TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tăng cường phòng chống dịch trong chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung đến Tết

Ngày đăng: 14 | 09 | 2011

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra ngày 13/9, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh: Hiện nay, hiện tượng tái đàn ở các địa phương là rất lớn để chuẩn bị cho thị trường Tết nhưng chúng ta tái đàn trong điều kiện không có vắc xin nên rất phức tạp. Vì thế ngoài việc tăng cường tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi thì Cục Thú y, Cục Chăn nuôi cần phối hợp các địa phương để tăng cường giám sát, phân công cán bộ theo dõi từng địa bàn, ... không để dịch tái phát, đặc biệt các địa bàn có nguy cơ cao phải phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để khi xảy ra dịch. Chính sách mới của Chính phủ hỗ trợ khi xảy ra dịch bệnh phải tiêu hủy là hỗ trợ cho cả người có vật nuôi bị tiêu hủy và người thực hiện việc tiêu hủy vật nuôi. 
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết, dịch bệnh gia súc gia cầm cơ bản được khống chế, không nghiêm trọng nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Đặc biệt diễn biến thời tiết bất thường làm giảm sức đề kháng của đàn gia cầm, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch. Vi rút cúm lưu hành khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã có biến đổi và vẫn chưa có vắc xin phù hợp. Bên cạnh đó, việc nhập lậu gia cầm vào trong nước tiêu thụ làm nguy cơ dịch tiếp tục xuất hiện và bùng phát. Thời gian vừa qua, do khống chế được dịch bệnh nên giá sản phẩm gia súc gia cầm được bình ổn. Nếu dịch bệnh bùng phát trở lại thì sản phẩm không thiếu nhưng người dân không dám ăn kéo theo sự leo thang về giá cho các mặt hàng thay thế. Vì vậy, các tỉnh cần đặc biệt quan tâm tới công tác phòng chống dịch bệnh. 
Ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Tính đến thời điểm hiện nay, dịch cúm gia cầm chỉ còn xuất hiện tại 3 tỉnh là Quảng Trị, Quảng Ngãi và Thái Bình; dịch tai xanh cũng chỉ còn xuất hiện tại Nghệ An. Để tiếp tục khống chế dịch, Cục Thú y đã yêu cầu các tỉnh phải chú trọng công tác phòng chống dịch, tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ trong phòng chống dịch như: khuyến cáo áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu chăn nuôi, điểm giết mổ, chợ buôn bán gia súc gia cầm, kiểm soát việc vận chuyển, công khai chính sách hỗ trợ khi có dịch, tuyên truyền để người dân có ý thức khai báo khi xuất hiện dịch.../. 
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=478583

NỘI DUNG KHÁC

Phê duyệt Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010- 2015

14-9-2011

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phê duyệt Ðề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010 – 2015.

Ban hành tiêu chí mới về cấp giấy chứng nhận KTTT: Cách nhìn mới

14-9-2011

Từ những bất cập của tiêu chí xác định kinh tế trang trại (KTTT) được ban hành cách đây gần một thập niên, ngày 13/4/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT về tiêu chí mới đối với KTTT được cấp giấy chứng nhận.

Chưa chính thức cho nhập khẩu 50.000 tấn muối

14-9-2011

Trong lúc cuộc sống của nhiều diêm dân khốn khó vì không tiêu thụ được muối thì thông tin Bộ Công Thương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thêm 50.000 tấn muối như một gáo nước lạnh đối với họ.

Nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

14-9-2011

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) vừa được Công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đại diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) phát hiện đăng ký bảo hộ độc quyền 10 năm tại Trung Quốc. Nếu không đòi lại thương hiệu này, việc xuất khẩu cà phê của nước ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khẩn trương thu hoạch lúa hè thu sớm

14-9-2011

Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc chỉ đạo SX vụ hè thu, mùa và vụ đông trong bối cảnh thời tiết diễn biến bất thường. Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc tập trung chỉ đạo một số nội dung cấp bách sau:

15.000 tỷ đồng cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn

14-9-2011

Ngân hàng Agribank vừa quyết định bổ sung chỉ tiêu vốn 15.000 tỷ đồng cho các chi nhánh trên toàn quốc để đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn.

3 khâu đột phá để phát triển ngành nông nghiệp

12-9-2011

Làm việc với UB Kinh tế của Quốc hội cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, ngành nông nghiệp sẽ vẫn tiếp tục phấn đấu là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, trong đó thực hiện bằng được 3 khâu đột phá: Thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, phát triển khoa học công nghệ và xây dựng hạ tầng nông thôn.

Giải cơn “khát” nhân lực ngành kinh tế trọng điểm

12-9-2011

Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, 2 chiến lược về đào tạo nghề đang được triển khai đồng bộ, đó là đào tạo nghề trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 ở ĐBSCL: Tạo đột phá đào tạo nguồn nhân lực

12-9-2011

Ngày 9/9, tại TP Cần Thơ, gần 300 đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành, Sở GD-ĐT, các trường đại học, trường dạy nghề trong vùng ĐBSCL tham dự hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 1033) về phát triển giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015, do Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp tổ chức.

Agribank giảm lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Phó Tổng giám đốc Agribank vừa ký Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam, có hiệu lực từ 12/9/2011, quy định lại các mức lãi suất đối với tất cả các khoản vay tại Agribank.

Giảm lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước đến ngày 8.9, có 34/42 ngân hàng thương mại (NHTM) ban hành văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống chấp hành đúng quy định về lãi suất huy động bằng VND và USD.

Lạm phát kỳ vọng có thể gây sức ép tăng giá

9-9-2011

Tâm lý kỳ vọng lạm phát trước việc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp là một trong những nhân tố gây sức ép tăng giá thị trường tháng 9/2011.