TIN TỨC-SỰ KIỆN

Năm 2012: Tập trung đào tạo nghề cho 600.000 lao động nông thôn

Ngày đăng: 08 | 02 | 2012

Sau hai năm thực hiện, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020” đã gặt hái được những thành công bước đầu và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng LĐNT. Trong năm 2012, chương trình đặt mục tiêu tiếp tục hỗ trợ dạy nghề cho 600.000 lao động.

Đào tạo nghề thủ công mỹ nghề cho LĐNT ở xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, Nam Định.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, qua hai năm thực hiện Đề án, cả nước đã có gần 800.000 LĐNT được tham gia học nghề với chương trình học chặt chẽ. Trong đó, có 46% học các nghề nông nghiệp và 54% học các nghề phi nông nghiệp. 54 tỉnh, thành phố có số lao động sau khi học có việc làm đạt hơn 70%. Nhiều LĐNT sau học nghề đã áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào trong sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Tại một số địa phương, nhất là ở các xã thí điểm, các mô hình dạy nghề điểm đã hình thành mô hình sản xuất mới, trong đó những nông dân được qua đào tạo nghề là lực lượng nòng cốt. Nhiều địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhiều nơi đã thu hút được các doanh nghiệp tham gia tích cực, huy động được các nguồn lực xã hội tham gia vào dạy nghề và tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề; hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề được tham gia tổ chức sản xuất, kinh doanh…
Khách quan đánh giá, trong hai năm qua, công tác dạy nghề cho LĐNT mới chủ yếu tập trung vào các mô hình thí điểm, việc đào tạo mở rộng ở các địa phương khác vẫn còn có hạn chế. Đó đây vẫn xảy ra tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người học; công tác đào tạo chưa gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Không ít địa phương chưa hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, không đạt chỉ tiêu về số lượng dạy nghề cho LĐNT. Trong đó có tới 9 tỉnh, thành phố không đạt tỷ lệ LĐNT học nghề có việc làm theo mục tiêu của Đề án.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác dạy nghề cho LĐNT, chưa quan tâm lãnh đạo kịp thời, đúng mức. Bên cạnh đó, một bộ phận LĐNT chưa hiểu đầy đủ về chính sách hỗ trợ của nhà nước và lợi ích của học nghề nên chưa chủ động, tích cực tham gia học. Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện vẫn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành liên quan, nhất là cơ quan chuyên môn ở địa phương. Một số địa phương chưa tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề...
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục, bước sang năm 2012, chương trình đặt mục tiêu sẽ hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 600.000 LĐNT, trong đó có ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo; tiếp tục tăng cường năng lực cho các cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT; nhân rộng các mô hình thí điểm và tiếp tục thí điểm một số mô hình khác… Để có thể đạt được kế hoạch này, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ NN&PTNT đã và đang khẩn trương hoàn thành để ban hành văn bản về mục tiêu, yêu cầu thực hiện Đề án cả năm 2012 gửi các địa phương thực hiện. Về phần mình, các địa phương cũng cần khẩn trương hoàn thành kế hoạch trong quý I để làm cơ sở triển khai. Đặc biệt, không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học. Ngoài ra, cần phải tiếp tục hoàn thiện, nhân rộng các mô hình đã thí điểm có hiệu quả, nghiên cứu xây dựng mô hình dạy nghề gắn với làng nghề, vùng chuyên canh, huyện điểm, xã xây dựng nông thôn mới và các doanh nghiệp nhằm sản xuất những sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế khá cao mà tận dụng được nhân lực nông nhàn, nguyên liệu sẵn có như: Trồng nấm rơm, trồng cây thanh long, lúa năng suất cao, sản xuất hàng mây tre đan, may xuất khẩu, cơ khí nông nghiệp... Riêng về phía người học, trước khi đăng ký học nghề gì, thì phải xác định rõ đầu ra của công việc.
Nếu các địa phương trong cả nước tập trung khắc phục những yếu kém nêu trên và nỗ lực thực hiện các mục tiêu đề ra, thì chỉ tiêu hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 600.000 LĐNT sẽ thành hiện thực. Đây sẽ là động lực quan trọng để xóa đói, giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn.
Theo Quân đội nhân dân

Nguồn:http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/97/97/175459/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Tích cực gieo cấy và chăm sóc lúa Xuân kịp theo cơ cấu và thời vụ

8-2-2012

Để góp phần thúc đẩy sản xuất vụ Đông Xuân 2011- 2012 đạt kết quả cao, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa khuyến cáo các địa phương khẩn trương kiểm tra diện tích lúa đã gieo cấy đồng thời gieo cấy bổ sung bằng các giống lúa ngắn ngày để kịp theo cơ cấu và thời vụ.

Sản xuất lúa theo GAP: Thành tựu và những vấn đề tồn tại

8-2-2012

Trong lúc mà sản phẩm lúa gạo không sản xuất theo GAP vẫn được bán chạy với chi phí thấp thì sản xuất theo GAP điều tiên quyết là phải có đầu ra cho sản phẩm.

Đưa cánh đồng mẫu lớn ra miền Bắc: Dễ hay khó?

6-2-2012

Được phát động từ tháng 3/2011 tại TP.Cần Thơ, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã nhanh chóng trở thành phong trào rầm rộ khắp miền Nam. Năm nay, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) dự kiến đưa mô hình này triển khai thí điểm tại 4 tỉnh miền Bắc với tổng diện tích 1.500ha.

Đầu tư vào nông thôn, cần có chính sách đặc biệt

6-2-2012

Sau hơn 25 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân cơ bản đã sang trang mới, chất lượng cuộc sống của người dân tốt hơn rất nhiều. Song thực tế đang diễn ra trong sản xuất nông nghiệp vẫn khiến nông dân chịu nhiều thiệt thòi... Nhân dịp năm mới, chúng tôi tiếp tục bàn về câu chuyện đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard). Ông Sơn nhấn mạnh:

Lúa gạo Việt Nam và những con số

2-2-2012

Gạo là lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lương thực quan trọng nhất cho hơn nửa loài người, nhất là ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

“Con tàu”nông thôn mới đã vào đường ray!

2-2-2012

Theo ông Nguyễn Đăng Khoa - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, chúng ta đã hoàn thành công tác chuẩn bị để “đưa được con tàu NTM vào đường ray” và những năm tới đây, chúng ta sẽ còn phải nỗ lực rất lớn để thúc đẩy “đoàn tàu” về đích sớm.

Năm 2012 cần đào tạo nghề cho 600.000 lao động nông thôn

2-2-2012

Đó là một yêu cầu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012.

Sản xuất lúa theo GAP: Thành tựu và những tồn tại

2-2-2012

Ở ĐBSCL những năm qua, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) tuy còn gặp nhiều khó khăn và đang còn mới mẻ đối với nông dân, nhưng đã có một số vùng có kết quả và đạt tiêu chuẩn được công nhận.

Sản xuất lâm nghiệp năm 2011: Nỗ lực vượt khó

2-2-2012

Khép lại năm 2011, sản xuất lâm nghiệp được đánh giá là có nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, sản xuất lâm nghiệp năm 2011 vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của cả nước năm 2011 đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010.

Đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2012

2-2-2012

Tổng cục Thủy lợi cho biết: Sau thời gian lấy nước gieo cấy đợt 1 từ 5 giờ ngày 18/1 đến 18 giờ ngày 22/1, diện tích có nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2012 mới chỉ đạt hơn 40%, từ sau ngày 22/1 đến nay, các tỉnh vẫn tận dụng nguồn nước để tiếp tục lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân.

Nông nghiệp Việt Nam được đề cao tại Diễn đàn Davos 2012

1-2-2012

Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 42 (WEF-42) đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), Việt Nam đã được nêu lên như một điển hình xuất sắc cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển.

Sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”: Cần gặp dân, đối thoại với dân

12-1-2012

Sáng 11.1, tại Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo TƯ thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Đề án.