản xuất nông nghiệp: Vẫn chủ yếu lấy công làm lãi

Ngày đăng: 11 | 01 | 2012

"Chi phí đầu vào cao, trong khi hỗ trợ của Nhà nước vẫn chưa thực sự đến tay nông dân đã khiến cho lợi nhuận của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp còn đang ở mức thấp nhất”.

Đây là khẳng định của bà Đỗ Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản (Tổng cục Thống kê) khi trao đổi với phóng viên NTNN.
Thưa bà, theo kết quả điều tra sơ bộ Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2011 vừa được công bố, thì bình quân vốn tích lũy của một hộ nông dân đã đạt 16,8 triệu đồng, tức tăng gấp 2,5 lần so với năm 2006. Điều này có thực sự phản ánh đời sống và thu nhập của nông dân đã được cải thiện?
- Đây là cuộc điều tra đa mục tiêu, do vậy chúng tôi đã dựa cả vào kết quả của các cuộc điều tra trước đây về mức sống của hộ gia đình. Theo đó, năm 2010, chúng tôi đã điều tra thu nhập của từng người dân VN tăng giảm bao nhiêu, và kết quả lần điều tra này đã cho thấy, thu nhập của người dân đã tăng 2,5 lần so với kết quả điều tra năm 2006.
Với điều tra hộ nông dân lần này, chúng tôi cũng đã áp dụng để điều tra thu nhập, của để dành của từng hộ nông dân và cũng đã cho kết quả là tăng 2,5 lần so với năm 2006. Tôi cho kết quả này đã phản ánh được thực tế rằng, thu nhập và tích lũy của hộ nông dân đã tăng lên.
Thu nhập từ nông nghiệp giảm, nhiều nông dân có thể bỏ nghề
 
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nông dân có lợi nhuận và tích lũy song rủi ro có thể xảy ra rất cao và nông dân có thể "trắng tay" bất cứ khi nào, do vậy, nếu không điều tra một cách toàn diện thì khó có thể khẳng định đời sống của người làm nông đã bớt khó khăn, thưa bà?
- Đúng là khi điều tra tích lũy hộ nông dân lần này, chúng tôi chỉ điều tra phần tiền nông dân đã để dành được ngoài đầu tư cho sản xuất. Ví dụ như trong sản xuất lúa, chúng tôi chỉ trừ chi phí bỏ ra của nông dân và họ còn để lại được khoảng trên 30% số tiền thu được từ sản xuất xuất lúa để tính vào đó là vốn tích lũy. Còn hộ nông dân đầu tư tiếp hay mở rộng sản xuất như thế nào, rủi ro ra sao trong sản xuất để rồi tổng kết một số tiền để dành được nhất định thì chúng tôi chưa điều tra được. Đây cũng là hạn chế để đánh giá thực chất, đời sống và thu nhập của nông dân.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, hộ thương nghiệp có vốn tích lũy cao nhất, tiếp đến là các hộ vận tải, dịch vụ, còn sản xuất nông nghiệp có vốn tích lũy thấp nhất. Như vậy, chưa thể nói giá trị sản xuất nông nghiệp thực sự của người nông dân đã được cải thiện và có thu nhập cao, thưa bà?
- Chúng tôi chỉ điều tra được theo giác độ chung. Đúng là tích lũy trong sản xuất nông nghiệp của nông dân mới chỉ đạt trung bình 9 triệu đồng, hộ thương mại 35,3 triệu đồng/hộ, vận tải 27,5 triệu đồng/hộ, dịch vụ khác 24,7 triệu đồng/hộ...
Nhìn vào các số liệu này có thể thấy, đời sống của người nông dân làm nông nghiệp vẫn quá thấp so với các ngành nghề khác. Do vậy, kết quả điều tra này cũng cảnh báo, nếu chúng ta muốn nông dân giữ nghề và phát triển ngành nông nghiệp thì các cơ chế chính sách sẽ phải thay đổi, nếu không họ sẽ bỏ nghề nông và chuyển sang làm các ngành nghề khác có giá trị kinh tế và thu nhập cao hơn.
Vậy theo bà, đâu là bất cập của cơ chế chính sách đối với nông dân và sản xuất nông nghiệp hiện nay?
- Thực tế hiện nay là lợi nhuận của nông dân quá thấp, trong khi các chi phí thì cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Ví dụ chủ trương của chúng ta là cố gắng để nông dân trồng lúa lãi ít nhất 30%, nhưng thực tế lãi 30% này vẫn chưa đủ để nông dân có thể trang trải cuộc sống, mà lẽ ra họ còn có thể lãi hơn thế nhiều. Hay trong chăn nuôi, thì chi phí đầu vào và rủi ro còn nhiều hơn nữa, kéo theo lợi nhuận của nông dân rất thấp.
Chúng tôi điều tra đều không tính đến công lao động của nông dân bỏ ra-điều mà lẽ ra họ phải được trả bằng lợi nhuận. Bởi cũng công đó, nếu làm các ngành nghề khác họ sẽ có lợi nhuận cao hơn, nhiều tiền hơn nhiều so với làm nông. Rõ ràng nông dân đang sản xuất nông nghiệp theo kiểu "lấy công làm lãi" mà thôi.
Tuy tốc độ tăng vốn tích lũy bình quân một hộ tương đối đồng đều giữa các vùng, nhưng mức độ chênh lệch về tích lũy giữa các vùng ngày càng tăng. Vùng Đông Nam Bộ có mức tích lũy cao nhất với mức bình quân 24,2 triệu đồng/hộ; trong khi đó cùng trung du miền núi phía Bắc chỉ đạt bình quân 9,1 triệu đồng/hộ. Theo tính toán sơ bộ, tổng vốn tích lũy hiện có của các hộ nông thôn tại thời điểm 1.7.2011 là gần 260 nghìn tỷ đồng; trong đó ĐBSH đóng góp 32%; tiếp đến là ĐBSCL 27%...
(Theo kết quả điều tra sơ bộ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011)
Theo bà, chúng ta phải thay đổi các chính sách hỗ trợ nông dân như thế nào để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người làm nông nghiệp?
- Khi chúng tôi thực hiện cuộc điều tra này thì đều thấy nguyện vọng lớn nhất của người nông dân chính là mong được Nhà nước hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Thực tế là nông dân có ruộng thì họ buộc phải trồng cấy. Hay họ buộc phải chăn nuôi, trồng trọt để tận dụng đời sống nông nghiệp.
Do vậy, chúng ta muốn nông dân giữ đất, giữ nghề nông và yên tâm sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ cho họ. Tỉnh sản xuất hàng hóa lớn như lúa gạo... thì cơ bản nông dân bớt khó khăn, nhưng các nông sản khác nông dân làm ra ở Tây Nguyên, hay ở các tỉnh phía Bắc... thì giá cả và tiêu thụ của nông dân hết sức bấp bênh.
Khi chúng tôi điều tra, nhiều nông dân phản ánh rằng, "hỗ trợ của Nhà nước ở đâu chứ thực sự đến tay nông dân chưa có gì". Tại sao chúng ta có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp mà nông dân lại chưa thực sự được hưởng? Tôi cho các cấp ngành phải nghiêm túc xem lại và điều chỉnh.
Xin cảm ơn bà!
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/72922p1c34/nong-dan-san-xuat-nong-nghiep-van-chu-yeu-lay-cong-lam-lai.htm

NỘI DUNG KHÁC

Giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam

20-12-2011

Sáng nay, 20/12, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp với trường Đại học quốc gia Úc (ANU) tổ chức hội thảo báo cáo kết quả của dự án ngiên cứu “Làng nghề bền vững: Giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề Việt Nam”.

Cần cải thiện môi trường kinh doanh cho hộ cá thể

9-12-2011

Đó là khuyến nghị của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) và Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC), thông qua đề tài “Điều tra thí điểm đánh giá môi trường đầu tư cho các hộ kinh doanh chưa đăng ký kinh doanh tại một số địa phương” được công bố ngày 8.12.

Đầu tư cho phát triển kinh tế hộ ở nông thôn còn thấp

8-12-2011

Ngày 8-12, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu "Điều tra thí điểm đánh giá môi trường đầu tư cho các hộ kinh doanh (FI) nông thôn chưa đăng ký kinh doanh tại một số địa phương - năm thứ 2".

“PCI” từ các hộ kinh doanh cá thế

8-12-2011

Môi trường kinh doanh đối với các hộ kinh doanh cá thể có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương.

Xây dựng chỉ số môi trường đầu tư cấp tỉnh và huyện cho hộ kinh doanh

8-12-2011

Theo kết quả nghiên cứu “Điều tra thí điểm đánh giá môi trường đầu tư cho các hộ kinh doanh chưa đăng ký kinh doanh tại một số địa phương – năm thứ 2” được Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT công bố vào sáng nay (8/12) tại Hà Nội thì những tỉnh phát triển vừa phải có môi trường đầu tư cho hộ kinh doanh cao hơn các tỉnh phát triển.

Kinh doanh cá thể trốn đăng ký: Xây dựng chỉ số môi trường kinh doanh cá thể

9-12-2011

Theo Viện Chiến lược chính sách NN-PTNT (Ipsard), trong số hơn 1 triệu hộ kinh doanh cá thể (KDCT) ở khu vực nông thôn của cả nước, hiện có tới 72,5% số hộ chưa đăng ký kinh doanh, gây thất thu rất lớn về thuế môn bài cho nhà nước. Hộ KDCT chưa đăng ký tuy trốn được thuế môn bài, nhưng họ tốn khá nhiều tiền cho các khoản phí không chính thức. Vì vậy nhà nước, các địa phương cần phải đổi mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các hộ đăng ký kinh doanh.

Phát triển hộ kinh doanh cá thể: Cần sự hỗ trợ của nhà nước

8-12-2011

Hộ kinh doanh cá thể được đánh giá là mô hình quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, giải quyết nhu cầu việc làm cho một số lượng không nhỏ lao động. Thế nhưng, có một thực tế là các hộ kinh doanh cá thể này vẫn chưa được đăng ký kinh doanh tại các địa phương và cũng rất dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường kinh doanh đặc biệt là thay đổi về cơ chế chính sách.

Đừng để nông dân chèo xuồng ba lá ra biển lớn

1-12-2011

Khi sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn lúng túng với việc “trồng cây gì, nuôi con gì” thì người nông dân vẫn mãi phải tự “bơi” một mình.

Phóng sự: "“Chính sách tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NNNT”

30-11-2011

Vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân chưa bao giờ được đề cao như hiện nay. Điều này được thể hiện qua nhiều chính sách nhằm vực dậy khu vực kinh tế vẫn còn nhiều tiềm năng này. Từ tháng 4/2010, Chính phủ có Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, thay thế cho Quyết định 67 đã không còn phù hợp sau 10 năm thực hiện.

Phóng sự: "“Tích tụ ruộng đất và sự ảnh hưởng tới cơ cấu lao động trong nông nghiệp”

22-11-2011

Hiện nay, tích tụ ruộng đất đang được nhiều doanh nghiệp NNNT thực hiện và mang lại hiệu quả bước đầu khá. Tuy nhiên, người dân mất tư liệu sản xuất sẽ được tái cơ cấu lao động như thế nào đang là dấu hỏi lớn cho nhà doanh nghiệp và các cấp ngành.

Phóng sự: "Tích tụ ruộng đất và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn"

14-11-2011

Vấn đề "tích tụ đất đai và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn" đang được sự quan tâm lớn của địa phương trong cả nước, cũng như các nhà hoạch định chính sách về nông nghiệp nông thôn.

Tọa đàm: "Môi trường đầu tư trong nông nghiệp"

28-10-2011

Ngành nông nghiệp nước ta đang gặp phải những thuận lợi và khó khăn nhất định. Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhưng có thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp?