TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cơ chế tiền lương: Mới giải quyết vấn đề trước mắt

Ngày đăng: 08 | 09 | 2011

Cơ chế tiền lương chưa thể hoàn thiện khi lương tối thiểu quá thấp, không tương xứng với năng suất lao động và không do thị trường quyết định.

Chỉ giải quyết vấn đề trước mắt
Với việc ban hành Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8, Chính phủ đã chính thức thông qua mức lương tối thiểu mới trong khối doanh nghiệp (DN) theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, áp dụng từ ngày 1/10 tới. Tuy nhiên, như một câu chuyện “đến hẹn lại lên”, mỗi lần nâng lương là một lần chính sách tiền lương được báo giới mổ xẻ, mà cái kết, sau nhiều năm, vẫn là hai chữ “bất cập”.
 
Lần này, dù Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiến nghị tăng trước lộ trình 2 tháng, mức tăng cũng đột biến, cao nhất tới hơn 30%, nhưng chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, còn điều căn bản là những bất cập của cơ chế tiền lương thì vẫn chưa có lời giải.
Theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP, mức lương tối thiểu mới sẽ áp dụng chung cho cả khối DN trong nước và DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lần lượt từ vùng I đến vùng III là 2 triệu đồng/tháng, 1,78 triệu đồng/tháng, 1,55 triệu đồng/tháng và 1,4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu cộng dồn mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm 2005 đến nay (lấy mức tăng CPI năm 2011 đến tháng 7 là 16,89%), thì tốc độ trượt giá đã lên tới 80%. Dễ hình dung hơn, nếu 1 kg thịt lợn thủ năm 2005 có giá khoảng 11.000 đồng/kg, thì hiện đã lên tới 130.000 đồng/kg; giá vàng năm 2005 dao động từ ở mức gần 1 triệu đồng/chỉ, hiện đã lên tới 4,9 triệu đồng/chỉ... Thế nên, dù đã tăng tới gần 6 lần, từ mức 350.000 đồng/tháng lên mức cao nhất ở vùng I là 2.000.000 đồng/tháng như hiện nay, nhưng tiền lương của người lao động vẫn ở mức rất thấp so với mặt bằng giá sinh hoạt hiện nay.
Cốt yếu là cải cách cơ chế tiền lương
Rõ ràng, chính sách tiền lương chưa hoàn thiện khi mức lương tối thiểu quá thấp, chưa do thị trường quyết định và chưa tương xứng với giá trị lao động.
Trên thực tế, đa phần tiền lương của người lao động ở cả hai loại hình DN FDI và tư nhân đều lấy mức lương tối thiểu làm gốc tham chiếu để trả lương cho công nhân, mà không dựa trên năng suất, chất lượng công việc, nhất là khối DN FDI. Theo Báo cáo xu hướng lao động năm 2010 của Viện Khoa học lao động và xã hội, đa phần DN FDI ở những ngành sử dụng nhiều lao động, lương thực tế của công nhân có hợp đồng 1 - 3 năm chỉ cao hơn lương tối thiểu do Nhà nước quy định khoảng 10%.
Đối với khối DN trong nước, tiền lương tối thiểu quá thấp cộng với hệ thống thang, bảng lương và hệ số phụ cấp quá phức tạp cũng đang là một rào cản, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của DN. Lương tối thiểu khối DN FDI đã thấp, khối DN nhà nước còn thấp hơn, khi từ năm 2008, tiền lương tối thiểu trong DN được tách riêng giữa khối FDI và nhà nước. Trong đó, lương của khối DN nhà nước luôn thấp hơn 250.000 - 400.000 đồng so với khối FDI. Lương tối thiểu thấp, cộng thêm hệ số tiền lương bị giới hạn do Nhà nước quản lý, DN nhà nước luôn thua các DN FDI trong việc tuyển dụng nhân sự, nhất là nhân sự cấp cao. Với đề xuất sáp nhập lương của cả hai loại hình DN trong nước và FDI lần này, DN trong nước cũng mới chỉ được san bằng về khoảng cách lương tối thiểu, nhưng vẫn chịu chi phối của hệ thống hệ số tiền lương do Nhà nước quản lý, mà chưa thể tự quyết dựa trên hiệu quả kinh doanh.
Có thể thấy, cơ chế tiền lương bất hợp lý đang ảnh hưởng không chỉ đến thị trường lao động, mà tới cả nền kinh tế. Lương thấp khiến quan hệ lao động bất ổn, đời sống công nhân khó khăn, dẫn tới số lượng các cuộc đình công liên tục tăng trong suốt những năm qua. Người lao động không muốn gắn bó với DN, trong khi DN luôn trong tình trạng thiếu công nhân. 

Vì vậy, dù nâng lương sớm là việc cần thiết để trợ giúp người lao động, nhưng thay vì liên tục nâng lương để đuổi theo lạm phát, cải cách cơ chế tiền lương mới là vấn đề cốt yếu nhằm hài hòa hoá thị trường lao động, cân bằng cạnh tranh giữa DN trong nước và DN FDI, đồng thời nâng cao chất lượng thu hút đầu tư FDI khi người lao động được trả lương theo đúng năng suất lao động./.
Theo Báo Đầu tư

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30361&cn_id=475703

NỘI DUNG KHÁC

Tháng 9, dự báo giá cả một số mặt hàng thiết yếu sẽ tăng nhẹ

8-9-2011

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa công bố bản đánh giá tình hình thị trường tháng 8 và dự báo trong tháng 9/2011. Theo dự báo, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng nhích nhẹ trong tháng 9 sau một thời gian giữ ổn định trong tháng 8.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ

8-9-2011

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong 8 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống.

Nông dân khát... GAP

8-9-2011

Hàng trăm hộ nông dân trồng chôm chôm và ổi xá lỵ ở xã Bình Lộc (Long Khánh, Đồng Nai) đang mong mỏi địa phương này nhanh chóng SX theo hướng VietGAP, để hi vọng những mùa vụ tới giá trái cây đỡ bèo bọt hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng nếu chưa đảm bảo được đầu ra thì làm các HTX VietGAP sẽ khó sống.

Kế hoạch dự trữ gạo của Chính phủ Thái sẽ bắt đầu vào 7 tháng 10

7-9-2011

Theo thông tin từ Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng thương mại Thái Lan Kittarat Na Ranong, kế hoạch dự trữ gạo của chính Phủ Thái dự kiến bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 sắp tới, với mức giá cam kết cho gạo trắng là 15,000 bạt/tấn và gạo thơm Thái là 20,000 bạt/tấn.

Đẩy mạnh tuyên truyền + áp dụng tiến bộ kỹ thuật = sản xuất sạch

7-9-2011

Mặc dù Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 nhưng tại nhiều địa phương, tình trạng nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan vẫn khá phổ biến. Để khắc phục, tiến tới chấm dứt việc làm này, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân hiểu, thì việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là hết sức quan trọng.

Tái canh cây càphê, cần sự tham gia của doanh nghiệp

7-9-2011

Phát triển ồ ạt, chỉ chú trọng năng suất, thiếu quan tâm tới chất lượng, trong khi diện tích càphê già cỗi ngày một tăng... là những thách thức đe dọa trực tiếp ngành càphê. Hơn lúc nào hết, việc tái canh càphê phải được chú trọng nhằm tạo sự phát triển bền vững. Về vấn đề này, TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông -lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết:

Ai được miễn, giảm thuế đất nông nghiệp?

7-9-2011

Như NTNN đã đưa tin, Bộ Tài chính đã chính thức ra Thông tư số 120/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Nông dân phải làm thủ tục gì?

7-9-2011

Ông Nguyễn Quang Phi - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Bảo Việt trả lời phỏng vấn NTNN xung quanh việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).

Đề xuất sửa đổi Quyết định 800

7-9-2011

Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa yêu cầu Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn đề xuất để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 và Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16.4.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Ban hành tiêu chí mới về cấp giấy chứng nhận KTTT: Còn nhiều bất cập

6-9-2011

Do không mang tính pháp lý, không có giá trị về mặt kinh tế, cũng không phải là thủ tục bắt buộc... nên nhiều chủ trang trại (TT) vẫn thờ ơ với việc làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại (KTTT). Và việc để chủ TT tự bơi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, thị trường tiêu thụ không ổn định đã đẩy nhiều TT vào tình cảnh khó khăn.

Sẽ áp giá sàn thu mua mía nguyên liệu

6-9-2011

Thời gian qua, tình trạng tranh chấp mía nguyên liệu xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất cũng như lợi ích của người trồng mía. Chính vì vậy, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đề ra quy tắc ứng xử trong việc quản lý vùng nguyên liệu.

Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua mủ cao su: Cần tăng cường kiểm tra

6-9-2011

Gần đây, trên địa bàn Bình Phước rộ lên tình trạng thương lái Trung Quốc tranh mua mủ cao su khiến các doanh nghiệp trong tỉnh gặp khó khăn khi thu mua nguyên liệu. Đặc biệt, một số doanh nghiệp (DN) hám lợi đã trộn tạp chất vào mủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín, thương hiệu mủ cao su Bình Phước.