THỊ TRƯỜNG

Giá hồ tiêu có xu hướng giảm trong tháng đầu năm 2012

Ngày đăng: 08 | 02 | 2012

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm 2012, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản sẽ giảm so với năm 2011. Thực tế, từ đầu năm đến nay giá hồ tiêu của thị trường trong nước và thế giới được ghi nhận là có xu hướng giảm so với năm 2011.

Sản lượng hồ tiêu cả nước năm 2012 ước đạt 110 ngàn tấn
Theo nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), sản lượng hồ tiêu cả nước năm 2012 ước đạt 110 ngàn tấn, tổng nguồn cung hồ tiêu năm 2012 đạt 100-105 ngàn tấn, giảm 15-20% (tương đương giảm 20-30 ngàn tấn) so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2011 giá cao nên hầu hết lượng hồ tiêu đã được tiêu thụ, lượng tồn kho hạn hẹp. Mặt khác, theo kết quả khảo sát của VPA tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu năng suất hồ tiêu trong năm 2012 dự báo giảm từ 10-30%.
Theo nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), sản lượng hồ tiêu cả nước năm 2012 ước đạt 110 ngàn tấn, tổng nguồn cung hồ tiêu năm 2012 đạt 100-105 ngàn tấn, giảm 15-20% (tương đương giảm 20-30 ngàn tấn) so với năm 2011. Nguyên nhân là năm 2011 giá cao nên hầu hết lượng hồ tiêu đã được tiêu thụ, lượng tồn kho hạn hẹp. Mặt khác, theo kết quả khảo sát của VPA tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu năng suất hồ tiêu dự báo giảm từ 10-30%. 
Bước vào năm 2012, thị trường hồ tiêu diễn biến khá trầm lắng, giá thu mua hồ tiêu có xu hướng điều chỉnh giảm mạnh trong tháng 1/2012. Giá tiêu đen từ mức 118-120 ngàn đồng/kg ngày 1/1 giảm xuống mức 108-110 ngàn đồng/kg vào ngày 20/1. Giá thu mua tiêu trắng trong tháng ổn định ở mức 175-180 ngàn đồng/kg. Sau tết nguyên đán tại thời điểm ngày 1/2/2012, giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu loại 500 Gr/l-FAQ có giá 5.600 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ có giá 5.950 USD/tấn, (FOB), giảm 200 USD so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Giá tiêu đen Ấn Độ loại đặc chủng MG1 có giá 6.500 USD/tấn đi châu Âu và 6.800 USD/tấn đi Mỹ, (C&F), tăng nhẹ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiện nay ở Tây Nguyên có một số vùng trồng tiêu giống chín sớm, mà bà con quen gọi là giống tiêu Quảng hay tiêu Ấn Độ, cũng sắp bắt tay vào thu hoạch trong tháng 2 này. Tuy số lượng không được nhiều nhưng cũng giúp làm giảm bớt sức ép lên nguồn cung.
Trên thị trường thế giới, tại thời điểm 1/2/2012, giá tiêu kỳ hạn thế giới trên sàn NCDEX tại Kochi-Ấn Độ tiếp tục đà lao dốc của tuần trước trong tuần này. Kỳ hạn giao tháng 2 trong ngày 31/1/2012 đã mất thêm 1.245 Rupi, tức 3,99%, xuống 29.960 Rupi/tạ, tương đương 6.064 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 cũng mất xấp xỉ để xuống 29.935 Rupi/tạ, tương đương 6.059 USD/tấn.
Giá hạt tiêu giao ngay mất 1.021 Rupi/tạ, chiếm 3,2%, xuống còn 30.940 Rupi/tạ, tương đương 6.263 USD/tấn. (1 USD = 49,4050 Rupi).
Theo các nhà phân tích thị trường tiêu kỳ hạn, giá sàn giảm mạnh chủ yếu là do kỹ thuật và đồng Rupi mạnh lên so với đồng USD, trong khi thị trường giao ngay đang siết giá để giữ ở mức cao có lợi cho người trồng tiêu Ấn Độ. (thị trường tiêu Kỳ hạn thế giới giao dịch chính thức bằng đồng Rupi của Ấn Độ)
Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC) dự báo tổng sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2012 đạt 320.155 tấn, tăng 21.755 tấn so với năm 2011, trong đó sản lượng tiêu đen dự báo đạt 248,2 ngàn tấn, tăng 8,1%; sản lượng tiêu trắng dự báo tăng 4,7% so với năm ngoái. Lượng hồ tiêu tồn kho thế giới cuối năm 2011 đạt 97.458 tấn. Như vậy tổng nguồn cung hồ tiêu thế giới năm 2012 dự báo đạt 417.613 tấn. 
Theo dự báo, sản lượng hồ tiêu có xu hướng tăng tại Sri Lanka (tăng 35,8%); Indonesia (tăng 24,2%); Trung Quốc (tăng 7,3%) trong khi giảm tại Ấn Độ với mức giảm 10,4%. Xuất khẩu hồ tiêu của Braxin năm 2011 đạt 32.676 tấn với giá trị đạt 186 triệu USD, tăng 6,1% về lượng và tăng 71,9% về giá trị so với năm 2010. Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Braxin với 12.820 tấn chiếm 39% tổng khối lượng xuất khẩu trong năm 2011, theo sau đó là thị trường Đức chiếm 15% tổng khối lượng xuất khẩu.
Các chuyên gia phân tích thị trường nhận định, thị trường hạt tiêu kỳ hạn đang được các nhà đầu tư tài chính và các nhà đầu cơ trên sàn chăm sóc khá kỹ lưỡng nên đã tạo ra nhiều biến động mạnh, khó lường trong khi thị trường hàng thực đang trong giai đoạn thiếu vắng khách bán lẫn khách mua vì các kỳ nghỉ lễ của nhiều nước trên thế giới.
Theo cpv.org

Nguồn:http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=504951

NỘI DUNG KHÁC

Thị trường cà phê tháng 1/2012 và dự báo

8-2-2012

Hoạt động đầu cơ khiến cho thị trường cà phê thế giới tháng qua biến động gần như trái chiều nhau. Dự báo giá sẽ tăng trong ngắn hạn, nhưng sau tháng 4 sẽ chịu sức ép đi xuống.

Lúa chững giá, nhà nông thêm khó

8-2-2012

Cánh hàng xáo ở ĐBSCL đã giảm tốc độ mua lúa, chỉ mua cầm chừng, chủ yếu xay xát tiêu thụ trong thời gian ngắn. Về phía nông dân, do ngay sau tết nhu cầu chi tiêu, sản xuất tăng nên không ít hộ đã chấp nhận bán lúa giá thấp.

Sớm có giải pháp tiêu thụ lúa gạo

8-2-2012

Hiện nay, ĐBSCL đang bắt đầu thu hoạch lúa đông - xuân sớm. Lúa IR 50404 khu vực Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… dao động ở mức 5.500 - 5.700 đồng/kg (giảm hơn 200 đồng/kg so hạ tuần tháng 12 năm ngoái).

Lượng muối tồn kho tháng 1/2012 khoảng 93 nghìn tấn

2-2-2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất tính tới thời điểm 20/01 khoảng gần 93 nghìn tấn (bằng 42% so với cùng kỳ năm 2011).

Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2012

2-2-2012

Năm 2012 nếu ngành cá tra được ưu tiên vốn, đồng thời lãi suất về dưới 15%/năm thì giá thành sản xuất sẽ cạnh tranh được, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 2 tỉ USD.

Giá thực phẩm có xu hướng giảm

2-2-2012

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm nhẹ, nguồn cung thực phẩm tăng, đã làm cho giá cả thực phẩm trong tháng 1/2012 có xu hướng giảm.

Ngành chè nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trong năm mới

2-2-2012

Năm 2011 khép lại với những thành tựu nổi bật của ngành sản xuất chè Việt Nam. Năm qua, mặc dù diện tích chè cả nước giảm 2,8% so với năm 2010 song sản lượng thu hoạch vẫn đạt 888.600 tấn, tăng 6,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 198 triệu USD. Tiếp tục phát huy những điều kiện thuận lợi, năm 2012 hứa hẹn một năm thắng lợi hơn nữa của ngành chè Việt Nam.

Thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng cà phê niên vụ 2012 – 2013

2-2-2012

Theo tin từ Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam (Vicofa): Dự báo năng suất và sản lượng cà phê niên vụ 2012 - 2013 sẽ giảm bởi cà phê đang ồ ạt bung hoa sớm do ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới, cơn bão số 7 và gió mùa đông bắc vừa qua tràn vào, gây mưa phùn tại khu vực Tây Nguyên.

Nông nghiệp xuất siêu: Chưa vội mừng

2-2-2012

Dù kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ, cán cân thương mại ngành nông nghiệp vẫn thặng dư trong tháng đầu năm 2012. Nhưng, quan ngại với xuất khẩu nông sản đến từ triển vọng thị trường thế giới khá mong manh.

Hướng đến sản phẩm chè an toàn

11-1-2012

Dù đứng thứ 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu nhưng thương hiệu chè Việt vẫn khá mờ nhạt, bởi những hạn chế trong phương thức canh tác, ý thức sản xuất sạch của người trồng chè. Chính vì thế, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) và các doanh nghiệp (DN) đang đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cơ hội cạnh tranh cho sản phẩm chè.

Dịch bệnh được kiểm soát, nguồn cung thực phẩm dồi dào

11-1-2012

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, vấn đề người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay chính là nguồn cung thực phẩm trong đó có thịt và giá cả các mặt hàng này. Trước những lo lắng này, Bộ Nông nghiệp và PTNT một lần nữa cho biết sẽ đảm bảo đủ nguồn và không phải nhập thêm thực phẩm, đặc biệt sẽ không để xảy ra trình trạng giá tăng đột biến.

Nông sản xuất siêu 8,2 tỉ USD

1-12-2011

Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 11 tháng ước đạt 22,6 tỉ USD, tăng so với cùng kỳ năm trước.