TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo hiểm nông nghiệp: Tháng 10 ký hợp đồng với nông dân

Ngày đăng: 06 | 09 | 2011

Đó là khẳng định của ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) với phóng viên NTNN sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 121 hướng dẫn về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.

Thưa ông, với việc Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 60-100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân sản xuất nông nghiệp khi tham gia thí điểm BHNN, sẽ có bao nhiêu nông dân được hưởng chính sách này?
- Chúng tôi hiện chưa thống kê chính xác, nhưng sẽ có hàng nghìn hộ nông dân và cá nhân sản xuất nông nghiệp tham gia BHNN thí điểm trên cả nước được hưởng chính sách này. Thông tư của Bộ Tài chính vừa ban hành sẽ là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp, địa phương bắt tay ngay vào việc triển khai BHNN cho nông dân theo chủ trương của Chính phủ.
Tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nông dân phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa.
Vậy cho đến thời điểm này, chúng ta đã triển khai Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm BHNN tại 21 tỉnh, thành phố đến đâu?
- Quyết định 315 đã chính thức có hiệu lực từ 1.7.2011. Bộ NNPTNT đã ban hành các văn bản quan trọng để bà con nông dân nắm rõ về chủ trương thí điểm bảo hiểm của Chính phủ như thông tin cho người nông dân biết thế nào là thiên tai, thế nào là dịch bệnh, thế nào là quy mô sản xuất hàng hóa... để được bảo hiểm.
Chúng tôi cũng đã mời tất cả các tỉnh trong diện thí điểm bảo hiểm tham gia tập huấn, định hướng cho các địa phương này về BHNN để họ hướng dẫn tới nông dân...
Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi, Bộ NNPTNT đang định hình và sắp xếp lại quy trình chăn nuôi để các địa phương ban hành quy trình chăn nuôi cụ thể cho nông dân áp dụng thì mới có thể triển khai bảo hiểm.
Dự kiến hết tháng 9 này, tất cả các văn bản về thí điểm BHNN sẽ ban hành xong. Chúng tôi sẽ xuống các địa phương trao đổi cùng doanh nghiệp, nông dân tham gia các hợp đồng bảo hiểm, ít nhất cũng phải tháng 10 mới bắt đầu được ký kết. Nhưng tinh thần là chúng ta sẽ triển khai càng sớm càng tốt, và chúng tôi cùng các địa phương đang đốc thúc việc này.
Nhiều nông dân hiện nay vẫn chưa nắm rõ được chủ trương thí điểm BHNN. Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính cũng chỉ quy định mức phí hỗ trợ nông dân. Vậy làm sao để nông dân có thể tham gia, thưa ông?
- 21 tỉnh được lựa chọn thí điểm BHNN theo chủ trương của Chính phủ lần này đều đại diện cho sản xuất hàng hóa, sản xuất vùng. Ở mỗi tỉnh, chúng tôi sẽ chỉ chọn một vài địa bàn để thực hiện bảo hiểm. Trong thiết kế sản phẩm bảo hiểm, các doanh nghiệp cũng sẽ đến tận các xã, thôn để bán bảo hiểm cho nông dân, người dân sẽ được hướng dẫn tới nơi tới chốn.
Thông tư của Bộ Tài chính cũng đã quy định: Với cây lúa sẽ được thực hiện bảo hiểm theo đơn vị huyện; vật nuôi, thủy sản thực hiện bảo hiểm theo từng xã, hộ nông dân, cá nhân hoặc tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng tiêu chí về quy mô theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT.
Về phần mình, để được bảo hiểm sản phẩm, nông dân cần phải sản xuất nông sản theo đúng quy trình đã được đề ra và thực hiện đúng theo các nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm. Tới đây chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để vùng nào thí điểm bảo hiểm thì vùng đó nông dân đều nắm rõ chủ trương.
Nhưng từ trước tới nay, nông dân sản xuất nông sản dựa chủ yếu vào kinh nghiệm hoặc theo truyền thống. Chưa có "ai" hướng dẫn họ làm theo quy trình, vậy chúng ta sẽ thực hiện bảo hiểm như thế nào?
- Đã tham gia bảo hiểm thì nông dân phải sản xuất theo quy trình. Nếu sản xuất của nông dân không theo quy trình, để dịch bệnh tràn lan thì bảo hiểm cũng không thể có đủ kinh phí để đền bù hết cho dân được. Do vậy, không chỉ thực hiện bảo hiểm chúng tôi sẽ còn hướng nông dân sản xuất chuyên nghiệp hơn, an toàn hơn.
Những năm qua, Bộ NNPTNT đã ban hành các quy trình sản xuất, trồng trọt theo tiêu chuẩn với rất nhiều sản phẩm. Nhiều ngành như lúa, thủy sản, hồ tiêu, cà phê, điều, trái cây... đang ngày càng áp dụng quy trình sản xuất này. Tới đây các cơ quan quản lý địa phương sẽ phải hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, trong thời gian đầu thí điểm BHNN, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ linh hoạt xem xét các điều kiện khách quan hay chủ quan về việc nông dân sản xuất theo quy trình để bồi thường cho dân khi rủi ro xảy ra.
Theo ông Tăng Minh Lộc, việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là hoạt động phi lợi nhuận. Các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia đều là các doanh nghiệp lớn, có uy tín và bề dày kinh nghiệm. Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp và nông dân tham gia bảo hiểm một cách hiệu quả.
Vai trò của các địa phương tới đây sẽ như thế nào trong việc phân loại đối tượng nông dân được hỗ trợ bảo hiểm và trong quá trình thực hiện bảo hiểm, thưa ông?
- Vai trò của các địa phương tới đây rất quan trọng. Chỉ có họ mới biết đâu là hộ nghèo, cận nghèo và hộ nông dân bình thường để phân loại hỗ trợ phí bảo hiểm theo thông tư của Bộ Tài chính.
Các địa phương phải vào cuộc càng sớm càng tốt để hướng dẫn, tuyên truyền cho nông dân. Khuyến nông các địa phương phải bắt tay vào hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình thì mới được bảo hiểm. Các doanh nghiệp cũng sẽ dựa vào thông tư của Bộ Tài chính vừa ban hành để thực hiện các hợp đồng bảo hiểm.
Tôi cho việc thực hiện thí điểm BHNN thành công hay không phụ thuộc lớn vào việc các cấp ngành từ T.Ư tới địa phương ra sức tuyên truyền để nông dân sản xuất tốt hơn đến đâu.
Nông dân cũng cần lắng nghe, suy nghĩ và chuyển đổi cơ cấu, phương thức sản xuất của mình theo hướng hàng hóa, có chất lượng để không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân và còn giúp nền sản xuất nông nghiệp của ta hiện đại lên, tốt lên. Đây cũng là mục tiêu của Chính phủ khi ban hành Quyết định 315 về thí điểm BHNN.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông thôn ngày nay

 

NỘI DUNG KHÁC

Từ 1.10.2011: Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

6-9-2011

Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 120/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Festival Lúa gạo VN lần 2: Kỳ vọng cho lúa Việt

5-9-2011

Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 sẽ diễn ra tại Sóc Trăng từ ngày 8.11 đến ngày 14.11.2011 đang kỳ vọng tạo được thương hiệu mới cho hạt lúa Việt Nam.

Điều chỉnh giảm nhiều loại nông sản xuất khẩu

5-9-2011

Bản tin cập nhật dự báo thị trường một số nông sản tháng 8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa điều chỉnh giảm hàng loạt các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.

Tình hình chăn nuôi có nhiều diễn biến tích cực

5-9-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tình hình chăn nuôi trong tháng 8 nhìn chung phát triển ổn định và có xu hướng tăng do dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản đã được khống chế. Đặc biệt giá các sản phẩm từ trâu, bò và gia cầm đang ở mức cao đã khuyến khích người nuôi đầu tư mở rộng sản xuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân: Đến thôn, xã là... tắc!

5-9-2011

Mức đóng cao, khó tiếp cận chính sách là nhận định của nhiều nông dân về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chính vì vậy, chính sách ưu việt này đã “tắc” khi về đến thôn, xã.

Tháng 8 chi ngân sách nhà nước ước khoảng 56.505 tỷ đồng

1-9-2011

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 8 ước 56.505 tỷ đồng; luỹ kế chi 8 tháng đạt 480.895 tỷ đồng, bằng 66,3% dự toán.

Lời giải nào cho chăn nuôi nông hộ?

1-9-2011

Việc chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức nông hộ đang chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động chăn nuôi tại các địa phương. Bên cạnh thuận lợi như: tận dụng được diện tích, lao động, nguồn thức ăn, đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh… thì chăn nuôi theo hình thức này gây ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn dịch bệnh và môi trường, sinh hoạt của người dân.

Tìm pháp căn cơ để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra

1-9-2011

Hiệp hội nghề nuôi thuỷ sản của các tỉnh vùng ĐBSCL cho biết, hiện nay có tới 30% diện tích nuôi cá tra bị bỏ hoang.

Tư hữu đất đai: Nên hay không?

1-9-2011

Quá trình xem xét, rà soát sửa đổi Luật Đất đai 2003 đang được ban soạn thảo gấp rút hoàn thiện để trình Chính phủ trong thời gian tới.

Không thể coi nhẹ nghề nông

1-9-2011

Sau hai năm triển khai thí điểm Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo QĐ 1956 của Thủ tướng Chính phủ, hiệu quả thiết thực mà mô hình đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tại Hội nghị giao ban toàn quốc sơ kết thực hiện Đề án 1956 diễn ra chiều qua, các đại biểu đã mổ xẻ và làm rõ những khúc mắc này.

TCT Lương thực Miền Bắc: Bàn giao 151 căn nhà cho các đối tượng chính sách ở huyện Minh Hoá

1-9-2011

Thực hiện nghị quyết 30a của Thủ tướng Chính phủ, TCT Lương thực Miền Bắc đã có kế hoạch hỗ trợ làm nhà ở cho 151 hộ gia đình thuộc các đói tượng chính sách tại huyện Minh Hóa (Quảng Bình).

Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp trong tháng 8

1-9-2011

Theo số liệu của Bộ Công Thương, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,93% so với tháng 7. Đây là mức tăng thấp so với các tháng trước, giá cả một số hàng hóa thiết yếu cũng đã chững lại.