THỊ TRƯỜNG

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển ngành chè

Ngày đăng: 15 | 11 | 2011

Việt Nam là một trong 5 quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới. Hiện cả nước có 131.487 ha chè, sản lượng gần 824 nghìn tấn búp tươi. Trà Việt Nam được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị xuất khẩu đạt gần 200 triệu USD/năm.

Những cổ vật dùng để uống trà cho thấy văn hoá uống trà ở Việt Nam đã có từ lâu đời
Sản xuất chè ở Việt Nam có nhiều lợi thế như đa dạng và phong phú về nguồn giống, đất đai khí hậu phù hợp, nhiều mô hình năng suất cao; nhiều vùng chè chất lượng cao như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng). Các giống chè shan bản địa cho năng suất cao, chất lượng tốt có thể chế biến thành những sản phẩm đa dạng như chè vàng, phổ nhĩ và sản xuất chè hữu cơ giá trị cao. Mặt khác, cây chè cũng đã giải quyết việc làm cho 400.000 hộ sản xuất của 35 tỉnh.
Tuy năng suất chè Việt Nam đã đạt mức bình quân của thế giới, nhưng giá bán thấp, chỉ bằng 60-70% giá bình quân trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chè của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng, mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức cạnh tranh thấp; giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu chưa gắn kết với nhau…
Để ngành chè khắc phục được những tồn tại yếu kém, đưa ngành chè Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao năng suất, đóng góp thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và sự phát triển chung của đất nước, việc tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất chè của nước ngoài là việc làm cần thiết. Tại Hội thảo Quốc tế chè Thái Nguyên 2011 trong khuôn khổ Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam 2011, đại diện nhiều quốc gia đã chia sẻ kinh nghiệp phát triển ngành chè của họ.
Ở Trung Quốc, có 1.200 loại danh trà, chủng loại đa dạng. Sản lượng chè ngon chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chè, nhưng giá trị sản lượng loại chè này chiếm tới 70% tổng giá trị sản lượng. Để đạt được kết quả đó, từ khi tiến hành cải cách mở đến nay, chính phủ Trung Quốc rất chú trọng phát triển cây chè, điều này đã làm cho chè của Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, chủ yếu thể hiện ở một số điểm sau: sản xuất chè được quán triệt thực hiện phương châm phát triển “một ổn định, ba nâng cao” - tức là ổn định diện tích, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sản lượng trên một đơn vị canh tác; nỗ lực mở rộng và xây dựng vườn chè tiêu chuẩn dẫn đến mở rộng nhân giống hệ vô tính cây chè tốt và cải tạo vườn chè già cỗi và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh tổng hợp bằng chất không có độc như vật lý, sinh vật, tăng cường hơn nữa sự an toàn tin cậy của cơ sở sản xuất chè và nỗ lực nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng chè của Trung Quốc, dần hoà nhập với quốc tế; ứng dụng khoa học kỹ thuật để thúc đẩy nâng cấp ngành sản xuất chè, mở rộng phát triển quảng bá kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật sản xuất chè, cơ giới hoá máy móc chế biến gia công chè và kỹ thuật sản xuất tự động hoá và gia công chè; tăng cường giám sát chất lượng, định kỳ kiểm tra đối với thị trường chè; nâng cao nhận thức nhãn hiệu của doanh nghiệp, tăng cường nhãn hiệu hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh; thông qua việc tăng cường tuyên truyền văn hoá chè và tác dụng của chè đối với sức khoẻ, bao gồm phát triển mạnh mẽ triển lãm chè trên toàn quốc để nâng cao nhận thức cho người dân một cách hiệu quả về tác dụng uống chè sẽ có lợi cho sức khoẻ từ đó làm cho mọi người thích uống chè, và như vậy khả năng tiêu thụ chè sẽ không ngừng nâng lên.
Malaysia cũng là một quốc gia thành công trong sản xuất chè. Để đẩy mạnh phát triển ngành chè, năm 1955, Hiệp hội Thương mại trà Malaysia được thành lập. Hiệp hội được thành lập với mục đích phấn đấu bảo vệ lợi ích chung hợp pháp của các thành viên, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại chè và giải quyết các vấn đề mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng 100 thành viên phân phối trên toàn Malaysia.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất chè, Malaysia đẩy mạnh khuyến khích người dân của các dân tộc uống trà bằng cách tư vấn cho mọi người cố gắng sử dụng những loại trà có lợi cho sức khoẻ; tổ chức các hoạt động liên quan đến trà trên cơ sở có sự phối hợp với các thương gia trà để giúp người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của trà và lợi ích của việc uống trà. Malaysia cũng hướng tới hỗ trợ các thương gia trà về mặt tài chính để giúp họ vượt qua những khó khăn, hạn chế và hỗ trợ họ quảng bá thương hiệu của riêng họ. Điều này đã giúp họ dễ dàng xâm nhập vào được thị trường quốc tế và tăng thu nhập ngoại tệ cho Malaysia. Malaysia cũng đẩy mạnh các hoạt động triển lãm chè quốc tế hoặc tổ chức các chuyến đi thăm quan triển lãm chè quốc tế nhằm mục đích tương tác với các thương gia chè quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chè. Điểm đáng chú ý, để nâng cao cấp bậc thương hiệu quốc tế quan điểm của ngành chè Malaysia là không tự mãn hay bảo thủ đối với sản phẩm chè và hình dáng, đóng gói là một phần không thể thiếu để nâng cao thương hiệu sản phẩm. Ra sức tìm hiểu về thương hiệu quốc tế cũng như những công nghệ tiên tiến trên thế giới để rút kinh nghiệm hay ứng dụng để khắc phục những điểm yếu còn hiện hữu của ngành chè Malaysia…
Có thể thấy, Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam 2011 được tổ chức là một hoạt động hướng tới đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà Việt Nam. Hoạt động này đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động xúc tiến thương mại. Cũng qua hoạt động này, việc tham khảo kinh nghiệm phát triển ngành chè của nhiều nước thành công trong sản xuất chè là những gợi ý quan trọng để ngành chè Việt Nam tiếp tục phát triển.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=490144

NỘI DUNG KHÁC

Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam có cơ hội tăng vọt

14-11-2011

Gần đây, nhiều khu vực trên thế giới đã phải gánh chịu thiên tai, khiến sản lượng rau quả sụt giảm. Trong khi, vào dịp cuối năm nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng này thường tăng mạnh. Đây được xem cơ hội cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Đồng loạt bỏ chuồng: Cuối năm có "cạn" thịt?

3-11-2011

Nguồn cung thịt gia cầm vào dịp cuối năm nay, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nghiêm trọng, khi mà thời điểm này, người chăn nuôi sau một thời gian chịu cảnh thê thảm vì rớt giá đã rủ nhau bỏ trống chuồng.

Hàng thủ công mỹ nghệ: Sản phẩm nhỏ, giá trị lớn

31-10-2011

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ từ lâu đã là ngành thu hút nhiều lao động, đóng góp nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, đặc biệt là góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tận dụng tối đa nguồn nhân lực nhàn rỗi từ thành thị đến nông thôn.

Muối nhập khẩu biến tướng

21-10-2011

Được giao hạn ngạch nhập khẩu nhưng trong 5 năm liền, một doanh nghiệp có trụ sở ở Sài Gòn đã "phù phép" hơn 23.290 tấn muối công nghiệp thành muối ăn để bán ra thị trường kiếm lời.

Giảm thiệt hại nuôi thủy sản mùa lũ

21-10-2011

Lũ về ở đồng bằng sông Cửu Long mang đến niềm vui cho bà con sống bằng nghề chài, lưới, sản xuất ngư cụ... Nhưng với người nuôi trồng thủy sản thì lũ về cũng là thời điểm nảy sinh nhiều rủi ro, thiệt hại.

Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu

21-10-2011

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa cho biết, đơn vị này đang phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai một số giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bơm tạp chất làm ảnh hưởng đến uy tín và giảm sút thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam.

Phân bón chờ tăng giá

21-10-2011

Nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đợi lũ rút để làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân. Hiện giá phân bón được các đại lý cấp II, điểm bán lẻ tại TP.Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng… đang ở mức khá cao.

Bình ổn giá thức ăn chăn nuôi

20-10-2011

Thời gian gần đây, giá thịt lợn và gia cầm bắt đầu hạ nhiệt. Tốc độ giảm giá nhanh nhưng các khoản chi phí đầu vào mà người chăn nuôi phải lo phần lớn là vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng thêm.

Năm 2011 xuất khẩu cà phê có thể đạt 1,2 triệu tấn

20-10-2011

Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2011 giá cà phê tăng kỷ lục, dự báo lượng cà phê xuất khẩu của nước ta có thể đạt 1,2 triệu tấn, giá trị đạt 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, giá của cà phê Việt Nam vẫn thấp hơn thế giới, bởi những vấn đề về chất lượng và chủ yếu là chế biến thô đang làm giới hạn mức giá được trao đổi của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu gạo chậm khiến người mua tìm nơi khác

19-10-2011

Giá rẻ tại Ấn Độ gây áp lực lên giá ngũ cốc.

Cá, tôm xuất khẩu “rối” vì luật mới?

19-10-2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong khi các doanh nghiệp phải gấp rút thực hiện các hợp đồng đã ký thì rất nhiều lô hàng nhập khẩu nguyên liệu, phụ phẩm để phục vụ chế biến đang bị ách tắc tại cảng do những quy định mới của Luật An toàn thực phẩm.

Mía "đắng" ở vùng lũ

19-10-2011

Niên vụ 2011 - 2012, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 48.000ha mía, tập trung nhiều ở Long An, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre. Do ảnh hưởng của nước lũ dâng nhanh, ở mức cao và và kéo dài nên chất lượng mía sụt giảm, nhiều diện tích có nguy cơ chết do ngập kéo dài, khiến nông dân thất thu nặng.