THỊ TRƯỜNG

Giá đường có giảm?

Ngày đăng: 07 | 10 | 2011

Năm nay, giá mua mía nguyên liệu đầu vụ vẫn bằng năm ngoái (1 triệu đồng/tấn) nhưng giá bán đường thành phẩm chỉ có 18.000 đồng/kg (năm ngoái 19.000 đồng/kg), đầu ra lại thu hẹp khiến các nhà máy bắt đầu rên rẩm.

Cách đây gần 3 tháng, trong cuộc họp giữa Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề Muối (CBTMNLTS-NM) với các doanh nghiệp mía đường đã từng dự báo rằng, vào thời điểm bắt đầu vụ mía đường mới (tháng 10 hàng năm), lượng đường dự trữ tại các nhà máy hầu như không còn khiến lượng đường luân chuyển cuối vụ không có nên một số doanh nghiệp lợi dụng thời gian này để đẩy giá đường lên, tức dự báo giá đường tăng. Thế nhưng, doanh nghiệp lợi dụng đâu chẳng thấy, thực tế đã đến vụ mà lượng đường của các doanh nghiệp vần tồn trong kho xấp xỉ gần 100.000 tấn, tăng hơn 28.000 tấn so với cùng thời điểm nay năm 2010 nên giá đường sẽ không tăng như dự báo mà ngược lại, có thể tiếp tục giảm them, nhất là khi gần 40 nhà máy đường đồng loạt bước vào vụ ép mía mới từ sau tháng 10 trở đi.
Ông Nguyễn Văn Thanh – GĐ Nhà máy đường Ấn Độ NIVL ở Long An cho biết, vào ngày 08/10, nhà máy mở máy và mua mía của dân giá 1 triệu đồng/tấn theo quy định của Hiệp hội Mía đường. Thế nhưng hiện nhà máy đang tồn kho 2.000 tấn đường và bán sỉ, giá chỉ 18.000 đồng/kg nhưng sức tiêu thụ rất chậm. Trong khi đó, vụ mía năm ngoái, cũng với giá mua 1 triệu đồng/tấn, bán đường giá 19.000 đồng/kg “chạy” êm ngay từ đầu vụ và giá tăng cho đến cuối vụ.
Vì sao giá đường lại có xu hướng giảm? Ông Thanh lý giải: một là, Bộ Công thương cho phép nhập 102.000 tấn đường, trong tổng hạn ngạch 250.000 tấn của năm nay, đã tạo áp lực kéo giá đường bán ra tại các nhà máy đường giảm gần 1.000 đồng/kg; hai là, giá đơng nhập lậu Thái Lan luôn rẻ hơn đường trong nước từ 1.000 – 2.000 đồng/kg mà đường Thái Lan thì lúc nào cũng có; ba là, sức mua đường của các nhà sản xuất bánh kẹo, nước giải khát chậm, một phần do sản phẩm bán chậm trong mùa mưa, phần nữa là do lãi suất ngân hàng cao.
Còn theo ông Nguyễn Hải – Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện giá đường trên thị trường thế giới đang giảm nên nhiều doanh nghiệp có hạn ngạch sẽ nhập khẩu đường, vì thế trong thời gian tới giá đường trong nước sẽ còn giảm nữa. Phải tính tới khả năng, lúc vào vụ ép mới, nếu giá đường còn tiếp tục giảm thì nhiều nhà máy sẽ hạ giá mua mía nguyên liệu từ người nông dân.
Tuy nhiên, việc dự đoán giá đường của Hiệp hôi Mía đường Việt Nam để có những khuyến cáo cho các nhà máy, doanh nghiệp, người tiêu dùng là rất khó. “Hiện nay trong tay Hiệp hội không có những số liệu về tình hình xuất khẩu đường qua Trung Quốc, số lượng đượng nhập lậu từ các tỉnh biên giới Tây Nam hay thời điểm các doanh nghiệp có hạn ngạch nhập khẩu đường, nên những thông tin mà Hiệp hội đưa ra chỉ có giá trị tham khảo” – ông Hải nói.
Ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hiệp hội Mía đường cho biết, hiện toàn ĐBSCL đã có 4 nhà máy đường hoạt động, 6 nhà máy còn lại hoạt động phải sau ngày 08/10. Riêng Hiệp Hòa (Long An) vào vụ trễ nhất, vào ngày 20/10.
Cũng theo ông Long, diện tích mía vùng ĐBSCL năm nay tăng không đáng kể, dẹ kiến khoảng từ 30 - 31 ngàn ha nhưng do năng suất tăng nên sản lượng mía dự kiến sẽ tăng khoảng 15% so với năm trước, tạo được nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy hoạt động. Ngoài ra, sự đồng thuận của các nhà máy trong khu vực cũng được thể hiện cao hơn năm trước. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các nhà máy trước vụ ép năm nay là giá mía tăng cao ngay từ đầu vụ. Thêm vào đó, do người dân muốn tăng năng suất mía nên đã bón phân đạm nhiều ở thời kỳ cuối vụ, làm cho trữ đường giảm, mía non trở lại.
Mặc dù, giá đường trắng, bán buôn ở các nhà máy hiện là 18.000 đồng/kg, nhưng người tiêu dùng mua ở các chợ, tiệm tạp hóa, siêu thị vẫn ở mức 23.000 – 24.000 đồng/kg tùy theo nhãn hiệu và giá này cũng đã kéo dài ít nhất 5 tháng qua không hề thay đổi.
Hiện các nhà máy đường trong khu vực đac thông báo giá mua mía nguyên liệu ngay tại rẫy đối với mía có trữ đường 10 CCS là 1.000 đồng/kg, tăng hay giảm 1 CCS thì giá mua cũng tăng hoặc giảm trong khoảng 70 đồng/kg. Tùy theo khoảng cách xa hay gần cầu cảng nhà máy mà giá thu mua tại cầu cảng tăng them nhiều hay ít. Cụ thể, giá mua mía tại cầu cảng nhà máy Phụng Hiệp là 1.070 đồng/kg đối với mía có trữ đường 10 CCS và tại cầu cảng nhà máy Vị Thanh là 1.090 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá mía đầu vụ năm trước.
“Tuy nhiên, hiện tại ở Hậu Giang đang có 100% mía nguyên liệu của huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy đo không có đê bao nên ngập nước hoàn toàn do mưa lũ. Trong đó, huyện Phụng Hiệp mới thu hoạch được 1.515/8.813 ha. Chúng tôi đang tích cực vận động nông dân khẩn trương thu hoạch mía chạy lũ. Trước mắt, có trường hợp mía đưa vào nhà máy còn non, trữ đường thấp khoảng 6 – 7 trữ nhưng các nhà máy vẫn phải mua không để bà con chịu thiệt”- ông Long nói.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 07/10/2011

NỘI DUNG KHÁC

Bác tin Indonesia nhập thêm 700.000 tấn gạo của Việt Nam

7-10-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa bác bỏ thông tin về việc Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia vừa ký kết mua thêm 700.000 tấn gạo từ Việt Nam.

Mục tiêu tăng 1 triệu tấn lúa vẫn có thể đạt được

7-10-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), do ảnh hưởng lũ, đồng bằng Sông Cửu Long mất khoảng 6.000 ha lúa. Tuy vậy, mục tiêu tăng 1 triệu tấn lúa theo yêu cầu của Chính phủ vẫn có thể đạt được.

Thị trường gạo tháng 10: Chờ đợi chính sách của Thái Lan

6-10-2011

Thị trường gạo tháng 9 sẽ tương đối trầm lắng chờ thời điểm chính phủ Thái Lan bắt đầu chương trình can thiệp đầy nghi ngờ, nếu không có sự tham gia xuất khẩu trở lại của Ấn Độ.

Diễn biến mới trên thị trường gạo trước thời điểm 7/10

6-10-2011

Hai sự kiện mới, nổi bật mới nhất trên thị trường gạo là việc Indonesia đặt hàng khối lượng lớn từ Việt Nam và khả năng Philippines phải nhập khẩu gạo sớm hơn dự kiến.

Thực phẩm sụt giá, còn “ngại” lạm phát cuối năm?

6-10-2011

Chiếm cỡ một phần tư rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), việc giá thực phẩm sụt giảm mạnh trong những ngày qua, đáng kể nhóm hàng thịt lợn, thịt gà, đã thổi bùng lên tia hy vọng lạm phát sẽ được kiềm chế những tháng cuối năm.

Dự báo xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 7,5 triệu tấn

6-10-2011

Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan thường xuyên đưa ra các dự báo xuất khẩu nông sản, đã đưa ra dự báo khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước đạt mức 7,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 3,7 tỉ đô la.

Giá thịt lợn hơi đang giảm

6-10-2011

Tuần cuối tháng 9, giá thịt lợn hơi ở các tỉnh quanh khu vực Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình dao động từ 57.000-59.000 đồng/kg, so với 1-2 tuần trước đó đã giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Năm 2012, tổng cung lúa gạo dự báo đạt 41,52 triệu tấn

6-10-2011

Đó là một trong những dự báo về mặt hàng lương thực năm 2011 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra sau khi đánh giá thực hiện cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm năm 2011, đồng thời dự báo cân đối cung cầu năm 2012.

Đủ gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

5-10-2011

So với cuối tháng 9, giá lúa khô tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại tăng thêm 400 – 500 đồng lên mức 7.000 – 7.100 đồng/kg; gạo nguyên liệu lên 9.400 đồng. Theo hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo trong nước đáp ứng đủ mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo cũng như cho tiêu thụ nội địa.

Nhu cầu điều thô trên thị trường thế giới tăng

5-10-2011

Giá điều giảm khoảng 7 – 10% trong tháng 9, sau khi tăng khoảng 10% trong tháng 6/7 và đi ngang trong tháng 8 - đầu tháng 9.

Gạo Việt gặp thời

5-10-2011

Việc Thái Lan tăng giá mua lúa từ ngày 7-10, đồng thời Indonesia và Philippines đều phải nhập khẩu nhiều gạo khiến hạt gạo Việt Nam được giá. Nhiều khách hàng và doanh nhân của Thái Lan đã sang Việt Nam xúc tiến đầu tư nhà máy chế biến gạo để làm ăn lâu dài.

Xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục mới

5-10-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã đánh giá khả quan về tình hình xuất khẩu gạo 9 tháng qua: đạt mức kỷ lục mới trong 3 năm liên tiếp. Đó là lũy kế đăng ký hợp đồng, lũy kế xuất khẩu và giá xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước nay.