TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dòng vốn FDI “chảy” chậm

Ngày đăng: 05 | 08 | 2011

10 năm qua đã chứng kiến sự tụt dốc thảm hại của vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào lĩnh vực nông nghiệp, khi tỷ lệ này giảm từ mức 8% trong tổng cơ cấu vốn FDI năm 2001 xuống còn 1% vào năm 2010.

SX nông nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ, phân tán là một nguyên nhân khiến các DN nước ngoài ngán ngại vào đâu tư ở VN.
Vốn nước ngoài thờ ơ với nông nghiệp
Một trong những minh chứng sinh động nhất cho tình trạng “phú quý giật lùi” của dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực nông nghiệp là năm ngoái, 20 DN Hàn Quốc sang Việt Nam tìm hiểu về chính sách, môi trường đầu tư vào lĩnh này, nhất là chế biến nông sản và sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, hơn 1 năm trôi qua, vẫn chưa có DN nào trong số này trở lại Việt Nam để đăng ký đầu tư. Một đại diện Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (Kotra) từng thẳng thắn nhận xét rằng, lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam chưa hấp dẫn, bởi nguyên nhân lớn nhất là thiếu thông tin, sau đó mới đến hạ tầng, thủ tục hành chính.
Ông Chen Jih Ho, GĐ Cty TNHH Hoàng Bảo (Đài Loan) cho biết: Chúng tôi đăng ký thuê đất trồng hoa ở Cầu Đất (Lâm Đồng) với số vốn ban đầu 1,5 triệu USD nhưng đến nay mới triển khai khoảng 1/2 vì các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc cấp đất rất rườm rà phức tạp, mất nhiều thời gian. Riêng việc cấp đất đã có tới 15-20 thủ tục giấy phép.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), ông Đỗ Nhất Hoàng, cho biết: Do tâm lý, thời gian vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam thường đầu tư “nóng” vào một số ngành dễ nhìn thấy triển vọng ngay như bất động sản, dịch vụ, xi măng, sắt thép…, do đó sự quan tâm dành cho lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều. Hơn nữa, đặc thù của các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp thường có số vốn thấp, chỉ khoảng 20-30 triệu USD, chứ không lên đến hàng tỷ USD như các dự án ở lĩnh vực khác, do đó mới có chuyện quy mô thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp nhỏ hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác.
Thống kê của Cục này cho thấy, trong tổng số vốn đăng ký đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam năm 2010, khoảng gần 20 tỷ USD, thì đầu tư vào nhóm nông, lâm, thủy sản chỉ có chiếm 0,7%, với 10 dự án. Nếu tính tổng giai đoạn 1990-2010, số dự án FDI vào Việt Nam được cấp phép là 12.575 dự án với số vốn đăng ký gần 200 tỷ USD. Trong đó số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, với số vốn đăng ký là 4,3 tỷ USD, chỉ chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn.
Hiện có 45 quốc gia quốc gia đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, dẫn đầu danh sách vấn là các quốc gia đến từ châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Tuy nhiên, theo ông Hoàng, hầu hết các dự án được đầu tư đều nhỏ lẻ, thiếu chiều sâu và tính bền vững. Việc tiếp cận, thu hút đầu tư đối với các quốc gia có nền nông nghiệp công nghệ cao hầu như không có.
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN-NT bình luận: “Khi chính DN trong nước không muốn đầu tư vào nông nghiệp, những người giàu ở nông thôn mang tiền đầu tư vào các đô thị thì làm sao thu hút được người nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp?”.
“Khát giữa trời mưa”
Phân tích về những trở ngại dẫn đến hạn chế dòng vốn FDI chảy vào nông nghiệp, TS Chu Tiến Quang, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, hoạt động kinh doanh nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro khiến nhà đầu tư nước ngoài e dè khi rót vốn.
TS Quang dẫn chứng: Địa bàn diễn ra kinh doanh nông nghiệp thường rộng lớn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tác động bất thường của điều kiện thời tiết, khí hậu khó lường. Sản phẩm nông sản mang tính thời vụ cao, dễ hư hỏng. Các DN FDI nông nghiệp thường tốn kém nhiều vốn vào đào tạo chuyên môn cho lao động và đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của SX nông nghiệp như thủy lợi nội đồng, đường liên thôn bản nên hiệu quả kinh doanh giảm sút. Trong khi đó, các DN FDI trong công nghiệp, thương mại không phải chịu những khoản đầu tư này.
Khi nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng trưởng ngoạn mục mà con số ấn tượng nhất là năm 2008 với khoảng 65 tỷ USD nhưng lại tập trung đa phần vào các lĩnh vực xây dựng văn phòng, căn hộ và khách sạn, du lịch, thì câu chuyện “đói” vốn FDI của lĩnh vực nông nghiệp được các chuyên gia ví von là “khát giữa trời mưa”. Một trong những nguyên nhân được lý giải là Nhà nước chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, phù hợp để thu hút FDI vào nông nghiệp.
“Nông dân không gắn hoạt động SX nông sản nguyên liệu của họ với hoạt động thu mua, chế biến của các DN nên tình trạng tranh chấp trong mua – bán nguyên liệu thường xảy ra. Hệ lụy của nó là giá nguyên liệu lúc lên cao, lúc xuống thấp diễn ra phổ biến gây bất lợi cho cả người nông dân sản xuất, các DN chế biến, tiêu thụ và cả lĩnh vực nông nghiệp nói chung”, TS Chu Tiến Quang.
Cụ thể, theo TS Hà Huy Ngọc, chuyên gia Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, cơ chế, chính sách về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu nông sản cho các dự án FDI đã cấp phép không được thực thi trong thực tế. Các dự án mía đường thì gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, phát triển và duy trì các vùng mía mà nhà nước đã quy hoạch cho họ. Các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực vật không thể thực hiện đúng quy định sử dụng nguyên liệu trong nước với các lý do khác nhau. Còn về thủy sản, quy hoạch tổng thể phát triển ngành này đã có từ lâu nhưng các vùng thủy sản vẫn chưa được hình thành đã gây trở ngại cho thu hút FDI…
Ngoài ra, các danh mục dự án quốc gia gọi vốn do Chính phủ ban hành thường ít chú trọng những thông tin cụ thể về lĩnh vực nông nghiệp. Thông tin về từng dự án trong danh mục dự án quốc gia gọi vốn còn rất sơ lược, thiếu chuẩn xác, chưa chỉ rõ các vùng đầu tư ở đâu và điều kiện thế nào, và đặc biệt mang nặng mong muốn chủ quan của cơ quan chủ quản và các DN Việt Nam, chưa tính đến động lực và lợi ích thực tế của nhà đầu tư FDI nên không thu hút được quan tâm của nhà đầu tư FDI.
SX nông nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ, phân tán, thiếu tính liên kết, phối hợp và không chuyên nghiệp cũng là một yếu tố khiến sức thu hút đầu tư của khu vực nông nghiệp yếu. Cũng theo TS Quang, tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn, phức tạp khó xử lý.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/81956/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Kiến nghị hỗ trợ 12.000 tỷ đồng vốn cho ngành điều

5-8-2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ vốn cho ngành này 12.000 tỷ đồng để các doanh nghiệp tiếp tục thu mua 30.000 tấn điều thô còn tồn trong dân và nhập khẩu gần 330.000 tấn phục vụ cho sơ chế.

Vụ đông 2011: Trồng đại trà ngô biến đổi gen

5-8-2011

Từ những thành quả khảo nghiệm ban đầu, phương án trồng đại trà ngô biến đổi gen (BĐG) đang được đưa ra như một lời giải hữu ích cho bài toán an ninh lương thực của Việt Nam.

Xung quanh việc thương nhân TQ thu gom nông sản: Lộ rõ điểm yếu của DN và nông dân

5-8-2011

Thời gian qua, thương nhân Trung Quốc (TQ) liên tục thu mua nhiều nông sản của Việt Nam (VN), từ dừa, rễ cây hồi, móng trâu đến chè, càphê, thậm chí cả râu ngô non... Nông dân không cần biết mình đang bán cho ai, cứ thấy được giá, thu tiền ngay là bán, khiến các doanh nghiệp trong nước nhiều phen lao đao vì thiếu nguyên liệu. Chưa nói tới những vấn đề sâu xa khác, chỉ riêng điều này đã cho thấy sự gắn kết lỏng lẻo giữa doanh nghiệp và nông dân trong nước.

Thúc đẩy chăn nuôi để giảm áp lực thị trường thực phẩm

5-8-2011

Dự báo, khi thu nhập bình quân tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày một lớn, vì thế, để giảm áp lực cho ngành chăn nuôi, cần phải có chiến lược phát triển bền vững. Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Kim Giao (ảnh), Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:

Có thể trồng ngô biến đổi gen ngay trong vụ đông

5-8-2011

Có thể ngay trong vụ đông năm nay sẽ tiến hành làm mô hình trình diễn ngô biến đổi gen ở Vĩnh Phúc và nếu thành công thì năm 2012 mới có thể đảm bảo cây trồng này chính thức được trồng đại trà, đó là khẳng định của ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi Hội nghị đầu bờ về khảo nghiệm trên diện rộng ngô biến đổi gen vừa diễn ra tại Vĩnh Phúc.

Thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Cần quy chế rõ ràng

5-8-2011

Cây trồng biến đổi gen được coi là thành tựu lớn của công nghệ sinh học, giúp các quốc gia giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm loại cây trồng này đều khá tốt nhưng đến nay, cây trồng biến đổi gen vẫn chưa được đưa vào canh tác đại trà do còn nhiều ý kiến lo ngại.

Ipsard bịn rịn liên hoan về hưu cho một cán bộ gạo cội

2-8-2011

Ngày 1/8/2011 tại Hội trường, Ipsard đã tổ chức buổi liên hoan chia tay thân mật với bác Lê Thế Hoàng – một nghiên cứu viên gạo cội, đồng thời cũng là một trong những người đã tham gia sáng lập Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn ngày nay.

Điểm tin báo chí nông nghiệp nông thôn tháng 06 năm 2011

30-6-2011

Xin trân trọng kính mời quý vị theo dõi tin tức báo chí tổng hợp về nông nghiệp nông thôn trong tháng 06 năm 2011 của chúng tôi.

Tạm hoãn mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

14-7-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chính thức thông báo tạm dừng việc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu (trước đó, dự kiến sẽ bắt đầu mua vào 15.7).

Đưa nước sạch, tạo việc làm cho vùng nghèo

14-7-2011

“Chúng tôi không chỉ hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo có việc làm, mà còn giúp họ không phải uống nước kinh rạch trong những tháng mùa khô” - ông Bùi Hữu Nghĩa - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bình Đại, Bến Tre cho biết.

Gã liều thành tỷ phú... trâu bò

14-7-2011

Từ dắt trâu, bò thuê, nay anh đã có trang trại với gần 200 con trâu bò, 50ha lát, sao đen, luồng và 5ha mía cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xem xét miễn, giảm ba loại thuế

14-7-2011

Tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng qua (13.7), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình một số giải pháp về thuế trong năm 2011 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.