THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu gạo chậm khiến người mua tìm nơi khác

Ngày đăng: 19 | 10 | 2011

Giá rẻ tại Ấn Độ gây áp lực lên giá ngũ cốc.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan vào thời điểm này chậm là do lũ lụt và tác động của giá gạo đồ được bán tại Ấn Độ với giá 120 USD/tấn, rẻ hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan.
Bà Korbsook Iamsuri, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho biết: gạo đồ Thái Lan được giao dịch khoảng 580 – 590 USD/tấn, trong khi gạo của Ấn Độ lại được bán với mức 450 – 455 USD/tấn, đã gây sức ép lên giá gạo Thái Lan theo cách tương tự mà Việt Nam đã thực hiện trước đó.
Các nước xuất khẩu gạo khác như Brazil, Uruguay, Pakistan và Myanmar cũng trở nên tích cực hơn.
Ấn Độ, nhà sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới có thể bán được 2.000.000 tấn trong những tháng tiếp theo, trước khi người mua tại châu Phi đi tìm kiếm nguồn cung cấp rẻ hơn thay thế Thái Lan đang bị lũ lụt.
“Xuất khẩu Ấn Độ đã ký hợp đồng vận chuyển khoảng 800.000 tấn sau khi Chính phủ hủy bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu trong tháng cuối cùng.” – Prem Garg, Giám đốc quản lý của Shri Lal Mahal Ltd, một nước xuất khẩu gạo nói trên Bloomberg News.
Người mua hàng từ các nước châu Phi đã ký các hợp đồng nhập khẩu gạo Ấn Độ với các mức giá cả khác nhau, từ 350 USD – 500 USD/tấn. Ông nói thêm.
Bà Korbsook cho biết rất nhiều đơn hàng lớn để giao trong năm nay như Indonesia 100.000 tấn để hoàn thành đơn đặt hàng cashc đây 2 tuần trong một cuộc đấu giá. Indonesia trước đó đã hủy bỏ một cuộc bán đấu giá để mua 70.000 tấn gạo sau khi Tổ chức Public Warehouse của Thái Lan không có biên bản ghi nhớ bán 300.000 tấn gạo.
Tuy nhiên, Philippines cho biết sẽ bắt đầu nhập khẩu gạo trở lại vào đầu năm tới.
Bà Korbsook cho biết, bà không thể dự đoán được Thái Lan sẽ có thể xuất khẩu 11 triệu tấn gạo trong năm nay hay không khi lũ lụt đã tác động nặng nề vào hệ thống hậu cần, xay xát và xuất khẩu.
Cho đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu 9,44 triệu tấn gạo, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị 5,5 tỷ USD, tăng 43%.
Bà cho biết, giá gạo trắng của Thái Lan vẫn ổn định ở mức 590 USD/tấn nhưng chỉ có một lượng nhỏ được cam kết theo chương trình thế chấp của Chính phủ. Bà dự đoán, sẽ không thiếu gạo bởi vì khi xay xát và xuất khẩu đã “thả” khoảng 3 triệu tấn tỏng khi Chính phủ cũng có một kho dự trữ lớn.
Bà kêu gọi chính phủ xem xét vì rất cần thiết để chi tiêu 430 tr baht vào chương trình thế chấp gạo như tài trợ một nguồn ngân sách lớn để phục hồi lại xuất khẩu. “Chính phủ cần thiết lập và ưu tiên việc đó”, bà nói.

Phó Bộ trưởng Thương mại Poom Sarapol ước tính rằng, chương trình thế chấp gạo đã thu hoạch được khoảng 50.000 tấn, và ước tính chỉ đạt 1.000.000 tấn trong tháng này.

NỘI DUNG KHÁC

Cá, tôm xuất khẩu “rối” vì luật mới?

19-10-2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong khi các doanh nghiệp phải gấp rút thực hiện các hợp đồng đã ký thì rất nhiều lô hàng nhập khẩu nguyên liệu, phụ phẩm để phục vụ chế biến đang bị ách tắc tại cảng do những quy định mới của Luật An toàn thực phẩm.

Mía "đắng" ở vùng lũ

19-10-2011

Niên vụ 2011 - 2012, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 48.000ha mía, tập trung nhiều ở Long An, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre. Do ảnh hưởng của nước lũ dâng nhanh, ở mức cao và và kéo dài nên chất lượng mía sụt giảm, nhiều diện tích có nguy cơ chết do ngập kéo dài, khiến nông dân thất thu nặng.

Giá tôm “ấm” dần

19-10-2011

Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi tôm của 29 tỉnh, thành ven biển trong cả nước đạt gần 650.000ha, trong đó ĐBSCL chiếm 595.000ha và sản lượng thu hoạch gần 209.000 tấn (chiếm hơn 70% sản lượng cả nước).

Nhập khẩu rau quả tăng mạnh

19-10-2011

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 9, kim ngạch nhập khẩu rau quả vào VN đã đạt 17 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ 2010.

Lợn bệnh ồ ạt đổ về TP.HCM

19-10-2011

Ham lợi nhuận, nhiều lò mổ đang tiếp tay cho lợn mắc bệnh tai xanh đến với người tiêu dùng. Hành vi này không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra diện rộng.

Thiếu nguyên liệu trong chế biến thủy sản: Đâu là nguyên nhân?

18-10-2011

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến thủy sản là do nguồn lợi hải sản cạn kiệt, hậu quả từ việc đánh bắt vô tổ chức và giá xăng dầu tăng cao khiến ngư dân "bỏ biển".

Cuối năm giá thịt lợn tăng và không khan hàng

18-10-2011

Giá thịt lợn đang ở mức cao đỉnh điểm tự nhiên lao dốc, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, giá thịt lợn từ nay đến cuối năm sẽ nhích lên nhưng không có sự đột biến như thời gian qua. Ông Sơn cho hay:

Năm nay có thể xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê

18-10-2011

Theo Bộ Công Thương, năm 2011 giá cà phê của VN và thế giới tăng kỷ lục, dự báo lượng cà phê xuất khẩu của nước ta có thể đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ USD.

Nam Bộ: Giá heo giảm mạnh

7-10-2011

Sau một thòi gian dài đứng ở mức trên 50.000 đồng/kg, trong những ngày qua, giá heo hơi tại các tỉnh Nam Bộ đã đồng loạt giảm xuống dưới 50.000 đồng/kg, ở nhiều địa phương, có những thời điểm giá còn giảm hơn nữa.

Giá thịt lao dốc là do nhập khẩu?

7-10-2011

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, bên cạnh yếu tố chu kỳ, giá thịt trong nước tụt thảm hại chỉ trong một thời hian ngắn là do lượng thịt nhập khẩu tràn về quá nhiều.

Giá đường có giảm?

7-10-2011

Năm nay, giá mua mía nguyên liệu đầu vụ vẫn bằng năm ngoái (1 triệu đồng/tấn) nhưng giá bán đường thành phẩm chỉ có 18.000 đồng/kg (năm ngoái 19.000 đồng/kg), đầu ra lại thu hẹp khiến các nhà máy bắt đầu rên rẩm.

Bác tin Indonesia nhập thêm 700.000 tấn gạo của Việt Nam

7-10-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa bác bỏ thông tin về việc Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia vừa ký kết mua thêm 700.000 tấn gạo từ Việt Nam.