TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giải cơn “khát” nhân lực ngành kinh tế trọng điểm

Ngày đăng: 12 | 09 | 2011

Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, 2 chiến lược về đào tạo nghề đang được triển khai đồng bộ, đó là đào tạo nghề trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ông Cao Văn Sâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho biết, với chiến lược này, dự kiến Tổng cục sẽ phải tuyển sinh dạy nghề cho 1.860.000 người, trong đó cao đẳng nghề (CĐN), Trung cấp nghề (TCN) tăng 16,5% so với kế hoạch năm ngoái, hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg.
Về việc đẩy mạnh công tác dạy nghề cho ngành nghề mũi nhọn, trong năm 2011 sẽ tập trung những nhóm có nhu cầu tuyển dụng cao mà theo nhận định của lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề là: Cơ điện tử, lắp máy, xúc ủi hoặc nghề hàn bậc cao, lập trình viên, kỹ thuật viên máy tính; điện tử, dệt may - da giày, tài chính - ngân hàng, chế biến thực phẩm, quản lý điều hành, nhân sự, mộc - mỹ nghệ, trang trí nội thất, xây dựng - kiến trúc… Hoặc các nhóm công việc mang tính thời vụ như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, vệ sinh công nghiệp, bán hàng… cũng được dự báo là tăng mạnh trong năm nay nên sẽ được đầu tư dạy nghề.
Tuy nhiên, trên thực tế để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề trên không dễ dàng. Vì vậy, Tổng cục Dạy nghề đang hướng tới hình thức liên kết giữa các trường với doanh nghiệp để cùng hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ. Đối với những ngành nghề mũi nhọn, công nghệ cao, sẽ đào tạo theo hình thức đáp ứng hợp đồng đặt hàng.
 Đồng thời, rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới dạy nghề về quy mô, cơ cấu cấp trình độ, ngành nghề đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, vùng. Tổng cục Dạy nghề cũng yêu cầu mỗi trường chọn ra 1- 2 nghề mũi nhọn để đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Theo Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề từ nay tới năm 2020 của Bộ LĐ-TB&XH, dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của một số ngành mũi nhọn sẽ khoảng 800.000 người, tập trung vào một số ngành như: Dệt - may 530.000, điện lực 151.000, công nghiệp tàu thủy 50.000, lắp máy 15.000… Cùng với đó là việc tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Do vậy, trong năm 2011 phấn đấu đào tạo nghề cho khoảng 800.000 nông dân trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo. Được biết hiện nay 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án và chọn huyện điểm, xã điểm để chỉ đạo triển khai, đảm bảo mục tiêu gắn chặt chẽ nhu cầu học nghề với giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Theo lộ trình đề án, trong năm nay, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động để thực hiện mục tiêu hỗ trợ dạy nghề cho nông dân. Để đạt được mục tiêu này, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề; hoàn thành xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ở cấp tỉnh; thành lập các trung tâm dạy nghề cấp huyện ở những nơi chưa có. Bộ sẽ đẩy mạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng kinh phí phân bổ cho các địa phương, ngành và các cơ sở dạy nghề... Đồng thời, Bộ đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo điểm theo các địa bàn ưu tiên.
Tổng cục Dạy nghề sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dạy nghề qua việc tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng đào tạo. Cụ thể, sẽ mời một cơ quan kiểm định nước ngoài tới đánh giá, thẩm định chất lượng dạy nghề độc lập để công nhận chất lượng nghề đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
Cũng theo ông Sâm, bên cạnh các việc làm nêu trên, các đơn vị cũng tập trung hình thành các trường CĐN, TCN có năng lực đào tạo nghề chất lượng cao như phát triển các trường CĐN, TCN có năng lực đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc gia; một số trường CĐN có năng lực đào tạo theo chương trình dạy nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề.
Để tập trung cho ngành nghề mũi nhọn, mỗi tỉnh phải có một trường có năng lực đào tạo ít nhất 2 nghề đạt chuẩn quốc gia phục vụ nhu cầu của thị trường lao động của địa phương.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/133/133/133/83506/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 ở ĐBSCL: Tạo đột phá đào tạo nguồn nhân lực

12-9-2011

Ngày 9/9, tại TP Cần Thơ, gần 300 đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành, Sở GD-ĐT, các trường đại học, trường dạy nghề trong vùng ĐBSCL tham dự hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 1033) về phát triển giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015, do Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp tổ chức.

Agribank giảm lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Phó Tổng giám đốc Agribank vừa ký Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam, có hiệu lực từ 12/9/2011, quy định lại các mức lãi suất đối với tất cả các khoản vay tại Agribank.

Giảm lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước đến ngày 8.9, có 34/42 ngân hàng thương mại (NHTM) ban hành văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống chấp hành đúng quy định về lãi suất huy động bằng VND và USD.

Lạm phát kỳ vọng có thể gây sức ép tăng giá

9-9-2011

Tâm lý kỳ vọng lạm phát trước việc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp là một trong những nhân tố gây sức ép tăng giá thị trường tháng 9/2011.

Thủ tướng yêu cầu mạnh tay với “chè bẩn”

9-9-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu, các đơn vị có liên quan tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè.

Chưa có lối thoát cho hạt muối

8-9-2011

Câu chuyện được mùa - mất giá chắc chắn sẽ không còn tiếp diễn đối với ngành muối và nông sản nội nói chung nếu những chính sách nhập khẩu được điều hành một cách hợp lý. Năm ngoái, vụ muối dù được mùa nhưng diêm dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi do muối ngoại được nhập khẩu tràn lan với giá rẻ. Năm nay, câu chuyện về muối vẫn tiếp tục không nhận được sự đồng thuận giữa các bên về chuyện nhập hay không nhập.

Sản xuất ngô bền vững vùng Tây Bắc

8-9-2011

Ở Việt Nam diện tích trồng ngô năm 2010 đạt hơn 1,1 triệu ha, năng suất bình quân 41 tạ/ha, tổng sản lượng 4,6 triệu tấn với bộ giống ngô lai chiếm hơn 90%.

Cơ chế tiền lương: Mới giải quyết vấn đề trước mắt

8-9-2011

Cơ chế tiền lương chưa thể hoàn thiện khi lương tối thiểu quá thấp, không tương xứng với năng suất lao động và không do thị trường quyết định.

Tháng 9, dự báo giá cả một số mặt hàng thiết yếu sẽ tăng nhẹ

8-9-2011

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa công bố bản đánh giá tình hình thị trường tháng 8 và dự báo trong tháng 9/2011. Theo dự báo, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng nhích nhẹ trong tháng 9 sau một thời gian giữ ổn định trong tháng 8.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ

8-9-2011

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong 8 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống.

Nông dân khát... GAP

8-9-2011

Hàng trăm hộ nông dân trồng chôm chôm và ổi xá lỵ ở xã Bình Lộc (Long Khánh, Đồng Nai) đang mong mỏi địa phương này nhanh chóng SX theo hướng VietGAP, để hi vọng những mùa vụ tới giá trái cây đỡ bèo bọt hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng nếu chưa đảm bảo được đầu ra thì làm các HTX VietGAP sẽ khó sống.

Kế hoạch dự trữ gạo của Chính phủ Thái sẽ bắt đầu vào 7 tháng 10

7-9-2011

Theo thông tin từ Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng thương mại Thái Lan Kittarat Na Ranong, kế hoạch dự trữ gạo của chính Phủ Thái dự kiến bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 sắp tới, với mức giá cam kết cho gạo trắng là 15,000 bạt/tấn và gạo thơm Thái là 20,000 bạt/tấn.