HỘI THẢO

Thăng Bình (Quảng Nam): Triển vọng từ ứng dụng quy trình mới trên cây đậu phụng

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Vụ đông xuân năm nay là vụ sản xuất đầu tiên nông dân thôn Hưng Lộc- xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế bệnh héo rũ trên cây đậu phụng". Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam thực hiện.

 
Mô hình thực nghiệm cây đậu phụng giống TB25 tại xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
 
Vụ đông xuân ở Thăng Bình, cây đậu phụng chiếm diện tích đứng thứ hai sau cây lúa. Toàn huyện sản xuất hơn 1800 ha, thế nhưng trong nhiều năm qua, bệnh héo rũ thường gây hại nặng làm thất thu đến năng suất. Ông Võ Văn Nghi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam cho biết: “Trong những vụ gần đây, đậu phụng thường bị bệnh héo rũ gây hại với tỷ lệ cây chết bình quân khoảng 30%, thậm chí nhiều nơi lên đến 50 - 60%. Bệnh héo rũ chủ yếu do nấm và vi khuẩn gây ra, nếu chỉ áp dụng một vài biện pháp đơn lẻ, chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, nếu phun thuốc hóa học quá mức cho phép thì không chỉ giá trị mang lại thấp mà còn gây ô nhiễm môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm cũng không đảm bảo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì hàng chục năm nay nông dân thường sử dụng giống đậu phụng sẻ Tây Nguyên. Nhưng do đã thoái hóa nghiêm trọng nên từ năm 2005 đến nay, giống đậu phụng này liên tục bị nhiễm nặng bệnh héo rũ, hay còn gọi là bệnh chết xanh”.
Để giúp nông dân khắc phục thực trạng này và phát triển cây đậu phụng đạt hiệu quả kinh tế cao, vụ đông xuân 2010-2011, được Ban quản lý Dự án Khoa học - công nghệ nông nghiệp Quảng Nam hỗ trợ kinh phí, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh triển khai mô hình thực nghiệm “Ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất bệnh héo rũ” trên diện tích 3 ha tại thôn Hưng Lộc xã Bình Định Nam. Trong đó có 2 ha thực nghiệm và 1 ha đối chứng. Toàn bộ diện tích khảo nghiệm được gieo trồng bằng giống đậu phụng chất lượng cao TB25 do Tổng Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình cung ứng và ruộng đối chứng sử dụng giống đậu phụng sẻ Tây Nguyên. Tất cả các hộ khi tham gia mô hình đều được tập huấn kỹ thuật quy trình ủ phân hữu cơ với men Trichoderma. Việc sử dụng chế phẩm này đã đẩy nhanh tốc độ ủ hoai phân chuồng từ 2 – 3 lần so với phương pháp thông thường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối của phân chuồng và tăng khả năng kháng bệnh héo rũ cho cây đậu phụng. Một quy trình mới được áp dụng trong quá trình thâm canh đó là: ngay sau khi tiến hành gieo hạt, bà con nông dân được hỗ trợ bạt ni lông để phủ căng trên mặt luống. Lúc mầm nhú khỏi mặt đất thì cắt một khoảnh ni lông nhỏ để cho cây phát triển. Tưới rãnh còn gọi tưới thấm là biện pháp duy nhất được áp dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây được canh tác theo phương pháp mới này. Anh Đặng Văn Phụng ở tổ 6 thôn Hưng Lộc cho biết: “Tôi trồng một sào đậu phụng giống TB25 đã cho năng suất rất cao, gấp đôi giống đậu phụng sẻ Tây Nguyên, phấn khởi nhất là tỷ lệ cây chết do bệnh héo rũ rất thấp, nông dân chúng tôi rất vui, chưa có vụ đậu phụng mô đạt năng suất cao như vụ ni”.
Theo kỹ sư Nguyễn Tấn Dũng, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh: “Năng suất bình quân chung của mô hình trồng đậu phụng giống TB25 đạt hơn 33 tạ/ha, trong khi đó diện tích đối chứng canh tác bằng giống đậu phụng sẻ Tây Nguyên chỉ đạt 16 tạ/ha”. Thực tế cho thấy, cánh đồng đậu phụng gieo trồng trình diễn bị bệnh héo rũ gây hại rất nhẹ dưới 5% diện tích, còn những ruộng đối chứng thì có đến 25 - 40% diện tích nhiễm bệnh nặng. Với kết quả khả quan này, ông Lưu Đức Phương, Phó chủ tịch UBND xã Bình Định Nam cho biết: “Mô hình ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp đã hạn chế được bệnh héo rũ trên cây đậu phụng và đem lại hiệu quả thiết thực đối với bà con nông dân trong xã, trong thời gian tới, xã sẽ mở rộng diện tích trồng đậu phụng để bà con nông dân có nguồn thu nhập ổn định từ cây trồng này”.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=464640

NỘI DUNG KHÁC

Cây lúa, hạt gạo ở huyện nghèo Cát Tiên

16-6-2011

Nói đến Cát Tiên (Lâm Ðồng), trước hết là nhắc đến một vùng sâu, xếp loại nghèo nhất tỉnh, một vùng rốn lũ với bao khó nhọc khi mùa nước thượng nguồn Ðồng Nai đổ về. Chạy lũ quen đến mức mà người dân nơi đây năm nào không thấy lũ về thì... nhớ. Gian nan là thế, nhưng Cát Tiên vẫn sống chung với lũ, mưu sinh trong lũ và làm giàu từ lũ. Nhiều năm gần đây cây lúa Cát Tiên đã làm thay đổi cuộc sống nông dân.

Tiền Hải - hành trình của cây lúa

16-6-2011

Là một trong 2 huyện biển của Thái Bình, được quan Doanh điền sứ - Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ lập ra ngót hai trăm năm trước, Tiền Hải hiện là một huyện giàu của tỉnh lúa với thế mạnh “lúa trên - cá dưới”.

Bắc Giang: Đánh giá giống lúa thuần mới BG1

16-6-2011

Công ty CP Giống cây trồng Bắc Giang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế tổ chức hội thảo đánh giá mô hình giống lúa thuần mới BG1 vụ xuân năm 2011 do chính Công ty chọn tạo.

Cách làm bài bản của Trực Nội

16-6-2011

"Xây dựng mô hình NTM là một công việc vô cùng lớn, làm thay đổi căn bản một địa phương, từ tư duy sản xuất, nhận thức văn hóa của nhân dân đến cơ sở vật chất. Thế nên phải tiến hành một cách bài bản. Bài bản nhưng không cứng nhắc", Chủ tịch UBND xã Trực Nội (Trực Ninh, Nam Định) Tô Đình Thức tâm sự.

Thiên Lộc sẽ cán đích sớm

16-6-2011

Chúng tôi về xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) trong niềm vui, phấn khởi khi chứng kiến sự đổi thay diệu kỳ của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Thiên Lộc đang quyết tâm từng ngày để trở thành xã NTM đầu tiên của Hà Tĩnh.

Cà Mau: Thủy sản ghi điểm

15-6-2011

Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng lĩnh vực thủy sản của Cà Mau vẫn ghi điểm với năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trong tỉnh đạt 206.000 tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

Xã điểm NTM ở Quảng Bình: Nhiều vướng mắc

15-6-2011

Xã Quảng Hoà (huyện Quảng Trạch) là một trong hai xã được tỉnh Quảng Bình chọn làm điểm thực hiện đề án xây dựng NTM. Ông Hoàng Văn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, tuy có những thuận lợi nhất định nhưng khó khăn khi xây dựng NTM cũng không ít.

Nghị Đức khởi sắc nhờ xây dựng NTM

15-6-2011

Nghị Đức là xã miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm huyện Tánh Linh gần 30 km.

Quảng Bình có vùng quê 8 tấn

15-6-2011

Ông Nguyễn Duy Viên - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất (An Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình) hồ hởi: “Vụ đông xuân năm nay, toàn HTX gieo cấy trên 235 ha. Vượt lên khó khăn thiên tai từ đầu vụ, năng suất bình quân của xã viên đạt trên 71 tạ/ha. Trong đó có gần 40 ha lúa đạt năng suất 80 tạ/ha. Có thể khẳng định vụ này được nhất trong mấy năm gần đây với các giống chủ lực là lúa lai, lúa thuần XT 28, QS 2...”.

Phú Thọ: Tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp cho sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2011

15-6-2011

Trước những bất lợi về thời tiết trong những tháng đầu năm 2011, nhằm đảm bảo cho sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2011 đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng bộ một loạt các giải pháp cụ thể.

"Có thực mới vực được đạo"

14-6-2011

Sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam được người xưa đúc kết: "Có thực mới vực được đạo", "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền".

Bà Rịa - Vũng Tàu: Trái cây trễ vụ, nông dân thất thu

14-6-2011

Bà con nông dân cho biết, do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ trái cây năm nay đến trễ hơn khoảng 2 tháng, khiến nhiều nhà vườn lỡ mất cơ hội bán trái đầu mùa với giá cao.