THỊ TRƯỜNG

Muối công nghiệp: Chưa tìm được “tiếng nói chung”

Ngày đăng: 09 | 02 | 2012

Sản lượng muối công nghiệp sản xuất trong nước năm nay ước khoảng 280 nghìn tấn, còn nhu cầu của các DN hóa chất, y tế khoảng 222 nghìn tấn. Như vậy, lượng muối công nghiệp trong nước thừa cho nhu cầu, tại sao các DN tiêu thụ vẫn đề nghị NK?

Có thể “ế” gần 70 nghìn tấn muối
Theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT), năm 2011, diện tích muối cả nước đạt hơn 14,6 nghìn ha, trong đó diện tích muối công nghiệp gần 3 nghìn ha. Do thời tiết không thuận lợi nên sản lượng muối năm qua đạt thấp, khoảng 817 nghìn tấn, bằng 69% cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, do lượng muối tồn từ năm 2010 lớn, khoảng 377 nghìn tấn, nên vẫn cơ bản đáp ứng được nhu cầu muối trong nước.
Sản xuất muối là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Năm 2012, dự kiến thời tiết diễn biến bình thường nên sản lượng có thể đạt 1 triệu tấn, trong đó muối công nghiệp đạt khoảng 280-300 nghìn tấn. Theo tính toán của Cục chế biến thì kể cả lượng muối tồn năm 2011 là 170 nghìn tấn, cộng với sản lượng trong nước, dự trữ gối vụ và NK, nguồn cung muối cả nước sẽ đạt khoảng 1,52 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ muối năm nay được dự báo là 1,45 triệu tấn. Như vậy, có thể sẽ “ế” khoảng 70 nghìn tấn muối.
Riêng đối với muối công nghiệp, báo cáo của các đơn vị sản xuất cho biết, sản lượng năm nay sẽ đạt khoảng 280 nghìn tấn, nhưng nhu cầu của các DN tiêu thụ chỉ khoảng 222 nghìn tấn. Vì thế, lượng muối công nghiệp sản xuất trong nước sẽ đủ hoặc thừa đảm bảo nguồn cung.
 Ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, TM NLS và nghề muối, cho rằng, trong năm qua, các đơn vị sản xuất muối đã tăng cường đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng muối và giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết như sử dụng bạt che mưa để thực hiện muối kết tinh dài ngày, đầu tư dây chuyền rửa muối cho công nghiệp… Do đó, việc thiếu muối cho sản xuất công nghiệp không đáng lo ngại.
Nghịch lý “thừa và thiếu”
Tuy nhiên, trái với lập luận của ông Khanh, bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ XNK (Bộ Công thương), cho rằng, tại sao sản lượng muối trong nước đảm bảo nhu cầu, mà các DN hóa chất, y tế… lại vẫn xin hạn ngạch nhập muối? Thậm chí, nếu không cấp hạn ngạch, DN có thể nhập ngoài hạn ngạch, thuế suất lên đến 60%, cao gấp đôi so với thuế trong hạn ngạch. Điều này chứng tỏ nhu cầu muối công nghiệp NK là có thật.
Đồng quan điểm trên, ông Đào Quang Tuyến, GĐ Cty Hóa chất Việt Trì, bức xúc: “Năm qua, chúng tôi đã rất nhiều lần chào thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc mời các nhà sản xuất trong nước cung ứng muối công nghiệp cho chúng tôi, nhưng không có hồi âm. Do vậy, tôi cho rằng, trong nước chưa có cơ sở sản xuất nào đủ sức cung ứng số lượng lớn muối công nghiệp”.
Một lý do nữa ông Tuyến đưa ra, đó là chất lượng muối sản xuất trong nước không đủ tiêu chuẩn, do vậy, để tạo hiệu quả kinh tế, muối công nghiệp NK vẫn là lựa chọn hàng đầu cho DN hóa chất.
Cũng theo bà Hà, trong 5 năm đến 10 năm tới, nhu cầu muối công nghiệp trong nước là rất lớn. Thời gian tới đây, khi nhà máy sản xuất sô-đa ở Quảng Ngãi đi vào hoạt động, lượng muối công nghiệp tiêu thụ còn lớn hơn nhiều lần hiện tại. Do vậy, nếu không cấp hạn ngạch NK muối, sẽ rất khó cho DN sử dụng muối công nghiệp duy trì sản xuất.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho rằng, trước mắt, cần định hướng lại cơ cấu phát triển ngành muối công nghiệp. Theo đó, miền Trung có thể làm trung tâm sản xuất sản phẩm này, còn miền Bắc và các tỉnh phía Nam thì sản xuất muối ăn. Ngoài ra, Cục chế biến cần sớm soạn thảo quy chuẩn, tiêu chuẩn muối công nghiệp để chuyển Bộ KH- CN ban hành. Đồng thời, các DN sản xuất cần đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng muối công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của DN tiêu thụ.
Trong cuộc họp bàn về sản xuất, NK và tiêu thụ muối công nghiệp do Bộ NN-PTNT tổ chức hôm qua (8/2) tại Hà Nội, trong khi hầu hết các DN tiêu thụ đều tham dự đầy đủ, thì các DN sản xuất muối công nghiệp trong nước đều vắng bóng. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cho rằng, việc các DN sản xuất lúc nào cũng kêu khó khăn, trong khi bàn biện pháp tháo gỡ thì lại vắng mặt, chứng tỏ có sự bất bình thường trong khâu quản lý.
“Chúng ta chưa tìm được tiếng nói chung giữa cung và cầu về muối công nghiệp. Tôi luôn đề nghị các DN tiêu thụ ưu tiên sử dụng muối sản xuất trong nước, nhưng với bối cảnh hiện tại, hoàn toàn dễ lý giải tại sao trong nước đang tồn tại nghịch lý thừa và thiếu muối công nghiệp”, ông Tần nói.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/90033/Muoi-cong-nghiep-Chua-tim-duoc-tieng-noi-chung.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Sau Tết, người trồng rau thu lãi tiền triệu

9-2-2012

Sau Tết Nguyên đán, mặc dù thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, nhưng người trồng rau vẫn mỉm cười bởi rau được giá, nhiều hộ lãi 6 - 7 triệu đồng/sào/lứa.

Giá thu mua mía quá thấp, nông dân thất thu tiền tỷ

9-2-2012

Nông dân thuộc vùng mía nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan đang gặp khó khăn do giá thu mua mía quá thấp. Trong năm 2011, thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng lớn đến việc trồng và chăm sóc mía, chi phí đầu tư cũng tăng cao. Bước vào vụ ép năm 2011-2012, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan vẫn thu mua mía nguyên liệu với giá thấp nên nông dân càng khốn đốn.

Giá hồ tiêu có xu hướng giảm trong tháng đầu năm 2012

8-2-2012

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm 2012, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sẽ giảm so với năm 2011. Thực tế, từ đầu năm đến nay giá hồ tiêu của thị trường trong nước và thế giới được ghi nhận là có xu hướng giảm so với năm 2011.

Thị trường cà phê tháng 1/2012 và dự báo

8-2-2012

Hoạt động đầu cơ khiến cho thị trường cà phê thế giới tháng qua biến động gần như trái chiều nhau. Dự báo giá sẽ tăng trong ngắn hạn, nhưng sau tháng 4 sẽ chịu sức ép đi xuống.

Lúa chững giá, nhà nông thêm khó

8-2-2012

Cánh hàng xáo ở ĐBSCL đã giảm tốc độ mua lúa, chỉ mua cầm chừng, chủ yếu xay xát tiêu thụ trong thời gian ngắn. Về phía nông dân, do ngay sau tết nhu cầu chi tiêu, sản xuất tăng nên không ít hộ đã chấp nhận bán lúa giá thấp.

Sớm có giải pháp tiêu thụ lúa gạo

8-2-2012

Hiện nay, ĐBSCL đang bắt đầu thu hoạch lúa đông - xuân sớm. Lúa IR 50404 khu vực Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… dao động ở mức 5.500 - 5.700 đồng/kg (giảm hơn 200 đồng/kg so hạ tuần tháng 12 năm ngoái).

Lượng muối tồn kho tháng 1/2012 khoảng 93 nghìn tấn

2-2-2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất tính tới thời điểm 20/01 khoảng gần 93 nghìn tấn (bằng 42% so với cùng kỳ năm 2011).

Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2012

2-2-2012

Năm 2012 nếu ngành cá tra được ưu tiên vốn, đồng thời lãi suất về dưới 15%/năm thì giá thành sản xuất sẽ cạnh tranh được, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2 tỉ USD.

Giá thực phẩm có xu hướng giảm

2-2-2012

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm nhẹ, nguồn cung thực phẩm tăng, đã làm cho giá cả thực phẩm trong tháng 1/2012 có xu hướng giảm.

Ngành chè nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trong năm mới

2-2-2012

Năm 2011 khép lại với những thành tựu nổi bật của ngành sản xuất chè Việt Nam. Năm qua, mặc dù diện tích chè cả nước giảm 2,8% so với năm 2010 song sản lượng thu hoạch vẫn đạt 888.600 tấn, tăng 6,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 198 triệu USD. Tiếp tục phát huy những điều kiện thuận lợi, năm 2012 hứa hẹn một năm thắng lợi hơn nữa của ngành chè Việt Nam.

Thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng cà phê niên vụ 2012 – 2013

2-2-2012

Theo tin từ Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam (Vicofa): Dự báo năng suất và sản lượng cà phê niên vụ 2012 - 2013 sẽ giảm bởi cà phê đang ồ ạt bung hoa sớm do ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới, cơn bão số 7 và gió mùa đông bắc vừa qua tràn vào, gây mưa phùn tại khu vực Tây Nguyên.

Nông nghiệp xuất siêu: Chưa vội mừng

2-2-2012

Dù kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ, cán cân thương mại ngành nông nghiệp vẫn thặng dư trong tháng đầu năm 2012. Nhưng, quan ngại với xuất khẩu nông sản đến từ triển vọng thị trường thế giới khá mong manh.