TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 ở ĐBSCL: Tạo đột phá đào tạo nguồn nhân lực

Ngày đăng: 12 | 09 | 2011

Ngày 9/9, tại TP Cần Thơ, gần 300 đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành, Sở GD-ĐT, các trường đại học, trường dạy nghề trong vùng ĐBSCL tham dự hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 1033) về phát triển giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015, do Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp tổ chức.

Hội nghị Giáo dục ĐBSCL
 
Trong bối cảnh cả nước hân hoan bước vào năm học mới, việc triển khai kế hoạch thực hiện QĐ 1033 cùng với các chỉ tiêu và giải pháp thực hiện như một động lực mới, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL.
 
Theo chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề đến năm 2015, vùng ĐBSCL đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ở bậc tiểu học đạt 99%, ở bậc THCS đạt 85% và ở THPT đạt 60%; tất cả các huyện có từ 10.000 người dân tộc thiểu số trở lên đều có trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT), ổn định qui mô học sinh DTNT 10-12% số học sinh dân tộc ở bậc trung học; 100% xã phường có trung tâm học tập cộng đồng hiệu quả; tỷ lệ lao động toàn vùng qua đào tạo nghề đạt 40%, bình quân đào tạo 445.000 lượt người/năm; toàn vùng có 22 trường cao đẳng nghề, 35 trường trung cấp nghề, mỗi quận, huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề. Giáo dục đại học đến năm 2015 đạt 190 sinh viên/vạn dân, và tỷ lệ sinh viên trên dân số độ tuổi 18-24 là 22%. Hàng năm dành 30% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh mới của các trường đại học, cao đẳng trong vùng để đào tạo theo địa chỉ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương.
 
Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH đã đề ra các giải pháp và lộ trình triển khai thực hiện từng năm, có sự phối hợp với các cơ quan hữu quan. Hội nghị ghi nhận nhiều điểm mới trong kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất; hoàn thiện mạng lưới trường học, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đổi mới phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá, công tác quản lý và có xây dựng bổ sung, điều chỉnh các chính sách đặc thù.
Tuy nhiên, ý kiến của các đại biểu từ các tỉnh trong vùng chưa hết băn khoăn, bày tỏ nhiều ưu tư trước thực trạng yếu kém trong GD-ĐT và dạy nghề trong vùng. Ngay như số liệu của Bộ GD-ĐT, hiện trạng cơ sở vật chất từ nay đến năm 2015 cần đầu tư 215 trường mầm non cho các xã chưa có trường mầm non; phấn đấu đạt 55% số trường được chuẩn hóa về cơ sở vật chất; về giáo dục phổ thông còn 21 xã chưa có trường tiểu học, 88 xã chưa có trường THCS, điểm trường lẻ ở các vùng khó khăn.
Ông Trương Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhắc lại cách đây 5 năm triển khai Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng, nay cần rà soát lại để có mặt bằng đánh giá đã làm được những gì. Theo ông, bất cập hiện nay là ngành sư phạm đào tạo giáo viên ra trường không có việc làm trong khi giáo viên dạy nghề thì lại thiếu. Đào tạo nghề, nghề gì, chất lượng ra sao, ai sử dụng? Mặt khác, mạng lưới trường đại học còn thiếu, học sinh ở Bến Tre sau khi học hết PTTH thì chỉ có về Cần Thơ hoặc lên TP HCM thi và theo học đại học.
Một đại biểu tỉnh Sóc Trăng nhận xét: Đến nay, GD-ĐT ở ĐBSCL vẫn còn là vùng trũng so với các khu vực khác của cả nước, thấp hơn cả Tây Nguyên. Các tỉnh ở ĐBSCL chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chưa đủ sức tự lực, vì vậy QĐ 1033 cần có cơ chế chính sách đặc thù, ưu đãi để ĐBSCL phát triển bắt kịp các vùng khác. TS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng tỷ lệ đầu tư GD-ĐT vùng ĐBSCL phải tương đương với tỷ lệ dân số, khoảng 22%.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: QĐ 1033 của Thủ tướng Chính phủ là tiền đề rất quan trọng, tạo ra bước đột phá giúp ĐBSCL vượt thoát khỏi “vùng trũng” của cả nước về GD - ĐT và phát triển nguồn nhân lực trong 5 năm tới. Vì thế, các Bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương, lãnh đạo các trường và nhân dân vùng ĐBSCL cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng để quyết tâm triển khai thực hiện tốt quyết định này trong thời gian tới. Bộ trưởng yêu cầu: Sau hội nghị, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần khẩn trương xây dựng chương trình hành động, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để có thể sớm triển khai thực hiện.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/133/133/133/83629/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Agribank giảm lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Phó Tổng giám đốc Agribank vừa ký Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam, có hiệu lực từ 12/9/2011, quy định lại các mức lãi suất đối với tất cả các khoản vay tại Agribank.

Giảm lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước đến ngày 8.9, có 34/42 ngân hàng thương mại (NHTM) ban hành văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống chấp hành đúng quy định về lãi suất huy động bằng VND và USD.

Lạm phát kỳ vọng có thể gây sức ép tăng giá

9-9-2011

Tâm lý kỳ vọng lạm phát trước việc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp là một trong những nhân tố gây sức ép tăng giá thị trường tháng 9/2011.

Thủ tướng yêu cầu mạnh tay với “chè bẩn”

9-9-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu, các đơn vị có liên quan tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè.

Chưa có lối thoát cho hạt muối

8-9-2011

Câu chuyện được mùa - mất giá chắc chắn sẽ không còn tiếp diễn đối với ngành muối và nông sản nội nói chung nếu những chính sách nhập khẩu được điều hành một cách hợp lý. Năm ngoái, vụ muối dù được mùa nhưng diêm dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi do muối ngoại được nhập khẩu tràn lan với giá rẻ. Năm nay, câu chuyện về muối vẫn tiếp tục không nhận được sự đồng thuận giữa các bên về chuyện nhập hay không nhập.

Sản xuất ngô bền vững vùng Tây Bắc

8-9-2011

Ở Việt Nam diện tích trồng ngô năm 2010 đạt hơn 1,1 triệu ha, năng suất bình quân 41 tạ/ha, tổng sản lượng 4,6 triệu tấn với bộ giống ngô lai chiếm hơn 90%.

Cơ chế tiền lương: Mới giải quyết vấn đề trước mắt

8-9-2011

Cơ chế tiền lương chưa thể hoàn thiện khi lương tối thiểu quá thấp, không tương xứng với năng suất lao động và không do thị trường quyết định.

Tháng 9, dự báo giá cả một số mặt hàng thiết yếu sẽ tăng nhẹ

8-9-2011

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa công bố bản đánh giá tình hình thị trường tháng 8 và dự báo trong tháng 9/2011. Theo dự báo, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng nhích nhẹ trong tháng 9 sau một thời gian giữ ổn định trong tháng 8.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ

8-9-2011

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong 8 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống.

Nông dân khát... GAP

8-9-2011

Hàng trăm hộ nông dân trồng chôm chôm và ổi xá lỵ ở xã Bình Lộc (Long Khánh, Đồng Nai) đang mong mỏi địa phương này nhanh chóng SX theo hướng VietGAP, để hi vọng những mùa vụ tới giá trái cây đỡ bèo bọt hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng nếu chưa đảm bảo được đầu ra thì làm các HTX VietGAP sẽ khó sống.

Kế hoạch dự trữ gạo của Chính phủ Thái sẽ bắt đầu vào 7 tháng 10

7-9-2011

Theo thông tin từ Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng thương mại Thái Lan Kittarat Na Ranong, kế hoạch dự trữ gạo của chính Phủ Thái dự kiến bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 sắp tới, với mức giá cam kết cho gạo trắng là 15,000 bạt/tấn và gạo thơm Thái là 20,000 bạt/tấn.

Đẩy mạnh tuyên truyền + áp dụng tiến bộ kỹ thuật = sản xuất sạch

7-9-2011

Mặc dù Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 nhưng tại nhiều địa phương, tình trạng nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan vẫn khá phổ biến. Để khắc phục, tiến tới chấm dứt việc làm này, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân hiểu, thì việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là hết sức quan trọng.