TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đẩy mạnh tuyên truyền + áp dụng tiến bộ kỹ thuật = sản xuất sạch

Ngày đăng: 07 | 09 | 2011

Mặc dù Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 nhưng tại nhiều địa phương, tình trạng nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan vẫn khá phổ biến. Để khắc phục, tiến tới chấm dứt việc làm này, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân hiểu, thì việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là hết sức quan trọng.

Nông sản sạch là mục đích mà ngành nông nghiệp của chúng ta đang hướng tới
Tràn lan thuốc "bách bệnh"
Có lẽ chưa khi nào nông dân lại thoải mái dùng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay dù ngành chức năng ra sức khuyến cáo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do họ mua được thuốc quá dễ dàng.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT), do nhu cầu lớn nên lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu vào nước ta tăng nhanh. Nếu như năm 2008, giá trị nhập khẩu ước đạt 472 triệu USD thì năm 2010 tăng lên 537 triệu USD; riêng 7 tháng đầu năm 2011, con số này đạt ngưỡng 386 triệu USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thị trường hiện có 3.008 tên thương mại các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký (trong đó thuốc trừ cỏ có 450 loại, thuốc trừ sâu 930 loại, thuốc trị bệnh thực vật 661 loại), tăng gấp 3 lần so với cách đây 10 năm.
Từ chỗ chỉ có 4-5 hoạt chất và hỗn hợp hoạt chất được đăng ký từ năm 1996 thì đến năm 2011, Việt Nam đã có 800 hoạt chất và các hỗn hợp hoạt chất được đăng ký nhập khẩu. Con số này vượt xa số lượng các hoạt chất được đăng ký sử dụng tại Trung Quốc, nơi cung cấp hơn 90% lượng thuốc cho Việt Nam, hiện mới có 630 hoạt chất được đăng ký sử dụng.
Điều đáng nói là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách sẽ gây nguy hại tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sản xuất. Xét ở góc độ ý thức người dân, những con số mà Cục Bảo vệ thực vật cung cấp khiến chúng ta lo ngại hơn về mức độ an toàn trên đồng ruộng và trên từng sản phẩm. Có đến 81,4% số người mua thuốc để ngay trong nhà, 16% để ngoài vườn và 7% để trong... chuồng lợn; 94% số hộ sử dụng thuốc không có hướng dẫn; chỉ có 20% hiểu biết về tính chất độc hại của thuốc; 70% số người pha chế và sử dụng thuốc không theo hướng dẫn; 50% dùng tay pha chế thuốc...
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật lý giải về tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gia tăng là do dịch bệnh trên lúa xảy ra liên miên trên cả nước từ năm 2004 đến nay. Riêng trong năm 2008, do dịch rầy nâu bùng phát và lây lan với tốc độ cao nên lượng thuốc phòng chống rầy đã tăng vọt để phục vụ cho 1,2 triệu hecta lúa nhiễm bệnh.
Ở khía cạnh khác, nhằm đẩy mạnh kiểm soát hàng nhập khẩu cũng như sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm như quy định tại Luật An toàn thực phẩm (có hiệu lực từ ngày 1/7/2011), cần phải tuyên truyền giúp người sản xuất hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Ông Trần Thanh Hùng ở ấp Vĩnh Nhuận, xã Vĩnh Bình (Vĩnh Thạnh - TP. Cần Thơ) cho hay, nhiều năm trước, nông dân ở đây bón rất nhiều phân đạm, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho lúa nhưng năng suất chỉ ở mức trung bình. Năm 2005, sau khi tham dự lớp đào tạo giảng viên nông dân do Trạm Bảo vệ thực vật tổ chức, ông hiểu rằng, đất cũng cần sự cân bằng sinh thái và thiên địch có vai trò quan trọng đối với ruộng lúa. Sau khi áp dụng vào thực tế sản xuất, năng suất và lợi nhuận tăng 50-70% so với trước đây. Chia sẻ với chúng tôi, ông Hùng cho biết: "Giải pháp quan trọng là phải gieo sạ đúng lịch thời vụ, tập trung, né rầy; ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp như giảm giống, sạ hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa và đặc biệt là chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo nguyên tắc 4 đúng".
Đây cũng là một trong những nội dung của gói kỹ thuật "3 giảm, 3 tăng". Giải pháp này được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật và được chuyển giao rộng rãi đến hàng triệu lượt nông dân, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Hiện nay, nhiều địa phương đã mở rộng giải pháp kỹ thuật này sang hướng "một phải, năm giảm". Theo đó, chuyển dần tập quán phun thuốc trừ sâu theo thói quen sang sử dụng chế phẩm sinh học ít độc hại môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, để có nền sản xuất sạch thì ngành chức năng các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh liên kết "4 nhà" để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, giúp bà con yên tâm sản xuất.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30124.html

NỘI DUNG KHÁC

Tái canh cây càphê, cần sự tham gia của doanh nghiệp

7-9-2011

Phát triển ồ ạt, chỉ chú trọng năng suất, thiếu quan tâm tới chất lượng, trong khi diện tích càphê già cỗi ngày một tăng... là những thách thức đe dọa trực tiếp ngành càphê. Hơn lúc nào hết, việc tái canh càphê phải được chú trọng nhằm tạo sự phát triển bền vững. Về vấn đề này, TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông -lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết:

Ai được miễn, giảm thuế đất nông nghiệp?

7-9-2011

Như NTNN đã đưa tin, Bộ Tài chính đã chính thức ra Thông tư số 120/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Nông dân phải làm thủ tục gì?

7-9-2011

Ông Nguyễn Quang Phi - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Bảo Việt trả lời phỏng vấn NTNN xung quanh việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).

Đề xuất sửa đổi Quyết định 800

7-9-2011

Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa yêu cầu Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn đề xuất để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 và Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16.4.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Ban hành tiêu chí mới về cấp giấy chứng nhận KTTT: Còn nhiều bất cập

6-9-2011

Do không mang tính pháp lý, không có giá trị về mặt kinh tế, cũng không phải là thủ tục bắt buộc... nên nhiều chủ trang trại (TT) vẫn thờ ơ với việc làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại (KTTT). Và việc để chủ TT tự bơi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, thị trường tiêu thụ không ổn định đã đẩy nhiều TT vào tình cảnh khó khăn.

Sẽ áp giá sàn thu mua mía nguyên liệu

6-9-2011

Thời gian qua, tình trạng tranh chấp mía nguyên liệu xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất cũng như lợi ích của người trồng mía. Chính vì vậy, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đề ra quy tắc ứng xử trong việc quản lý vùng nguyên liệu.

Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua mủ cao su: Cần tăng cường kiểm tra

6-9-2011

Gần đây, trên địa bàn Bình Phước rộ lên tình trạng thương lái Trung Quốc tranh mua mủ cao su khiến các doanh nghiệp trong tỉnh gặp khó khăn khi thu mua nguyên liệu. Đặc biệt, một số doanh nghiệp (DN) hám lợi đã trộn tạp chất vào mủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín, thương hiệu mủ cao su Bình Phước.

Vận hành các KCN ở Yên Bái: Nhiều thách thức

6-9-2011

Tỉnh Yên Bái có 5 khu công nghiệp, với tổng diện tích 804 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp được Chính phủ đưa vào hệ thống khu công nghiệp quốc gia. Vận hành các khu công nghiệp ở Yên Bái đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trước mắt cũng như lâu dài.

Đã có hướng dẫn về việc miễn, giảm thuế SDĐNN

6-9-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 120/2001/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

1.000 thủy nông viên bỏ việc

6-9-2011

Trong vòng 9 năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có đến 1.110 thủy nông viên cơ sở bỏ việc. Vì thế cả trăm nghìn hộ nông dân chỉ còn biết ngửa mặt chờ... trời mưa.

Liên kết sản xuất cho thu nhập cao

6-9-2011

Giá lợn xuất chuồng từ đầu năm đến nay luôn ở mức cao đem lại lợi nhuận lớn cho 12 hộ chăn nuôi lợn ở xã Chu Trinh, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Nhưng, thành công của họ còn ở việc liên kết với nhau trong sản xuất với sự hỗ trợ từ phía Hội ND.

Bảo hiểm nông nghiệp: Tháng 10 ký hợp đồng với nông dân

6-9-2011

Đó là khẳng định của ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) với phóng viên NTNN sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 121 hướng dẫn về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.