THỊ TRƯỜNG

Cá, tôm xuất khẩu “rối” vì luật mới?

Ngày đăng: 19 | 10 | 2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong khi các doanh nghiệp phải gấp rút thực hiện các hợp đồng đã ký thì rất nhiều lô hàng nhập khẩu nguyên liệu, phụ phẩm để phục vụ chế biến đang bị ách tắc tại cảng do những quy định mới của Luật An toàn thực phẩm.

Nhu cầu tiêu dùng thủy sản tăng mạnh trên thế giới đã giúp giá cá tra và tôm trong nước tăng mạnh mẽ.
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản tăng mạnh trên thế giới đã giúp giá cá tra và tôm trong nước tăng mạnh mẽ. Với mặt hàng tôm, hiện giá tôm sú thương phẩm (20 con/kg) đã lên tới 250-275 nghìn đồng/kg; loại 30 con/kg có giá 190-220 nghìn đồng/kg; loại 40 con/kg có giá 170-180 nghìn đồng/kg. Giá cá tra ngyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua nhờ nhu cầu thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, đến thời điểm này giá cá đã cách xa điểm đáy được thiết lập trong tháng 7 từ 4.000 - 6.000 đồng/kg, tương ứng tăng khoảng 20 - 25%.  
Sau kỳ nghỉ hè, nhu cầu nhập khẩu cá tra tại thị trường EU và Mỹ tăng rất mạnh. Trong quý 3 vừa qua, lượng nhập khẩu tại thị trường EU tăng gấp đôi so với quý 2. Nhiều doanh nghiệp săn lùng hàng khắp nơi mà vẫn không đủ số lượng đáp ứng nhu cầu chế biến hàng xuất khẩu.
Với giá cá nguyên liệu cao hiện nay, thì giá thành sản phẩm sau khi chế biến lên tới 3,1 USD/kg. Nhiều doanh nghiệp do không chuẩn bị trước chân hàng nên đã bị vỡ hợp đồng.  
Theo VASEP, ngay đầu tháng 9/2011, nhiều nhà nhập khẩu châu Âu đã qua Việt Nam đặt hàng cá tra phi lê. Hầu hết, các nhà nhập khẩu đều yêu cầu chế biến cá tra phi lê cỡ nhỏ, tương đương cá tra nguyên liệu loại 850 g/con. Hiện các nhà nhập khẩu tại hai thị trường lớn EU và Mỹ đang đổ xô tìm nguồn cung cấp cá tra để chuẩn bị cho dịp Giáng sinh và năm mới sắp tới, và họ sẵn sàng chào mua với giá cao hơn 20% so với mùa hè. 
Giá đầu ra tăng, người nuôi chắc chắn sẽ có lãi, mặc dù cá tra lớn nhanh tuy nhiên phải mất đến 6 tháng để cá đạt khối lượng chuẩn 1,5 kg. Bởi vậy, không còn thời gian cho việc nuôi tái đàn để đáp ứng nhu cầu. Dự báo trong quý 4/2011, sản lượng cá thiếu 50% so với những tháng trước. Với tình hình cá nguyên liệu căng thẳng như hiện nay, sẽ không có đủ nguồn cá cho các đơn hàng trong dịp Noel và năm mới và hàng xuất khẩu cho các đơn hàng mới.  
Theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam buộc phải nhập khẩu một số nguyên liệu, phụ liệu không sản xuất ở trong nước như các loại phụ gia thực phẩm, bột, nước sốt, rượu thực phẩm... để phối trộn, tẩm hàng, sản xuất các sản phẩm thủy sản cao cấp, ăn liền, đúng khẩu vị theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu. 
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều lô hàng nhập khẩu của một số doanh nghiệp bị ách tắc tại cảng do những quy định mới của Luật An toàn thực phẩm. Doanh nghiệp thủy sản càng rối hơn khi chưa có nghị định hướng dẫn nên lúng túng không biết làm thủ tục tại cơ quan nào: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hay Bộ Y tế để giải tỏa các lô hàng? Trong khi, một số loại nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế, và một số loại khác lại thuộc quyền quản lý của hai bộ còn lại.
Trước khi Luật An toàn thực phẩm được ban hành và có hiệu lực thi hành, việc nhập khẩu các loại sản phẩm trên vẫn được tiến hành thuận lợi theo quy định tại Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm” và Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007 ban hành “Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập  khẩu” của Bộ Y tế. 
Kể từ ngày 1/7/2011, khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực, việc nhập khẩu các loại sản phẩm trên gặp nhiều vướng mắc, khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được do các cơ quan thẩm quyền thuộc Bộ Y tế từ chối cấp phép (trước đó vẫn cấp phép) vì theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, những mặt hàng nhập khẩu này không còn thuộc phạm vi quản lý của bộ này.
Theo VnEconomy

Nguồn:http://vneconomy.vn/20111017085145683P0C19/ca-tom-xuat-khau-roi-vi-luat-moi.htm

NỘI DUNG KHÁC

Mía "đắng" ở vùng lũ

19-10-2011

Niên vụ 2011 - 2012, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 48.000ha mía, tập trung nhiều ở Long An, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre. Do ảnh hưởng của nước lũ dâng nhanh, ở mức cao và và kéo dài nên chất lượng mía sụt giảm, nhiều diện tích có nguy cơ chết do ngập kéo dài, khiến nông dân thất thu nặng.

Giá tôm “ấm” dần

19-10-2011

Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm của 29 tỉnh, thành ven biển trong cả nước đạt gần 650.000ha, trong đó ĐBSCL chiếm 595.000ha và sản lượng thu hoạch gần 209.000 tấn (chiếm hơn 70% sản lượng cả nước).

Nhập khẩu rau quả tăng mạnh

19-10-2011

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 9, kim ngạch nhập khẩu rau quả vào VN đã đạt 17 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2010.

Lợn bệnh ồ ạt đổ về TP.HCM

19-10-2011

Ham lợi nhuận, nhiều lò mổ đang tiếp tay cho lợn mắc bệnh tai xanh đến với người tiêu dùng. Hành vi này không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra diện rộng.

Thiếu nguyên liệu trong chế biến thủy sản: Đâu là nguyên nhân?

18-10-2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản là do nguồn lợi hải sản cạn kiệt, hậu quả từ việc đánh bắt vô tổ chức và giá xăng dầu tăng cao khiến ngư dân "bỏ biển".

Cuối năm giá thịt lợn tăng và không khan hàng

18-10-2011

Giá thịt lợn đang ở mức cao đỉnh điểm tự nhiên lao dốc, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, giá thịt lợn từ nay đến cuối năm sẽ nhích lên nhưng không có sự đột biến như thời gian qua. Ông Sơn cho hay:

Năm nay có thể xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê

18-10-2011

Theo Bộ Công Thương, năm 2011 giá cà phê của VN và thế giới tăng kỷ lục, dự báo lượng cà phê xuất khẩu của nước ta có thể đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ USD.

Nam Bộ: Giá heo giảm mạnh

7-10-2011

Sau một thòi gian dài đứng ở mức trên 50.000 đồng/kg, trong những ngày qua, giá heo hơi tại các tỉnh Nam Bộ đã đồng loạt giảm xuống dưới 50.000 đồng/kg, ở nhiều địa phương, có những thời điểm giá còn giảm hơn nữa.

Giá thịt lao dốc là do nhập khẩu?

7-10-2011

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, bên cạnh yếu tố chu kỳ, giá thịt trong nước tụt thảm hại chỉ trong một thời hian ngắn là do lượng thịt nhập khẩu tràn về quá nhiều.

Giá đường có giảm?

7-10-2011

Năm nay, giá mua mía nguyên liệu đầu vụ vẫn bằng năm ngoái (1 triệu đồng/tấn) nhưng giá bán đường thành phẩm chỉ có 18.000 đồng/kg (năm ngoái 19.000 đồng/kg), đầu ra lại thu hẹp khiến các nhà máy bắt đầu rên rẩm.

Bác tin Indonesia nhập thêm 700.000 tấn gạo của Việt Nam

7-10-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa bác bỏ thông tin về việc Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia vừa ký kết mua thêm 700.000 tấn gạo từ Việt Nam.

Mục tiêu tăng 1 triệu tấn lúa vẫn có thể đạt được

7-10-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), do ảnh hưởng lũ, đồng bằng Sông Cửu Long mất khoảng 6.000 ha lúa. Tuy vậy, mục tiêu tăng 1 triệu tấn lúa theo yêu cầu của Chính phủ vẫn có thể đạt được.