THỊ TRƯỜNG

Ngành chè nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trong năm mới

Ngày đăng: 02 | 02 | 2012

Năm 2011 khép lại với những thành tựu nổi bật của ngành sản xuất chè Việt Nam. Năm qua, mặc dù diện tích chè cả nước giảm 2,8% so với năm 2010 song sản lượng thu hoạch vẫn đạt 888.600 tấn, tăng 6,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 198 triệu USD. Tiếp tục phát huy những điều kiện thuận lợi, năm 2012 hứa hẹn một năm thắng lợi hơn nữa của ngành chè Việt Nam.

Ngành chè Việt Nam đã xuất khẩu đến 110 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có 3 nước đạt kim ngạch trên 10 triệu USD là Pakistan, Nga, Trung Quốc. Hiện ngành chế biến chè cả nước có tổng công suất theo thiết kế 4.646 tấn/ngày, năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp/năm, đứng hàng thứ 5 thế giới đang có rất nhiều khả năng để bật lên mạnh mẽ hơn nhiều mặt hàng khác. Trong đó, có hơn 450 cơ sở chế biến chè quy mô công suất từ 1.000 kg chè búp tươi/ngày trở lên. Tuy nhiên, để ngành chè phát triển và nâng cao giá trị cần mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ chè.
Các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng là thế mạnh nhất mà mặt hàng này đang nắm giữ, đó là có tỷ lệ nội địa 100%. Trong khi nhiều ngành, nhiều mặt hàng gia công là chủ yếu, có tỷ lệ nội địa thấp lại có doanh thu tới 5-10 tỷ USD mỗi năm. Việc mặt hàng chè, cà phê có tỷ lệ nội địa 100% nhưng đang đem lại doanh thu thấp rõ ràng còn “ẩn giấu” tiềm năng để chúng ta khai thác. Có chiến lược và lộ trình khai thác hiệu quả lợi thế của mặt hàng này, trước hết đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, đồng thời còn tạo lợi thế cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Theo thống kê trong năm 2011, cùng với xu hướng tăng giá chung của các mặt hàng nông sản, giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.520 USD/tấn, bằng giá kỷ lục của năm 2008, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2010.
Năm 2012 được xem là năm khởi đầu cho chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất có trách nhiệm”, vừa được ngành chè phát động. Năm nay ngành chè sẽ không lấy số lượng xuất khẩu là mục tiêu mà sẽ quan tâm nhiều hơn đến giá trị thực sự mà người dân trồng chè và doanh nghiệp có thể thu được thông qua hoạt động xuất khẩu. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, thời gian tới ngành chè cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm chè Việt Nam. Phấn đấu trong vòng 5 năm tới (2011-2015) ổn định diện tích ở 130 ngàn ha, với mức tăng trưởng sản lượng 6%/năm, đưa kim ngạch xuất khẩu tăng ít nhất 2 lần so với hiện nay. Kế hoạch năm 2012, xuất khẩu chè đạt 135.000 tấn, giá trị 220 triệu USD. Đến năm 2015, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn, trong đó xuất khẩu 200.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 440 triệu USD, giá xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế giới (2.200 USD/tấn).
Để đạt được những mục tiêu này, theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, ngành chè cần căn cứ vào nhu cầu thị trường, khẩn trương cơ cấu lại và đa dạng hóa sản phẩm. Trong đó, tập trung đầu tư mới và nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao cũng như tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định, tăng thu nhập cho người trồng chè. Về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc khai phá thị trường mới. Đối với các doanh nghiệp cùng có chung một thị trường xuất khẩu cần có sự liên kết và hợp tác chặt chẽ, nhất là yếu tố về giá.
Đảm bảo chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, nhất là những loại chè có giá trị kinh tế cao, là việc làm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong toàn ngành trước áp lực cạnh tranh của các cường quốc xuất khẩu chè. Làm được như vậy, về lâu dài ngành chè Việt Nam mới duy trì được nền nông nghiệp - công nghiệp chế biến bền vững và đủ sức cạnh tranh.
Theo cpv.org

NỘI DUNG KHÁC

Thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng cà phê niên vụ 2012 – 2013

2-2-2012

Theo tin từ Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam (Vicofa): Dự báo năng suất và sản lượng cà phê niên vụ 2012 - 2013 sẽ giảm bởi cà phê đang ồ ạt bung hoa sớm do ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới, cơn bão số 7 và gió mùa đông bắc vừa qua tràn vào, gây mưa phùn tại khu vực Tây Nguyên.

Nông nghiệp xuất siêu: Chưa vội mừng

2-2-2012

Dù kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ, cán cân thương mại ngành nông nghiệp vẫn thặng dư trong tháng đầu năm 2012. Nhưng, quan ngại với xuất khẩu nông sản đến từ triển vọng thị trường thế giới khá mong manh.

Hướng đến sản phẩm chè an toàn

11-1-2012

Dù đứng thứ 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu nhưng thương hiệu chè Việt vẫn khá mờ nhạt, bởi những hạn chế trong phương thức canh tác, ý thức sản xuất sạch của người trồng chè. Chính vì thế, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) và các doanh nghiệp (DN) đang đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cơ hội cạnh tranh cho sản phẩm chè.

Dịch bệnh được kiểm soát, nguồn cung thực phẩm dồi dào

11-1-2012

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, vấn đề người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay chính là nguồn cung thực phẩm trong đó có thịt và giá cả các mặt hàng này. Trước những lo lắng này, Bộ Nông nghiệp và PTNT một lần nữa cho biết sẽ đảm bảo đủ nguồn và không phải nhập thêm thực phẩm, đặc biệt sẽ không để xảy ra trình trạng giá tăng đột biến.

Nông sản xuất siêu 8,2 tỉ USD

1-12-2011

Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 11 tháng ước đạt 22,6 tỉ USD, tăng so với cùng kỳ năm trước.

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển ngành chè

15-11-2011

Việt Nam là một trong 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới. Hiện cả nước có 131.487 ha chè, sản lượng gần 824 nghìn tấn búp tươi. Trà Việt Nam được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu đạt gần 200 triệu USD/năm.

Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam có cơ hội tăng vọt

14-11-2011

Gần đây, nhiều khu vực trên thế giới đã phải gánh chịu thiên tai, khiến sản lượng rau quả sụt giảm. Trong khi, vào dịp cuối năm nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng này thường tăng mạnh. Đây được xem cơ hội cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Đồng loạt bỏ chuồng: Cuối năm có "cạn" thịt?

3-11-2011

Nguồn cung thịt gia cầm vào dịp cuối năm nay, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nghiêm trọng, khi mà thời điểm này, người chăn nuôi sau một thời gian chịu cảnh thê thảm vì rớt giá đã rủ nhau bỏ trống chuồng.

Hàng thủ công mỹ nghệ: Sản phẩm nhỏ, giá trị lớn

31-10-2011

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ từ lâu đã là ngành thu hút nhiều lao động, đóng góp nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, đặc biệt là góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tận dụng tối đa nguồn nhân lực nhàn rỗi từ thành thị đến nông thôn.

Muối nhập khẩu biến tướng

21-10-2011

Được giao hạn ngạch nhập khẩu nhưng trong 5 năm liền, một doanh nghiệp có trụ sở ở Sài Gòn đã "phù phép" hơn 23.290 tấn muối công nghiệp thành muối ăn để bán ra thị trường kiếm lời.

Giảm thiệt hại nuôi thủy sản mùa lũ

21-10-2011

Lũ về ở đồng bằng sông Cửu Long mang đến niềm vui cho bà con sống bằng nghề chài, lưới, sản xuất ngư cụ... Nhưng với người nuôi trồng thủy sản thì lũ về cũng là thời điểm nảy sinh nhiều rủi ro, thiệt hại.

Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu

21-10-2011

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa cho biết, đơn vị này đang phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai một số giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bơm tạp chất làm ảnh hưởng đến uy tín và giảm sút thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam.