TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vận hành các KCN ở Yên Bái: Nhiều thách thức

Ngày đăng: 06 | 09 | 2011

Tỉnh Yên Bái có 5 khu công nghiệp, với tổng diện tích 804 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp được Chính phủ đưa vào hệ thống khu công nghiệp quốc gia. Vận hành các khu công nghiệp ở Yên Bái đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trước mắt cũng như lâu dài.

Lắp đặt nhà máy cán thép KCN phía Nam
Các khu công nghiệp của tỉnh Yên Bái được hình thành gần chục năm nay, bao gồm: KCN phía Nam (phía Nam TP. Yên Bái), với diện tích 400/532 ha qui hoạch, KCN Minh Quân 112 ha (Trấn Yên), KCN Âu Lâu 120 ha (TP Yên Bái), KCN Bắc Văn Yên 72 ha (Văn Yên), KCN Mông Sơn 90 ha (Yên Bình). Với lợi thế của một tỉnh miền núi giàu tài nguyên: Lâm sản, quặng sắt, quặng chì- kẽm, đá vôi trắng…cùng với cơ chế chính sách thông thoáng của Yên Bái đã thu hút hàng chục nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đặt cơ sở chế biến, tính chuyện làm ăn lâu dài.
Trong gần 30 nhà máy nằm ở các KCN, thì các nhà máy chế biến nông lâm sản có 9 nhà máy, bao gồm: 2 nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 440 tỷ do Cty CP XNK Yên Bái và Cty CP Đoàn Kết đầu tư xây dựng; nhà máy SX gỗ ván dăm, tổng vốn đầu tư 28,529 tỷ do Cty CP Ván nhân tạo Yên Bái đầu tư; 2 nhà máy giấy, nhà Giấy Yên Bái do Cty CP Công nghiệp giấy miền Bắc đầu tư xây dựng, với tổng vốn 155 tỷ và nhà máy Giấy đế do Cty CP Hapaco Yên Sơn đầu tư KCN Bắc Văn Yên với mức đầu tư 5,4 tỷ.
Đặc biệt 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn số I, số II nằm trong KCN Bắc Văn Yên, mặc dù mức đầu tư không lớn chỉ 90,2 tỷ nhưng hiệu quả mang lại không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn hộ lao động ở các huyện Văn Yên, Trấn Yên và Lục Yên. Vùng sắn công nghiệp chuyên canh với năng suất cao đã hình thành ở các huyện này với khoảng 10.000 ha, tạo nguồn thu ổn định cho người dân, giúp nhiều hộ xoá đói giảm nghèo từ cây sắn.
Tỉnh Yên Bái có trữ lượng đá vôi trắng lớn nhất nước nằm ở hai huyện Lục Yên và Yên Bình, độ mịn và tinh khiết đạt 93-96%. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy xi măng Yên Bình, Yên Bái, đá vôi trắng còn sử dụng ốp lát, trang trí nội thất…được các nước Nga, Ấn Độ, Mỹ nhập khẩu. Với lợi thế đó, hàng loạt DN tới Yên Bái đầu tư các nhà máy chế biến đá vôi trắng. Các nhà máy này đang phát triển mạnh mẽ tập trung ở KCN phía Nam và KCN Mông Sơn, mỗi ngày đưa vào chế biến hàng ngàn khối đá, hiện còn khá nhiều nhà đầu tư xin phép tỉnh Yên Bái được đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Minh Toàn- Trưởng Ban quản lý các KCN Yên Bái:
Tỉnh Yên Bái đã và đang làm hết sức mình tạo môi trường đầu tư tốt nhất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Trong những năm tới, Yên Bái sẽ huy động mọi nguồn lực để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông kết nối các KCN với quốc lộ 70, đường cao tốc Côn Minh- Hà Nội và xử lý môi trường trong các KCN.
Mặc dù tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi: Giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế…để các nhà đầu tư sớm hoàn thành việc xây dựng nhà máy đưa vào hoạt động có hiệu. Thế nhưng, hiện nay nhiều nhà đầu tư do thiếu vốn đã không hoàn thành tiến độ xây dựng như đã đăng ký và cam kết với tỉnh Yên Bái, đó là: Chi nhánh Cty TNHH Vân Hải đầu tư xây dựng nhà máy chì, kẽm với tổng mức đầu tư 8 tỷ, được cấp phép đầu tư từ tháng 9/2007 nhưng đến nay mới đang trong giai đoạn SX thử. Nhà máy luyện gang -thép Cửu Long, do Cty Cửu Long Yên Bái là chủ đầu tư, được cấp giấy phép từ tháng 1/2007, với tổng vốn đầu tư 596,7 tỷ, nhưng đến nay mới đầu tư được 135 tỷ, do thiếu vốn nên nhà máy cán thép này đang nằm phơi sương phơi nắng. Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu 20.000m3/năm được cấp phép đầu tư từ tháng 10/2006, nhưng đến nay nhà máy vẫn chưa nhúc nhích ngoài việc san tạo mặt bằng, tỉnh Yên Bái đang hoàn tất việc thu hồi lại đất để giao cho nhà đầu tư khác.
Các KCN của tỉnh Yên Bái cơ bản đã hoàn thành cơ sở hạ tầng trong khu vực của KCN, còn đường sá, điện, nước phục vụ cho KCN dường như mới chỉ bắt đầu. Do đó một số nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại về những công trình phụ trợ này có giúp cho nhà đầu tư phát triển hay đó là trở ngại. Một điều lo ngại hiện nay là bảo vệ môi trường đang là thách thức lớn. KCN phía Nam, KCN Mông Sơn, KCN Bắc Văn Yên ngoài việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở vấn đề xử lý môi trường đang đặt ra, không chỉ phục vụ KCN mà còn tác động không nhỏ tới đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/83389/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Đã có hướng dẫn về việc miễn, giảm thuế SDĐNN

6-9-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 120/2001/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

1.000 thủy nông viên bỏ việc

6-9-2011

Trong vòng 9 năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có đến 1.110 thủy nông viên cơ sở bỏ việc. Vì thế cả trăm nghìn hộ nông dân chỉ còn biết ngửa mặt chờ... trời mưa.

Liên kết sản xuất cho thu nhập cao

6-9-2011

Giá lợn xuất chuồng từ đầu năm đến nay luôn ở mức cao đem lại lợi nhuận lớn cho 12 hộ chăn nuôi lợn ở xã Chu Trinh, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Nhưng, thành công của họ còn ở việc liên kết với nhau trong sản xuất với sự hỗ trợ từ phía Hội ND.

Bảo hiểm nông nghiệp: Tháng 10 ký hợp đồng với nông dân

6-9-2011

Đó là khẳng định của ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) với phóng viên NTNN sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 121 hướng dẫn về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.

Từ 1.10.2011: Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

6-9-2011

Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 120/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Festival Lúa gạo VN lần 2: Kỳ vọng cho lúa Việt

5-9-2011

Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 sẽ diễn ra tại Sóc Trăng từ ngày 8.11 đến ngày 14.11.2011 đang kỳ vọng tạo được thương hiệu mới cho hạt lúa Việt Nam.

Điều chỉnh giảm nhiều loại nông sản xuất khẩu

5-9-2011

Bản tin cập nhật dự báo thị trường một số nông sản tháng 8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa điều chỉnh giảm hàng loạt các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.

Tình hình chăn nuôi có nhiều diễn biến tích cực

5-9-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tình hình chăn nuôi trong tháng 8 nhìn chung phát triển ổn định và có xu hướng tăng do dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản đã được khống chế. Đặc biệt giá các sản phẩm từ trâu, bò và gia cầm đang ở mức cao đã khuyến khích người nuôi đầu tư mở rộng sản xuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân: Đến thôn, xã là... tắc!

5-9-2011

Mức đóng cao, khó tiếp cận chính sách là nhận định của nhiều nông dân về Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chính vì vậy, chính sách ưu việt này đã “tắc” khi về đến thôn, xã.

Tháng 8 chi ngân sách nhà nước ước khoảng 56.505 tỷ đồng

1-9-2011

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 8 ước 56.505 tỷ đồng; luỹ kế chi 8 tháng đạt 480.895 tỷ đồng, bằng 66,3% dự toán.

Lời giải nào cho chăn nuôi nông hộ?

1-9-2011

Việc chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức nông hộ đang chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động chăn nuôi tại các địa phương. Bên cạnh thuận lợi như: tận dụng được diện tích, lao động, nguồn thức ăn, đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh… thì chăn nuôi theo hình thức này gây ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn dịch bệnh và môi trường, sinh hoạt của người dân.

Tìm pháp căn cơ để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra

1-9-2011

Hiệp hội nghề nuôi thuỷ sản của các tỉnh vùng ĐBSCL cho biết, hiện nay có tới 30% diện tích nuôi cá tra bị bỏ hoang.