THỊ TRƯỜNG

Giá thịt lao dốc là do nhập khẩu?

Ngày đăng: 07 | 10 | 2011

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, bên cạnh yếu tố chu kỳ, giá thịt trong nước tụt thảm hại chỉ trong một thời hian ngắn là do lượng thịt nhập khẩu tràn về quá nhiều.

Ông nhận định vì sao chỉ trong thời gian rất ngắn, giá thịt từ chỗ phải “hạ sốt khẩn cấp” lại rơi xuống đáy?
Việc giá thịt lên xuống theo chu kỳ trong một năm là chuyện bình thường. Tuy nhiên, giá từ chỗ quá sốt như hồi giữa năm, bỗng dưng tụt một mạch xuống tới mức nông dân lỗ nặng như hiện tại thì đúng là có vấn đề. Ở đây có một nguyên nhân cố hữu, và cũng là bài học đắt giá cho nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ manh mún. Đó là lúc thấy giá lên cao như hồi tháng 06, tháng 07/2011 thì ào ào vào giống nuôi. Hiện tại chính là thời điểm “bán tháo” của thị trường của lứa vào nuôi thời điểm đó, khiến “cầu” bị quá tải.
Tuy nhiên, tôi cho rằng với tổng đàn gia súc – gia cầm cả nước có tăng lên vào lúc cao điểm như vừa qua, thì với nhu cầu cân đối của thị trường trong nước như hiện tại, giá thịt cũng không thể giảm đột ngột như vậy. Giá giảm có lý do khác.
Vậy nguyên nhân chính là gì thưa ông?
Tôi nhận định việc giá thịt tụt mạnh như thế chủ yếu do lượng thịt nhập khẩu tràn về quá nhiều. Hiện tại, chúng tôi chưa được cung cấp số liệu thống kê cụ thể nào từ Cục Thú y cũng như Hải quan về lượng thịt và các sản phẩm thịt nhập khẩu trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, thoe như thông tin mà tôi nắm được thì kể từ thời điểm giá thịt lên cơn “sốt” vào giữa năm 2011 đến nay, lượng thịt, đặc biệt là thịt đông lạnh, mà nhiều nhất vẫn là cổ, cánh, đùi gà… đông lạnh nhập về nước đã tăng một cách đột ngột.
Về quan điểm của cá nhân tôi, cho rằng để giữ giá cho sản phẩm chăn nuôi trong nước, trong điều kiện chúng ta không được tăng thuê nhập khẩu, thì phải siết chặt kiểm soát, kiểm dịch thú y, hạn chế việc cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thịt nhằm giữ ổn định cung – cầu trong nước là kế sách tối ưu. Thế nhưng trong chuyện này, có vẻ như các cơ quan quản lý cho phép nhập khẩu thịt đã quá dễ dãi, thậm chí quá tay dẫn tới mức “thịt ngoại”, mà đặc biệt là thịt gia cầm tràn lan trên thị trường. Người chăn nuôi sẽ phải gánh chịu những điều tệ hại hơn nữa trong thời gian tới, nếu cứ thả lỏng việc nhập khẩu thịt.
Tệ hại như thế nào thưa ông?
Trong khoảng quý III năm 2011 vừa qua, khi thịt gia cầm ngoại tràn lan vào như thác, chúng tôi đã khảo sát và nhận ra một điều rất đáng lo ngại. Đó là phần đa các khách hàng tiêu thụ sản phẩm gia cầm rất lớn như các bếp ăn tập thể, nhà ăn cho công nhân, trường học… đã chuyển hết sang dùng thịt gia cầm đông lạnh. Nếu tình trạng này kéo dài, một thị trường tiêu thụ thịt không r lồ trong nước sẽ chuyển hẳn thói quen tiêu dùng sang dùng “thịt ngoại”.
Các chủ trang trại hiện đang “tố” Bộ Công thương rất gay gắt, vì họ nghe tin hồi giữa năm 2011, Bộ này đã kiến nghị cho giảm thuế để mở cửa cho thịt nhập khẩu khiến giá thịt hạ như hiện nay, thưa ông?
Đầu tháng 06/2011, trước tình hình giá thịt leo thang căng thẳng, Bộ Công thương đã có đề xuất giảm thuế và cho nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thịt để hạ sốt giá thịt. Tuy nhiên sau đó, Bộ NN&PTNT, mà cụ thể là Cục Chăn nuôi đã kịch liệt phản đối quyết định này, bởi chúng tôi dự bảo “cung” thịt trong nước sẽ đủ hạ sốt cho nhu cầu, chứ không cần phải tính chuyện nhập khẩu.
Về sau, Bộ Công thương cũng đã hủy bỏ đề xuất này, và trên thực tế không có chuyện giảm thuế nhập khẩu thịt trong thời gian qua. Mặc dù vậy, tôi cũng khẳng định ở một phương diện nào đó, đè xuất của Bộ Công thương vào thời điểm đó, cũng là nguyên nhân tạo ra một “tin hiệu” khiến các doanh nghiệp tăng cường việc nhập khẩu thịt.
Căn cứ nào mà ông nhận định việc hạ sốt giá thịt vào giữa năm 2011 không cần thiết phải tính đến chuyện nhập khẩu?
Vào thời điểm đó, mặc dù giá thịt đang điên đảo nhưng chúng tôi được biết tỏng 6 tháng đầu năm, đã có khoảng hơn 2 triệu con gà giống siêu thịt được nhập khẩu về Việt Nam. Số lượng này là quá nhiều so với mức bình quân mọi năm. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh cũng khá ổn định. Vì thế, chúng tôi nhận định theo lũy tiến, “cung” chăn nuôi trong nước sẽ kịp thời đáp ứng đủ “cầu” chỉ trong một thời gia ngắn, mà muộn nhất tới cuối tháng 07 giá thịt sẽ dần hạ nhiệt.
Vậy từ nay đền cuối năm, ông nhận định giá thịt có tăng trở lại không?
Nếu như không siết chặt việc nhập khẩu thịt, thì tôi nhận định giá thịt gia cầm sẽ khó tăng trở lại. Điều này đồng nghĩa với việc người nuôi sẽ tiếp tục lỗ. Riêng dự báo thịt lợn, có thể tăng nhẹ trở lại từ nay đến cuối năm.
Xin cảm ơn ông!
"Tôi thấy làm lạ là trong lúc người chăn nuôi đang thua lỗ đau đớn, không gượng dậy được thì nghe nói có cơ quan quản lý lại lấy đó làm … thành tích, chứng tỏ sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước giúp kéo giảm chỉ số giá thực phẩm xuống đã có hiệu quả. Người chăn nuôi đã quá khổ vì mấy năm nay dịch bệnh liên miên, lãi chưa thấy đã lỗ sặc tiết, mừng cái gì cơ chứ?" - Một cán bộ ngành chăn nuôi nói.
 
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 07/10/2011

NỘI DUNG KHÁC

Giá đường có giảm?

7-10-2011

Năm nay, giá mua mía nguyên liệu đầu vụ vẫn bằng năm ngoái (1 triệu đồng/tấn) nhưng giá bán đường thành phẩm chỉ có 18.000 đồng/kg (năm ngoái 19.000 đồng/kg), đầu ra lại thu hẹp khiến các nhà máy bắt đầu rên rẩm.

Bác tin Indonesia nhập thêm 700.000 tấn gạo của Việt Nam

7-10-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa bác bỏ thông tin về việc Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia vừa ký kết mua thêm 700.000 tấn gạo từ Việt Nam.

Mục tiêu tăng 1 triệu tấn lúa vẫn có thể đạt được

7-10-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), do ảnh hưởng lũ, đồng bằng Sông Cửu Long mất khoảng 6.000 ha lúa. Tuy vậy, mục tiêu tăng 1 triệu tấn lúa theo yêu cầu của Chính phủ vẫn có thể đạt được.

Thị trường gạo tháng 10: Chờ đợi chính sách của Thái Lan

6-10-2011

Thị trường gạo tháng 9 sẽ tương đối trầm lắng chờ thời điểm chính phủ Thái Lan bắt đầu chương trình can thiệp đầy nghi ngờ, nếu không có sự tham gia xuất khẩu trở lại của Ấn Độ.

Diễn biến mới trên thị trường gạo trước thời điểm 7/10

6-10-2011

Hai sự kiện mới, nổi bật mới nhất trên thị trường gạo là việc Indonesia đặt hàng khối lượng lớn từ Việt Nam và khả năng Philippines phải nhập khẩu gạo sớm hơn dự kiến.

Thực phẩm sụt giá, còn “ngại” lạm phát cuối năm?

6-10-2011

Chiếm cỡ một phần tư rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), việc giá thực phẩm sụt giảm mạnh trong những ngày qua, đáng kể nhóm hàng thịt lợn, thịt gà, đã thổi bùng lên tia hy vọng lạm phát sẽ được kiềm chế những tháng cuối năm.

Dự báo xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 7,5 triệu tấn

6-10-2011

Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan thường xuyên đưa ra các dự báo xuất khẩu nông sản, đã đưa ra dự báo khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước đạt mức 7,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 3,7 tỉ đô la.

Giá thịt lợn hơi đang giảm

6-10-2011

Tuần cuối tháng 9, giá thịt lợn hơi ở các tỉnh quanh khu vực Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình dao động từ 57.000-59.000 đồng/kg, so với 1-2 tuần trước đó đã giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Năm 2012, tổng cung lúa gạo dự báo đạt 41,52 triệu tấn

6-10-2011

Đó là một trong những dự báo về mặt hàng lương thực năm 2011 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra sau khi đánh giá thực hiện cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm năm 2011, đồng thời dự báo cân đối cung cầu năm 2012.

Đủ gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

5-10-2011

So với cuối tháng 9, giá lúa khô tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại tăng thêm 400 – 500 đồng lên mức 7.000 – 7.100 đồng/kg; gạo nguyên liệu lên 9.400 đồng. Theo hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo trong nước đáp ứng đủ mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo cũng như cho tiêu thụ nội địa.

Nhu cầu điều thô trên thị trường thế giới tăng

5-10-2011

Giá điều giảm khoảng 7 – 10% trong tháng 9, sau khi tăng khoảng 10% trong tháng 6/7 và đi ngang trong tháng 8 - đầu tháng 9.

Gạo Việt gặp thời

5-10-2011

Việc Thái Lan tăng giá mua lúa từ ngày 7-10, đồng thời Indonesia và Philippines đều phải nhập khẩu nhiều gạo khiến hạt gạo Việt Nam được giá. Nhiều khách hàng và doanh nhân của Thái Lan đã sang Việt Nam xúc tiến đầu tư nhà máy chế biến gạo để làm ăn lâu dài.