HỘI THẢO

Thừa Thiên - Huế: Hạ tầng cơ sở phát triển thúc đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 21 | 06 | 2011

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên - Huế bắt đầu thực hiện tại 8 xã điểm thuộc các huyện, thị xã trong tỉnh theo tiêu theo 19 tiêu chí của quốc gia, sau đó tiến hành triển khai cho 104 xã còn lại trong quí II và III/ năm 2011. Tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, và đến năm 2020 tỉ lệ này là 50% - 55%.

Kinh nghiệm tại Thừa Thiên - Huế, hạ tầng cơ sở ở nông thôn phát triển góp phần thúc đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới. Tại xã Thượng Nhật (huyện miền núi Nam Đông) có hơn 99% số hộ đồng bào các dân tộc, cơ sở hạ tầng lạc hậu, đời sống của người dân trong xã gặp nhiều khó khăn. Khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Thượng Nhật ưu tiên tập trung mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong đó, xây dựng, nâng cấp công trình điện tại thôn 3, trạm y tế, nhà họp dân thôn 5 và sắp xếp lại dân cư ở các khu vực Tà Rinh, A Tin - Ta Lu và Ta Lu - Hợp Hoà để ổn định việc định canh, định cư. Hệ thống điện, trạm y tế, bưu điện, trung tâm văn hóa xã, thôn và trường học đã được đầu tư xây dựng, các trục đường liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm của xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa theo phương châm nhà nước góp vốn, nhân dân góp công sức xây dựng. Chính cơ sở hạ tầng hoàn thiện đã tạo động lực mới trong phát triển kinh tế của xã miền núi đặc biệt khó khăn này, hàng nông sản dễ vận chuyển đi tiêu thụ, giá lại cao hơn trước nên đã kích thích các hoạt động sản xuất phát triển. Tỷ lệ nhà ở kiên cố của người dân ở Thượng Nhật cũng tăng mạnh, đến nay đã có 75,4% nhà dân được xây dựng kiên cố, số hộ dân được sử dụng nước sạch đạt gần 100%. Bên cạnh đó, nhờ thay đổi phương thức canh tác nên năng suất lúa nước ở Thượng Nhật đã đạt 50 tạ/ha/vụ. Toàn xã đã có 333,62 ha cao su, trong đó 150 ha đã đi vào khai thác, đem lại thu nhập cao cho người dân. Các mô hình kinh tế vườn, chăn nuôi, trồng rừng cũng không ngừng phát triển, nhiều hộ dân trên địa bàn xã có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 12,16%. Ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông đánh giá, với cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, đến nay Thượng Nhật đã đạt 50% tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Việc tập trung phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó chú trọng vào cây cao su, kinh tế vườn, lúa nước và trồng rừng sẽ giúp xã này đạt các tiêu chí nông thôn mới còn lại trước năm 2015.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội trong thời gian qua cũng đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cũng như kết cấu hạ tầng ở vùng nông thôn, miền núi của Thừa Thiên - Huế. Đến nay, 100% số xã trong tỉnh có trường tiểu học, trung học cơ sở và trạm y tế; có đường ô tô đến trung tâm xã. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đều được bê tông hóa và nhựa hóa; 100% số xã có điện sinh hoạt với hơn 99,3% số hộ được dùng điện; 87% số hộ nông thôn và 98,9% số hộ ở thành thị được dùng nước sạch và nước vệ sinh; 100% số xã được phủ sóng truyền hình. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được đầu tư phát triển toàn diện; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng nâng cao chất lượng; các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao phát triển với nhiều hình thức, thể loại phong phú và đa dạng về chiều rộng và chiều sâu ngày càng mang tính xã hội hóa cao.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tập trung mọi nỗ lực để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn còn dưới 3% vào năm 2020. Mỗi năm, tỉnh phấn đấu tạo việc làm mới cho khoảng từ 16 - 17 nghìn lao động. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 lên hơn 70% vào năm 2020. Tỉnh nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống; tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 12%/năm. Tỉnh đẩy nhanh quá trình đô thị hoá theo quy hoạch, phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, hoàn thành định cư dân vạn đò ở thành phố Huế và dân thủy diện ở các huyện.../.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=464799

NỘI DUNG KHÁC

Nghệ An: Đảm bảo nguồn nước tưới vụ hè thu năm 2011

21-6-2011

Nghệ An đang chỉ đạo sản xuất vụ hè thu năm 2011 theo quan điểm mở rộng tối đa diện tích trên những chân ruộng đảm bảo được nguồn nước tưới.

Hà Giang: Triển khai mô hình "3 giảm, 3 tăng"

21-6-2011

Sau khi thực hiện thành công mô hình "3 giảm, 3 tăng" trên giống lúa Bio 404 tại thôn Làng Vàng, huyện Vị Xuyên, UBND tỉnh Hà Giang đang tập trung chỉ đạo các địa phương trong tỉnh triển khai mô hình này trong vụ mùa 2011.

66,7% hộ di dân tái định cư Thủy điện Sơn La được giao đất sản xuất nông nghiệp

21-6-2011

Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án Thủy điện Sơn La-Lai Châu cho biết, hiện đã có 13.599 hộ, chiếm 66,7% số hộ đã di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La được giao 22.675ha đất sản xuất nông nghiệp.

Kiên Giang: Tạo thị trường trao đổi hàng nông sản qua biên giới

21-6-2011

Theo ngành thống kê, từ đầu năm đến nay lượng hàng hóa bán lẻ của Kiên Giang qua biên giới sang thị trường Campuchia luôn giữ ổn định với mức doanh số đạt được tương đương 10 triệu USD mỗi tháng.

Mở rộng xây dựng NTM ở TP.HCM: Cơ hội cho cán bộ xã trưởng thành

20-6-2011

Trong giai đoạn 2012-2015, TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng xây dựng mô hình NTM ở 24 xã trên địa bàn 5 quận, huyện. Ông Nguyễn Hữu Hoàn Phú (ảnh), Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn TP.HCM chia sẻ với NNVN về những kinh nghiệm xây dựng NTM tại địa phương này.

Truyền thông với sự phát triển "Tam nông" ở Thủ đô

20-6-2011

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2010 đến nay, công tác thông tin tuyên truyền đã có nhiều chuyển biến tích cực, năng động, hiệu quả đóng góp xứng đáng vào thành tích chung của sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn Thủ đô.

Đồng hành cùng nông dân vùng cao xoá đói, giảm nghèo

20-6-2011

Từ nguồn vốn vay của chi nhánh Ngân hàng CSXH, anh Vũ Hữu Chính ở xã Ðông Lai, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) nuôi 20 đến 30 con lợn, cho thu nhập 40 triệu đồng/năm.

Hà Tĩnh được mùa lúa Đông xuân

20-6-2011

Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được 50% diện tích lúa Đông xuân với 28.000 ha, ước năng suất lúa đạt 52,65 tạ/ha, cao hơn năng suất lúa Đông xuân năm ngoái 2,51 tạ/ha.

Hướng ra biển làm giàu

20-6-2011

Trước đây, Hoài Hương là ngọn cờ đầu của huyện Hoài Nhơn (Bình Định) trong phát triển kinh tế, xã hội. Bước vào thời kỳ mới, Hoài Hương lại tiếp tục được chọn làm xã điểm của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thăng Bình (Quảng Nam): Triển vọng từ ứng dụng quy trình mới trên cây đậu phụng

20-6-2011

Vụ đông xuân năm nay là vụ sản xuất đầu tiên nông dân thôn Hưng Lộc- xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế bệnh héo rũ trên cây đậu phụng". Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Cây lúa, hạt gạo ở huyện nghèo Cát Tiên

16-6-2011

Nói đến Cát Tiên (Lâm Ðồng), trước hết là nhắc đến một vùng sâu, xếp loại nghèo nhất tỉnh, một vùng rốn lũ với bao khó nhọc khi mùa nước thượng nguồn Ðồng Nai đổ về. Chạy lũ quen đến mức mà người dân nơi đây năm nào không thấy lũ về thì... nhớ. Gian nan là thế, nhưng Cát Tiên vẫn sống chung với lũ, mưu sinh trong lũ và làm giàu từ lũ. Nhiều năm gần đây cây lúa Cát Tiên đã làm thay đổi cuộc sống nông dân.

Tiền Hải - hành trình của cây lúa

16-6-2011

Là một trong 2 huyện biển của Thái Bình, được quan Doanh điền sứ - Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ lập ra ngót hai trăm năm trước, Tiền Hải hiện là một huyện giàu của tỉnh lúa với thế mạnh “lúa trên - cá dưới”.