TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Ngày đăng: 14 | 09 | 2011

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) vừa được Công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đại diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) phát hiện đăng ký bảo hộ độc quyền 10 năm tại Trung Quốc. Nếu không đòi lại thương hiệu này, việc xuất khẩu cà phê của nước ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trở ngại xuất khẩu
Theo công văn của Công ty Bross & Partners vừa gửi Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, nhãn hiệu cà phê “BUON MA THUOT và chữ Hán” được một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hộ 10 năm (kể từ ngày 14-11-2010) cho nhóm sản phẩm 30 - nhóm có chứa cà phê. Sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “BUON MA THUOT COFFEE - 1896” tại Trung Quốc từ ngày 14-6-2011.
Rang cà phê Buôn Ma Thuột tại gian hàng triển lãm của Công ty cà phê Trung Nguyên ở Festival Cà phê Buôn Ma Thuột.
 
Luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc bộ phận sở hữu trí tuệ Công ty Bross & Partners, nhận định: “Việc làm này của doanh nghiệp Trung Quốc sẽ khiến thế giới hiểu nhầm về nguồn gốc địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, vốn đang được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng bạ quốc gia số 0004. Nếu không ngăn chặn kịp thời, chủ sở hữu nhãn hiệu BUON MA THUOT nói trên có thể sử dụng quyền độc quyền của mình để ngăn chặn việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào lãnh thổ Trung Quốc”.
Còn ông Lê Đăng Trình, Chánh Văn phòng Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cho rằng: Nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Mặc dù thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ quốc gia Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta vào năm 2005, nhưng hiện nay chưa được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các nước xuất khẩu và tiêu thụ cà phê trên thế giới. Một khi doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu này ra các nước trên thế giới, chúng ta cũng không thể xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột đến những nước đó.
Đòi lại thương hiệu
Vùng địa danh cà phê Buôn Ma Thuột có diện tích hơn 100.000ha, nằm trên địa bàn 9 huyện, thành, thị của tỉnh Đắc Lắc gồm: Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Cư M’gar, Krông Búc, Krông Pắc, Buôn Đôn, Krông Năng, Cư Kuin và Ea H’leo. Sản lượng cà phê của vùng khoảng 300.000 tấn/năm và xuất khẩu ra 60 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì thế, việc đòi lại nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột là điều cần thiết.
Luật sư Lê Quang Vinh cho biết: “Theo luật nhãn hiệu Trung Quốc, tên địa danh nước ngoài nếu được biết đến rộng rãi với công chúng ở Trung Quốc thì không được phép đăng ký và sử dụng làm nhãn hiệu riêng. Vì vậy, chúng tôi tin rằng có căn cứ và bằng chứng pháp lý để khởi kiện hủy bỏ thành công nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký ở Trung Quốc”.
Theo ông Lê Đăng Trình, UBND tỉnh Đắc Lắc cũng đã có hai cuộc họp bàn giải pháp đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được việc dùng con đường ngoại giao hay khởi kiện. Để Công ty Bross & Parners thực hiện việc khởi kiện, kinh phí sẽ mất khoảng 6.000 - 9.000 USD. Dù ai trả số tiền này, đã đến lúc tỉnh Đắc Lắc cần kiên quyết đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

Luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc bộ phận sở hữu trí tuệ Công ty Bross & Partners: Đủ cơ sở pháp lý đòi lại thương hiệu

Theo nguồn tin đã được kiểm chứng, chúng tôi nhận thấy chỉ dẫn địa lý BUON MA THUOT (được bảo hộ ở Việt Nam theo đăng bạ số 0004 ngày 14-10-2005) đã bị một công ty ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tên Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại lãnh thổ Trung Quốc. Hai đăng ký số 7611987 và 7970830 cấp ngày 14-11-2010 và 14-6-2011 tương ứng với 2 nhãn hiệu “BUON MA THUOT và chữ Hán” và “BUON MA THUOT COFFEE 1896 và logo” gắn liền với nhiều sản phẩm ở nhóm 30 trong đó có sản phẩm cà phê đã được cấp độc quyền cho công ty này.
Chúng tôi tiếp tục phát hiện thương hiệu DAK LAK đã bị một công ty ở Pháp tên ITM ENTERPRISES (Société Anonyme) đã đăng ký độc quyền thương hiệu DAK LAK dưới tên của mình và được cơ quan sở hữu trí tuệ Pháp cấp đăng ký độc quyền sử dụng cho sản phẩm cà phê (ở nhóm 30) từ ngày 25-9-1997. Điều nguy hiểm hơn, chính công ty này đã sử dụng thương hiệu được cấp độc quyền ở Pháp này tiếp tục đăng ký trên phạm vi toàn cầu theo Hệ thống Madrid và thương hiệu DAK LAK đã được bảo hộ ở nhiều quốc gia khác (không kể Pháp): Áo, Bulgaria, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ, Czech, Đức, Croatia, Hungary, Ý, Morocco, Monaco, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumania, Slovenia, Nga...
Sự việc trên rất nghiêm trọng vì một số lý do: BUON MA THUOT (hoặc DAK LAK) đều là chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và là tài sản của nhà nước Việt Nam. Việc chủ thể nước ngoài sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản của nhà nước đã rơi vào tay kẻ khác. Nguy cơ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước, do xâm phạm quyền độc quyền ở các nước trên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu không kịp thời có biện pháp hủy bỏ và bảo vệ các chỉ dẫn địa lý này thì niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với cà phê Việt Nam có thể bị suy giảm nghiêm trọng (do khách hàng không thể phân biệt được đâu là cà phê Buôn Ma Thuột thật và đâu là cà phê Buôn Ma Thuột giả).
Luật nhãn hiệu các nước về căn bản tương đối giống nhau, vì vậy, chúng tôi tin rằng vẫn có cơ hội tiến hành biện pháp pháp lý để hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu ở Pháp. Cơ sở pháp lý chính là việc đăng ký DAK LAK có thể làm cho công chúng bị lừa dối về nguồn gốc thực sự của hàng hóa và/hoặc việc đăng ký đó thông thường sẽ bị coi là một hành vi không trung thực (không trung thực với cơ quan nhãn hiệu khi nộp hồ sơ đẳng ký). Tuy vậy, nếu phải tiến hành hủy các đăng ký nhãn hiệu của ITM ENTERPRISES (Société Anonyme) thì Việt Nam không chỉ phải tiến hành hủy bỏ nhãn hiệu DAK LAK ở Pháp mà còn phải tiến hành thủ tục hủy bỏ nhãn hiệu DAK LAK ở tất cả trên 10 quốc gia đã được bảo hộ nêu trên.
 
Theo SGGP

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30212.html

NỘI DUNG KHÁC

Khẩn trương thu hoạch lúa hè thu sớm

14-9-2011

Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc chỉ đạo SX vụ hè thu, mùa và vụ đông trong bối cảnh thời tiết diễn biến bất thường. Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc tập trung chỉ đạo một số nội dung cấp bách sau:

15.000 tỷ đồng cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn

14-9-2011

Ngân hàng Agribank vừa quyết định bổ sung chỉ tiêu vốn 15.000 tỷ đồng cho các chi nhánh trên toàn quốc để đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn.

3 khâu đột phá để phát triển ngành nông nghiệp

12-9-2011

Làm việc với UB Kinh tế của Quốc hội cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, ngành nông nghiệp sẽ vẫn tiếp tục phấn đấu là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, trong đó thực hiện bằng được 3 khâu đột phá: Thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, phát triển khoa học công nghệ và xây dựng hạ tầng nông thôn.

Giải cơn “khát” nhân lực ngành kinh tế trọng điểm

12-9-2011

Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, 2 chiến lược về đào tạo nghề đang được triển khai đồng bộ, đó là đào tạo nghề trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 ở ĐBSCL: Tạo đột phá đào tạo nguồn nhân lực

12-9-2011

Ngày 9/9, tại TP Cần Thơ, gần 300 đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành, Sở GD-ĐT, các trường đại học, trường dạy nghề trong vùng ĐBSCL tham dự hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 1033) về phát triển giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015, do Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp tổ chức.

Agribank giảm lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Phó Tổng giám đốc Agribank vừa ký Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam, có hiệu lực từ 12/9/2011, quy định lại các mức lãi suất đối với tất cả các khoản vay tại Agribank.

Giảm lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước đến ngày 8.9, có 34/42 ngân hàng thương mại (NHTM) ban hành văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống chấp hành đúng quy định về lãi suất huy động bằng VND và USD.

Lạm phát kỳ vọng có thể gây sức ép tăng giá

9-9-2011

Tâm lý kỳ vọng lạm phát trước việc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp là một trong những nhân tố gây sức ép tăng giá thị trường tháng 9/2011.

Thủ tướng yêu cầu mạnh tay với “chè bẩn”

9-9-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu, các đơn vị có liên quan tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè.

Chưa có lối thoát cho hạt muối

8-9-2011

Câu chuyện được mùa - mất giá chắc chắn sẽ không còn tiếp diễn đối với ngành muối và nông sản nội nói chung nếu những chính sách nhập khẩu được điều hành một cách hợp lý. Năm ngoái, vụ muối dù được mùa nhưng diêm dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi do muối ngoại được nhập khẩu tràn lan với giá rẻ. Năm nay, câu chuyện về muối vẫn tiếp tục không nhận được sự đồng thuận giữa các bên về chuyện nhập hay không nhập.

Sản xuất ngô bền vững vùng Tây Bắc

8-9-2011

Ở Việt Nam diện tích trồng ngô năm 2010 đạt hơn 1,1 triệu ha, năng suất bình quân 41 tạ/ha, tổng sản lượng 4,6 triệu tấn với bộ giống ngô lai chiếm hơn 90%.

Cơ chế tiền lương: Mới giải quyết vấn đề trước mắt

8-9-2011

Cơ chế tiền lương chưa thể hoàn thiện khi lương tối thiểu quá thấp, không tương xứng với năng suất lao động và không do thị trường quyết định.