TIN TỨC-SỰ KIỆN

3 khâu đột phá để phát triển ngành nông nghiệp

Ngày đăng: 12 | 09 | 2011

Làm việc với UB Kinh tế của Quốc hội cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, ngành nông nghiệp sẽ vẫn tiếp tục phấn đấu là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, trong đó thực hiện bằng được 3 khâu đột phá: Thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, phát triển khoa học công nghệ và xây dựng hạ tầng nông thôn.

Nông dân nuôi trồng thủy sản ngày càng thu nhập cao
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ngành nông nghiệp thời gian qua liên tục gặp khó trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, rét lạnh kéo dài ở miền Bắc, mưa ít gây hạn hán trên diện rộng, nước mặn xâm nhập tại các cửa sông ở ĐBSCL, giá cả các loại hàng hóa, vật tư đầu vào cho sản xuất như xăng dầu, điện, phân bón, thuốc BVTV… tăng cao, cộng với nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Tuy nhiên, vượt qua những thách thức này, tốc độ tăng GDP toàn ngành 6 tháng đầu năm khoảng gần 6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông lâm thủy sản tăng hơn 2%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt hơn 107 nghìn tỷ đồng.
Trong phương hướng phát triển ngành đến năm 2015, theo Bộ trưởng, ngành NN-PTNT phải xây dựng được một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. “Một mục tiêu quan trọng hơn cả, đó là từng bước xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch. Xã hội nông thôn phải ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, đó mới chính là thành công của chương trình phát triển nông nghiệp – nông thôn”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Để làm được điều này, theo Bộ trưởng, cần chú trọng thực hiện tốt 3 khâu đột phá, đó là thúc đẩy đầu tư toàn xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là xây dựng những vùng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao tay nghề và trình độ thâm canh cho nông dân. Ngoài ra, hạ tầng nông thôn cũng phải từng bước được xây dựng. “Trước đây chúng ta chú trọng đầu tư hạ tầng cho cây lúa, nên năng suất mới tăng và lượng XK ngày một nhiều như vậy. Nay cần tiếp tục đầu tư, nhưng sẽ tập trung chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang lĩnh vực thủy sản, cây công nghiệp…”, Bộ trưởng nói.
Thay mặt UB Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm UB, cho rằng, ngành nông nghiệp nhiều năm trở lại đây đạt nhiều thành tích, trong khi cả nền kinh tế đang phải nhập siêu, thì nông nghiệp lại xuất siêu. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng tỏ rõ vai trò trong việc giúp Chính phủ giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UB, lại băn khoăn với mục tiêu đề ra của ngành nông nghiệp liệu có đạt được, bởi lẽ, nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng, nông dân được lợi, nhưng nó lại làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Như vậy, làm thế nào để hài hòa lợi ích của các bên, góp phần kiềm chế lạm phát?
Những mục tiêu của ngành đến năm 2015
Phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản bình quân 2,8-3%/năm. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cả nước chiếm 17-18%. Hằng năm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn. Thu nhập của nông dân tăng 2 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 2%, có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 42-43%.
Một vấn đề nữa mà UB Kinh tế quan tâm, đó là trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, việc hỗ trợ cho ngư dân tổ chức đánh bắt xa bờ thế nào để đảm bảo mục tiêu kim ngạch XK thủy sản vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải thỏa đáng. “Ngoài ra, từ trước đến nay, việc đầu tư trong nông nghiệp đang bị lệch, đó là chúng ta đầu tư quá nhiều cho thủy lợi. Nghịch lý ở chỗ, có vẻ chúng ta đang mang tư duy của miền Bắc áp dụng cho thủy lợi miền Nam, nhất là việc cứng hóa kênh mương. Việc này rõ ràng không hiệu quả”, ông Kiên phân tích.
Lý giải những băn khoăn trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, nông nghiệp là lĩnh vực rộng, do vậy, có lúc, có nơi việc chỉ đạo sản xuất, thúc đẩy đầu tư còn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, nhìn toàn cục thì ngành nông nghiệp vẫn hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra. “Nhìn thẳng vào thực tế để chỉ đạo, đôn đốc và thực hiện rốt ráo những mục tiêu là phương châm làm việc của ngành nông nghiệp. Kinh nghiệm chỉ đạo nhiều năm của Bộ và các địa phương, sự nỗ lực của nông dân cả nước sẽ tạo nên những thành công mới cho ngành trong thời gian tới”, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
 

NỘI DUNG KHÁC

Giải cơn “khát” nhân lực ngành kinh tế trọng điểm

12-9-2011

Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, 2 chiến lược về đào tạo nghề đang được triển khai đồng bộ, đó là đào tạo nghề trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 ở ĐBSCL: Tạo đột phá đào tạo nguồn nhân lực

12-9-2011

Ngày 9/9, tại TP Cần Thơ, gần 300 đại biểu đại diện cho các tỉnh, thành, Sở GD-ĐT, các trường đại học, trường dạy nghề trong vùng ĐBSCL tham dự hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 1033) về phát triển giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015, do Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB-XH, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp tổ chức.

Agribank giảm lãi suất cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Phó Tổng giám đốc Agribank vừa ký Quyết định số 6239/NHNo-KHTH về việc Quy định lãi suất cho vay đồng Việt Nam, có hiệu lực từ 12/9/2011, quy định lại các mức lãi suất đối với tất cả các khoản vay tại Agribank.

Giảm lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn

12-9-2011

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước đến ngày 8.9, có 34/42 ngân hàng thương mại (NHTM) ban hành văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống chấp hành đúng quy định về lãi suất huy động bằng VND và USD.

Lạm phát kỳ vọng có thể gây sức ép tăng giá

9-9-2011

Tâm lý kỳ vọng lạm phát trước việc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp là một trong những nhân tố gây sức ép tăng giá thị trường tháng 9/2011.

Thủ tướng yêu cầu mạnh tay với “chè bẩn”

9-9-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu, các đơn vị có liên quan tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè.

Chưa có lối thoát cho hạt muối

8-9-2011

Câu chuyện được mùa - mất giá chắc chắn sẽ không còn tiếp diễn đối với ngành muối và nông sản nội nói chung nếu những chính sách nhập khẩu được điều hành một cách hợp lý. Năm ngoái, vụ muối dù được mùa nhưng diêm dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi do muối ngoại được nhập khẩu tràn lan với giá rẻ. Năm nay, câu chuyện về muối vẫn tiếp tục không nhận được sự đồng thuận giữa các bên về chuyện nhập hay không nhập.

Sản xuất ngô bền vững vùng Tây Bắc

8-9-2011

Ở Việt Nam diện tích trồng ngô năm 2010 đạt hơn 1,1 triệu ha, năng suất bình quân 41 tạ/ha, tổng sản lượng 4,6 triệu tấn với bộ giống ngô lai chiếm hơn 90%.

Cơ chế tiền lương: Mới giải quyết vấn đề trước mắt

8-9-2011

Cơ chế tiền lương chưa thể hoàn thiện khi lương tối thiểu quá thấp, không tương xứng với năng suất lao động và không do thị trường quyết định.

Tháng 9, dự báo giá cả một số mặt hàng thiết yếu sẽ tăng nhẹ

8-9-2011

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) vừa công bố bản đánh giá tình hình thị trường tháng 8 và dự báo trong tháng 9/2011. Theo dự báo, giá cả một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng nhích nhẹ trong tháng 9 sau một thời gian giữ ổn định trong tháng 8.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ

8-9-2011

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong 8 tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống.

Nông dân khát... GAP

8-9-2011

Hàng trăm hộ nông dân trồng chôm chôm và ổi xá lỵ ở xã Bình Lộc (Long Khánh, Đồng Nai) đang mong mỏi địa phương này nhanh chóng SX theo hướng VietGAP, để hi vọng những mùa vụ tới giá trái cây đỡ bèo bọt hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng nếu chưa đảm bảo được đầu ra thì làm các HTX VietGAP sẽ khó sống.