TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đại biểu Quốc hội, PGS - TS Trần Hoàng Ngân: Cần chính sách hỗ trợ mạnh cho nông dân

Ngày đăng: 08 | 08 | 2011

"Một nước có thế mạnh về nông nghiệp mà giá lương thực, thực phẩm tăng cao là do lỗi điều hành. Giải pháp căn cơ để kiềm chế lạm phát là bình ổn giá lương thực bằng cách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân".

PGS - TS Trần Hoàng Ngân - đại biểu Quốc hội (đoàn TP.HCM) nói như vậy với NTNN.
Ông Ngân cho biết: Lạm phát kéo dài ở nước ta suốt 5 năm qua, năm 2011 lạm phát có thể ở mức 17 -18%. Tuy chúng ta có nhiều chính sách, biện pháp để đối phó, kiềm chế nhưng lạm phát vẫn không giảm là do chưa giải quyết thấu đáo nguyên nhân lạm phát.
Giá cả đầu vào tăng nên thu lợi từ nông sản của nông dân rất thấp.
 
Giá thực phẩm tăng do lỗi điều hành
Theo ông, nguyên nhân cơ bản của lạm phát kéo dài như vậy là do đâu?
- Trong các nhóm hàng hóa để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhóm hàng lương thực, thực phẩm (LTTP) và dịch vụ ăn uống ngoài gia đình chiếm đến 39,93%. Trong thời gian qua, nhiều nước trên thế giới khủng hoảng LTTP. Nhưng giá LTTP ở các nước khu vực ASEAN của chúng ta chỉ tăng trên 10%, còn ở Việt Nam là trên 33%.
Chúng ta là đất nước nông nghiệp, 70% dân số sống ở nông thôn mà ta để giá cả LTTP thường xuyên có những “cú sốc” là lỗi ở quản lý, điều hành. Như vậy, để kiềm chế lạm phát và kiểm soát tốt giá cả, một trong những giải pháp hàng đầu là ổn định giá cả LTTP. Để làm được điều này, chúng ta phải kiểm soát giá nguyên nhiên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp như thức ăn gia súc, thuốc thú y…
Chúng ta cần tạo ra những vùng chuyên canh, trang trại lớn để tạo nguồn cung LTTP nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối, thu mua, tiêu thụ sản phẩm, chuỗi bán lẻ phải có hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước để định hướng, dẫn dắt thị trường góp phần ổn định giá cả lương thực.
Những ngày qua, nhiều ý kiến phê phán chủ trương bình ổn giá đã không đánh trúng nhóm hàng, nhóm dân cư cần hỗ trợ. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
- Việc bình ổn giá tất nhiên là có còn hơn là không. Chủ trương này cũng đã góp phần kiềm chế giá. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chỉ bình ổn ở phần ngọn; đáng ra, phải bình ổn giá tại nơi người sản xuất ra LTTP, bình ồn giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, việc bình ổn giá chưa phải là giải pháp căn cơ, quan trọng là cần đưa ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững, lâu dài. Trong đó, việc cần thiết nhất là Nhà nước cần hỗ trợ lãi suất đối với hộ nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi.
Hy vọng nhiệm kỳ Chính phủ mới có giải pháp mạnh
PGS-TS Trần Hoàng Ngân
Tại kỳ họp QH này, ông đã phát biểu, lúc này cần đưa ra một gói hỗ trợ nông dân. Ông có thể nói rõ hơn về đề xuất này?
- Vừa qua, giá nông sản có lúc tăng đến 70 - 100% nhưng người nông dân vẫn không mặn mà đầu tư sản xuất. Chi phí đầu vào tăng, nguyên, nhiên vật liệu mà nhà cung cấp quyết định giá nào, nông dân cũng phải chịu. Giá đầu ra, thương lái cũng “ấn” giá nào, nông dân phải chịu giá đó. Vì thế, giá LTTP lên nhưng nông dân không được thụ hưởng.
Nhìn chung, đời sống hộ nông dân trong thời gian qua có sự thay đổi nhưng mặt bằng chung vẫn khó khăn. Vì vậy, tôi đề xuất, bên cạnh việc miễn giảm thuế đối với cá nhân, doanh nghiệp mà Chính phủ đưa ra, chúng ta cần có các biện pháp hỗ trợ cho nông dân. Việc này, chúng ta đã làm nhưng phải hệ thống lại và đưa ra những chính sách mạnh hơn. Chủ trương trong Nghị quyết 11 của Chính phủ là tập trung vốn cho sản xuất, trong đó có nông nghiệp và nông thôn. Nhưng nông dân vẫn kêu thiếu vốn, vốn vay được với lãi suất rất cao.
Cũng trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, năm 2009, Chính phủ đã có những giải pháp hỗ trợ tích cực cho nông dân. Nhưng trong điều kiện hiện nay, vì sao vẫn chưa có những giải pháp quyết liệt như vậy, thưa ông?
- Hiện chúng ta đã có một nhiệm kỳ Chính phủ mới. Hy vọng, một thời gian nữa, Chính phủ mới sẽ ban hành những giải pháp để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững hơn.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/53112p1c25/can-chinh-sach-ho-tro-manh-cho-nong-dan.htm

NỘI DUNG KHÁC

QH thảo luận tình hình KT-XH: Đầu tư tối đa cho nông nghiệp

8-8-2011

Ngày 4/8, Quốc hội đã thảo luận tình hình KT-XH và những giải pháp kiềm chế lạm phát 6 tháng cuối năm, tại đây nhiều đại biểu đã nêu lên những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế như khung pháp lí tín dụng quá lỏng lẻo dẫn tới hình thành bong bóng bất động sản; hiệu quả đầu tư công kém, DN cắt giảm quy mô hoạt động dẫn tới lao động dôi dư, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo gia tăng…

Bổ sung đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

5-8-2011

Doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực có số lao động bình quân năm 2011 trên 300 lao động sẽ được gia hạn nộp thuế thu nhập.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản: Nhiều địa phương về đích sớm

5-8-2011

Sau 1 tháng triển khai thu thập thông tin Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011 (từ 1 - 30/7/2011), đến nay công tác triển khai tổng điều tra đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, khối lượng và chất lượng công việc.

Một số giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế những tháng cuối năm 2011

5-8-2011

Với sự đồng thuận của toàn xã hội, nỗ lực, cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế nước ta 7 tháng đầu năm 2011 đã đạt được những kết quả tích cực.

Xuất 30 tấn hạt giống bông dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương

5-8-2011

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dù giá trị xuất khẩu dệt may từ đầu năm đến nay tăng nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp lại giảm, bởi giá nguyên vật liệu đầu tăng, đặc biệt là bông. Việc giá bông tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may khó dự báo được khả năng nguyên liệu đầu vào, cũng như đảm bảo kế hoạch sản xuất.

Dòng vốn FDI “chảy” chậm

5-8-2011

10 năm qua đã chứng kiến sự tụt dốc thảm hại của vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào lĩnh vực nông nghiệp, khi tỷ lệ này giảm từ mức 8% trong tổng cơ cấu vốn FDI năm 2001 xuống còn 1% vào năm 2010.

Kiến nghị hỗ trợ 12.000 tỷ đồng vốn cho ngành điều

5-8-2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ vốn cho ngành này 12.000 tỷ đồng để các doanh nghiệp tiếp tục thu mua 30.000 tấn điều thô còn tồn trong dân và nhập khẩu gần 330.000 tấn phục vụ cho sơ chế.

Vụ đông 2011: Trồng đại trà ngô biến đổi gen

5-8-2011

Từ những thành quả khảo nghiệm ban đầu, phương án trồng đại trà ngô biến đổi gen (BĐG) đang được đưa ra như một lời giải hữu ích cho bài toán an ninh lương thực của Việt Nam.

Xung quanh việc thương nhân TQ thu gom nông sản: Lộ rõ điểm yếu của DN và nông dân

5-8-2011

Thời gian qua, thương nhân Trung Quốc (TQ) liên tục thu mua nhiều nông sản của Việt Nam (VN), từ dừa, rễ cây hồi, móng trâu đến chè, càphê, thậm chí cả râu ngô non... Nông dân không cần biết mình đang bán cho ai, cứ thấy được giá, thu tiền ngay là bán, khiến các doanh nghiệp trong nước nhiều phen lao đao vì thiếu nguyên liệu. Chưa nói tới những vấn đề sâu xa khác, chỉ riêng điều này đã cho thấy sự gắn kết lỏng lẻo giữa doanh nghiệp và nông dân trong nước.

Thúc đẩy chăn nuôi để giảm áp lực thị trường thực phẩm

5-8-2011

Dự báo, khi thu nhập bình quân tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày một lớn, vì thế, để giảm áp lực cho ngành chăn nuôi, cần phải có chiến lược phát triển bền vững. Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Kim Giao (ảnh), Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:

Có thể trồng ngô biến đổi gen ngay trong vụ đông

5-8-2011

Có thể ngay trong vụ đông năm nay sẽ tiến hành làm mô hình trình diễn ngô biến đổi gen ở Vĩnh Phúc và nếu thành công thì năm 2012 mới có thể đảm bảo cây trồng này chính thức được trồng đại trà, đó là khẳng định của ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi Hội nghị đầu bờ về khảo nghiệm trên diện rộng ngô biến đổi gen vừa diễn ra tại Vĩnh Phúc.

Thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Cần quy chế rõ ràng

5-8-2011

Cây trồng biến đổi gen được coi là thành tựu lớn của công nghệ sinh học, giúp các quốc gia giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm loại cây trồng này đều khá tốt nhưng đến nay, cây trồng biến đổi gen vẫn chưa được đưa vào canh tác đại trà do còn nhiều ý kiến lo ngại.