THỊ TRƯỜNG

Thiếu nguyên liệu trong chế biến thủy sản: Đâu là nguyên nhân?

Ngày đăng: 18 | 10 | 2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản là do nguồn lợi hải sản cạn kiệt, hậu quả từ việc đánh bắt vô tổ chức và giá xăng dầu tăng cao khiến ngư dân "bỏ biển".

Tỷ lệ cá tạp chiếm 70%
Anh Nguyễn Ngọc Minh Phương, chủ tàu cá BV 5488 TS, ấp Tân Lập, xã Phước Tỉnh (Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, 10 năm trước, mỗi chuyến đánh bắt xa bờ, tài công cho tàu chạy ra biển khoảng 20 hải lý là có thể quăng lưới. Còn bây giờ tàu cá phải chạy cách xa đến 200 hải lý mà vẫn không có cá, nguồn lợi hải sản giảm khoảng 50% so với trước.
Nhiều ngư dân cho biết, hiện tại, nguồn hải sản đang giảm mạnh, đã vậy tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm đến 70%. Một số loài hải sản có giá trị cao mà trước đây ngư dân đánh bắt được với số lượng lớn như: cá thu, cá mú, tôm hùm, mực... giờ trở nên khan hiếm.
Phương thức bảo quản sản phẩm sau khai thác của ngư dân hiện cũng chưa đáp ứng được yêu cầu và đây là nguyên nhân làm cho tỷ lệ cá hao hụt lớn, chất lượng kém. Theo ông Đào Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Tứ Hải, việc bảo quản nguyên liệu trên các tàu cá có tính chất quyết định đến chất lượng thủy sản cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản hải sản sau khai thác của bà con ngư dân còn quá sơ sài, chủ yếu là dùng đá ướp lạnh nên chỉ có 20-30% sản lượng khai thác đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, số còn lại chủ yếu để chế biến surimi hoặc dùng chế biến bột cá làm thức ăn gia súc.
Ông Phạm Bạn, chủ tàu cá BV 93288 TS cho biết, chuyến biển vừa qua tàu cá của ông trúng lớn, sản lượng đạt gần 90 tấn nhưng có tới gần 50 tấn cá phân nên tính ra hiệu quả kinh tế vẫn thấp. Ông Bạn cũng như nhiều ngư dân khác luôn ao ước có hệ thống cấp đông để bảo quản sản phẩm tốt hơn, nhưng để đầu tư một giàn cấp đông, ngư dân phải bỏ ra 500-700 triệu đồng/cặp tàu, đó là chưa kể số tiền đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu cho phù hợp, vì thế đa số chủ tàu đều bảo quản theo cách truyền thống.
Chưa có sự liên kết
Mấy năm qua, ngành chế biến thủy sản phát triển mạnh, số lượng các doanh nghiệp chế biến hải sản ngày càng tăng nhưng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm. Trong khi đó, chuỗi liên kết trong khai thác, cung ứng, sử dụng nguyên liệu giữa ngư dân và doanh nghiệp còn rời rạc. Từ trước tới nay, ngư dân chủ yếu phải bán sản phẩm qua các đầu nậu, trung gian nên lợi nhuận bị giảm nhiều, chưa kể còn bị ép giá. Ngoài ra, ngư dân cũng không biết nhà máy chế biến cần loại nguyên liệu gì, kích cỡ bao nhiêu, chất lượng thế nào nên mới có tình trạng lãng phí nguyên liệu vào việc chế biến bột cá làm thức ăn gia súc.
Ông Nguyễn Văn Nhân, ngư dân phường 5 (TP.Vũng Tàu) cho biết, đánh bắt kém hiệu quả, nhiều tàu cá nằm bờ cũng là nguyên nhân làm cho các nhà máy chế biến thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Số tàu cá chống chọi được để bám biển thì lúc nào cũng thấp thỏm nỗi lo "trúng biển, rớt giá". "Năm ngày trước mực đang có giá 65.000 đồng/kg, tự dưng bữa nay chỉ còn 55.000 đồng/kg, giá các loại cá khác cũng giảm 3.000-5.000 đồng/kg. Chỉ trong mấy ngày mà chúng tôi mất không 10 triệu đồng/tấn mực, thắc mắc với các vựa thu mua thì họ trả lời rằng giá giảm hay tăng là do các công ty quyết định. Thật sự chúng tôi cũng chẳng biết ai là người quyết định giá hải sản trên thị trường", ông Nhân bức xúc nói.
Do thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân nên chưa có cơ chế nào khuyến khích ngư dân bảo quản sản phẩm tốt. Một ngư dân cho biết, một lô cá đánh bắt trong vòng 10 ngày về bến cũng được các nậu vựa mua với giá ngang bằng với lô cá của các tàu đánh bắt từ 30-45 ngày/chuyến. Vì thế, thay vì cần 2.000 cây đá cho 1 chuyến biển, nhiều tàu chỉ lấy khoảng 1.500 cây để giảm chi phí. Rõ ràng, cách thu mua hải sản theo kiểu "vàng thau lẫn lộn" của các nậu vựa đã khiến ngư dân càng không quan tâm tới việc bảo quản sản phẩm.
"Để ngư dân yên tâm bám biển thì các doanh nghiệp phải có các giải pháp hỗ trợ như bao tiêu sản phẩm, ổn định giá và phân loại giá theo chất lượng sản phẩm để ngư dân có ý thức bảo quản sản phẩm tốt hơn", ông Phạm Tính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Tỉnh nói.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/10/30748.html

NỘI DUNG KHÁC

Cuối năm giá thịt lợn tăng và không khan hàng

18-10-2011

Giá thịt lợn đang ở mức cao đỉnh điểm tự nhiên lao dốc, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, giá thịt lợn từ nay đến cuối năm sẽ nhích lên nhưng không có sự đột biến như thời gian qua. Ông Sơn cho hay:

Năm nay có thể xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê

18-10-2011

Theo Bộ Công Thương, năm 2011 giá cà phê của VN và thế giới tăng kỷ lục, dự báo lượng cà phê xuất khẩu của nước ta có thể đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ USD.

Nam Bộ: Giá heo giảm mạnh

7-10-2011

Sau một thòi gian dài đứng ở mức trên 50.000 đồng/kg, trong những ngày qua, giá heo hơi tại các tỉnh Nam Bộ đã đồng loạt giảm xuống dưới 50.000 đồng/kg, ở nhiều địa phương, có những thời điểm giá còn giảm hơn nữa.

Giá thịt lao dốc là do nhập khẩu?

7-10-2011

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, bên cạnh yếu tố chu kỳ, giá thịt trong nước tụt thảm hại chỉ trong một thời hian ngắn là do lượng thịt nhập khẩu tràn về quá nhiều.

Giá đường có giảm?

7-10-2011

Năm nay, giá mua mía nguyên liệu đầu vụ vẫn bằng năm ngoái (1 triệu đồng/tấn) nhưng giá bán đường thành phẩm chỉ có 18.000 đồng/kg (năm ngoái 19.000 đồng/kg), đầu ra lại thu hẹp khiến các nhà máy bắt đầu rên rẩm.

Bác tin Indonesia nhập thêm 700.000 tấn gạo của Việt Nam

7-10-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa bác bỏ thông tin về việc Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia vừa ký kết mua thêm 700.000 tấn gạo từ Việt Nam.

Mục tiêu tăng 1 triệu tấn lúa vẫn có thể đạt được

7-10-2011

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), do ảnh hưởng lũ, đồng bằng Sông Cửu Long mất khoảng 6.000 ha lúa. Tuy vậy, mục tiêu tăng 1 triệu tấn lúa theo yêu cầu của Chính phủ vẫn có thể đạt được.

Thị trường gạo tháng 10: Chờ đợi chính sách của Thái Lan

6-10-2011

Thị trường gạo tháng 9 sẽ tương đối trầm lắng chờ thời điểm chính phủ Thái Lan bắt đầu chương trình can thiệp đầy nghi ngờ, nếu không có sự tham gia xuất khẩu trở lại của Ấn Độ.

Diễn biến mới trên thị trường gạo trước thời điểm 7/10

6-10-2011

Hai sự kiện mới, nổi bật mới nhất trên thị trường gạo là việc Indonesia đặt hàng khối lượng lớn từ Việt Nam và khả năng Philippines phải nhập khẩu gạo sớm hơn dự kiến.

Thực phẩm sụt giá, còn “ngại” lạm phát cuối năm?

6-10-2011

Chiếm cỡ một phần tư rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), việc giá thực phẩm sụt giảm mạnh trong những ngày qua, đáng kể nhóm hàng thịt lợn, thịt gà, đã thổi bùng lên tia hy vọng lạm phát sẽ được kiềm chế những tháng cuối năm.

Dự báo xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 7,5 triệu tấn

6-10-2011

Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan thường xuyên đưa ra các dự báo xuất khẩu nông sản, đã đưa ra dự báo khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước đạt mức 7,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 3,7 tỉ đô la.

Giá thịt lợn hơi đang giảm

6-10-2011

Tuần cuối tháng 9, giá thịt lợn hơi ở các tỉnh quanh khu vực Hà Nội như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình dao động từ 57.000-59.000 đồng/kg, so với 1-2 tuần trước đó đã giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg.