TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tái canh cây càphê, cần sự tham gia của doanh nghiệp

Ngày đăng: 07 | 09 | 2011

Phát triển ồ ạt, chỉ chú trọng năng suất, thiếu quan tâm tới chất lượng, trong khi diện tích càphê già cỗi ngày một tăng... là những thách thức đe dọa trực tiếp ngành càphê. Hơn lúc nào hết, việc tái canh càphê phải được chú trọng nhằm tạo sự phát triển bền vững. Về vấn đề này, TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông -lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết:

Càphê là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, nhất là đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Sau nhiều năm khai thác, cây càphê ngày một già cỗi, khiến năng suất và chất lượng quả giảm. Diện tích tái canh càphê trên cả nước trong 10 năm tới sẽ là 137.000ha, chiếm 27,4% tổng diện tích càphê, trong đó Tây Nguyên có tới trên 100.000ha càphê già cỗi, năng suất thấp.
Càphê ghép chồi cho hiệu quả, năng suất cao hơn nhiều so với càphê nông dân đang trồng.
 
Năng suất đứng đầu thế giới trong khi giá đang ở mức cao, vì sao chúng ta lại đề cập tới vấn đề tái canh càphê vào lúc này, thưa ông?
Đúng là năng suất càphê của nước ta hiện được đánh giá là cao trên thế giới, tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, không chú trọng tới chất lượng sẽ khiến giá trị của cây giảm hẳn.
Thực tế, nếu như năm 1980, cả nước chỉ có 22.500ha càphê, năng suất 0,78 tấn/ha, sản lượng 8.400 tấn thì đến năm 1990, diện tích đã tăng lên 119.000ha, năng suất 1,4 tấn/ha, sản lượng 92.000 tấn. Hiện nay, cả nước có trên 525.000ha càphê, trong đó 90% diện tích tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên với năng suất bình quân 1,8-2 tấn/ha, sản lượng 1 triệu tấn/năm. Quy hoạch của ngành càphê đến năm 2020 ổn định ở mức 500.000ha, giảm 25.000ha so với hiện nay, áp dụng các biện pháp thâm canh để tăng năng suất.
Chặt bỏ cây cũ để trồng mới sẽ mất nhiều thời gian, điều này sẽ không thuyết phục được nông dân. Xin ông cho biết, làm thế nào để vừa có thể tái canh càphê, vừa đảm bảo thu nhập cho nông dân?
Không phải cứ tái canh là phải nhổ bỏ hoàn toàn cây cũ. Nếu trồng bằng hạt thì tỷ lệ cây không cho thu hoạch sẽ lên tới 15-20%, còn nếu nhổ cây cũ trồng lại và chăm sóc thì chi phí rất lớn. Vì thế, thời gian qua, chúng tôi đã đưa ra giải pháp ghép chồi giống mới lên những gốc cây càphê già cỗi. Nếu như càphê trồng mới phải mất 3 năm mới cho thu hoạch thì áp dụng phương pháp ghép chồi, năm thứ hai đã cho năng suất hơn 1 tấn/ha và từ năm thứ ba trở đi đạt 2-3 tấn/ha. Hơn nữa, cây càphê bình thường thu 15kg quả, cây càphê xấu chỉ thu được 5 kg. Riêng với cây càphê ghép chồi giống mới cho thu hoạch 20kg.
Với quy trình ghép chồi như ông nói liệu nông dân có thể thực hiện được không?
Thực tế là đã có một số mô hình tái canh thành công khi áp dụng triệt để quy trình khai hoang, thu gom rễ và luân canh từ 2 - 4 năm sau đó mới trồng lại. Những diện tích tái canh này, cây đều sinh trưởng, phát triển bình thường, cho năng suất bình quân 2,5-3 tấn nhân/ha.
Thời gian qua, Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên đã hướng dẫn bà con áp dụng kỹ thuật trồng âm, khi trồng mới, phần cổ rễ của cây con được đặt thấp hơn mặt đất 10 - 15cm, bước vào mùa khô thì tiến hành đào bồn để hạn chế sự tổn thương của bộ rễ và cho phép sử dụng hiệu quả kỹ thuật tưới gốc.
Việt Nam cũng là nước duy nhất trên thế giới sử dụng phổ biến kỹ thuật tưới gốc cho càphê. Cạnh mỗi gốc càphê, bà con thường tạo một chiếc bồn diện tích 4m2, dự trữ được hơn 1.000 lít nước. Mỗi khi vào mùa mưa, nước mưa sẽ chảy và trữ ở trong các bồn này, nhờ vậy mà nước mưa không làm trôi đất, chống được xói mòn. Đồng thời trữ được nước tưới cho cây trong mùa khô.
Để thực hiện việc tái canh diện tích càphê lớn như vậy, nếu một mình nông dân làm thì sẽ khó thành hiện thực, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Đa phần cuộc sống của nông dân các tỉnh Tây Nguyên phụ thuộc vào càphê, vì vậy để có thể tái canh được số diện tích lớn nói trên nhất thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong ngành càphê, ít nhất trong 2 năm đầu. Nếu không có sự hỗ trợ kinh phí, nhiều khả năng người dân sẽ chuyển sang trồng các loại cây khác như ngô, sắn.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho phép Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai dự án nhân chồi cây càphê, nhưng Nhà nước chỉ hỗ trợ 50% kinh phí. Viện mong muốn các doanh nghiệp lớn cùng tham gia đầu tư vườn nhân chồi cây càphê, mỗi hecta cần đầu tư vốn 1 tỷ đồng, doanh nghiệp hoặc tư nhân tham gia sẽ được hỗ trợ 50%.
Mặc dù chúng tôi đã kêu gọi nhưng các doanh nghiệp và tư nhân đều không muốn làm, vì thời điểm này nhu cầu mua cây giống thấp, chồi sản xuất ra khó bán. Đến nay, chúng tôi mới liên kết nhân giống được 4,5ha ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng.
Ông có kiến nghị gì để việc tái canh cây càphê đạt hiệu quả?
Hiện, giá càphê đang khá cao (trên dưới 50.000 đồng/kg) nên năng suất càphê dù thấp đến mức chỉ 1 tấn/ha thì nông dân vẫn có lãi. Vì vậy, bà con chưa muốn chặt bỏ cây già để tái canh.
Chúng tôi lo rằng, khi giá càphê xuống dưới 20.000 đồng/kg, lúc đó nông dân ồ ạt chặt bỏ cây càphê cũ để trồng mới, hoặc ghép chồi mới. Như vậy sẽ gây áp lực thiếu giống.
Các tỉnh Tây Nguyên cần quan tâm phát triển vườn nhân chồi giống để kịp thời phục vụ nông dân khi họ có nhu cầu. Một số diện tích càphê già cỗi được trồng ở những địa điểm không thuận lợi cần được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế hơn như cao su, ca cao, mắc - ca...
Xin cảm ơn ông!
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30126.html

NỘI DUNG KHÁC

Ai được miễn, giảm thuế đất nông nghiệp?

7-9-2011

Như NTNN đã đưa tin, Bộ Tài chính đã chính thức ra Thông tư số 120/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Nông dân phải làm thủ tục gì?

7-9-2011

Ông Nguyễn Quang Phi - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Bảo Việt trả lời phỏng vấn NTNN xung quanh việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).

Đề xuất sửa đổi Quyết định 800

7-9-2011

Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa yêu cầu Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn đề xuất để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 và Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16.4.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Ban hành tiêu chí mới về cấp giấy chứng nhận KTTT: Còn nhiều bất cập

6-9-2011

Do không mang tính pháp lý, không có giá trị về mặt kinh tế, cũng không phải là thủ tục bắt buộc... nên nhiều chủ trang trại (TT) vẫn thờ ơ với việc làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại (KTTT). Và việc để chủ TT tự bơi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, thị trường tiêu thụ không ổn định đã đẩy nhiều TT vào tình cảnh khó khăn.

Sẽ áp giá sàn thu mua mía nguyên liệu

6-9-2011

Thời gian qua, tình trạng tranh chấp mía nguyên liệu xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất cũng như lợi ích của người trồng mía. Chính vì vậy, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đề ra quy tắc ứng xử trong việc quản lý vùng nguyên liệu.

Thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua mủ cao su: Cần tăng cường kiểm tra

6-9-2011

Gần đây, trên địa bàn Bình Phước rộ lên tình trạng thương lái Trung Quốc tranh mua mủ cao su khiến các doanh nghiệp trong tỉnh gặp khó khăn khi thu mua nguyên liệu. Đặc biệt, một số doanh nghiệp (DN) hám lợi đã trộn tạp chất vào mủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín, thương hiệu mủ cao su Bình Phước.

Vận hành các KCN ở Yên Bái: Nhiều thách thức

6-9-2011

Tỉnh Yên Bái có 5 khu công nghiệp, với tổng diện tích 804 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp được Chính phủ đưa vào hệ thống khu công nghiệp quốc gia. Vận hành các khu công nghiệp ở Yên Bái đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trước mắt cũng như lâu dài.

Đã có hướng dẫn về việc miễn, giảm thuế SDĐNN

6-9-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 120/2001/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

1.000 thủy nông viên bỏ việc

6-9-2011

Trong vòng 9 năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có đến 1.110 thủy nông viên cơ sở bỏ việc. Vì thế cả trăm nghìn hộ nông dân chỉ còn biết ngửa mặt chờ... trời mưa.

Liên kết sản xuất cho thu nhập cao

6-9-2011

Giá lợn xuất chuồng từ đầu năm đến nay luôn ở mức cao đem lại lợi nhuận lớn cho 12 hộ chăn nuôi lợn ở xã Chu Trinh, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Nhưng, thành công của họ còn ở việc liên kết với nhau trong sản xuất với sự hỗ trợ từ phía Hội ND.

Bảo hiểm nông nghiệp: Tháng 10 ký hợp đồng với nông dân

6-9-2011

Đó là khẳng định của ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) với phóng viên NTNN sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 121 hướng dẫn về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.

Từ 1.10.2011: Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

6-9-2011

Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 120/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.