HỘI THẢO

Mở rộng xây dựng NTM ở TP.HCM: Cơ hội cho cán bộ xã trưởng thành

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Trong giai đoạn 2012-2015, TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng xây dựng mô hình NTM ở 24 xã trên địa bàn 5 quận, huyện. Ông Nguyễn Hữu Hoàn Phú (ảnh), Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn TP.HCM chia sẻ với NNVN về những kinh nghiệm xây dựng NTM tại địa phương này.

 
Ông Nguyễn Hữu Hoàn Phú
Sau 2 năm thực hiện xây dựng NTM ở 6 xã điểm, TP.HCM đã rút ra những bài học gì, thưa ông?
Theo tôi, có thể rút ra được 3 bài học sau:
Thứ nhất, phải làm thành công công tác tuyên truyền. Một khi người dân đã nắm được chủ trương và nhận thấy được vai trò, trách nhiệm cũng như lợi ích của mình thì họ sẵn sàng bỏ tiền bạc đầu tư cùng với chính quyền. Vận động dân hiến đất làm đường, làm kênh thuỷ lợi mà họ chưa thông, chưa hiểu, chưa thấy được lợi ích thì không thể nào vận động được. Nhưng khi họ đã hiểu thì vài mét vuông đất chứ cả mảnh vườn trị giá bạc tỷ người ta cũng vui vẻ hiến.
Thứ hai là ở khâu tổ chức chính quyền xã. Trước nay, ở cấp xã hầu như không có những dự án đầu tư quy mô lớn, nguồn vốn lên đến vài trăm tỷ đồng. Nhưng khi xây dựng NTM, nguồn vốn rất lớn, vì lẽ đó chính quyền cấp xã phải thay đổi, học hỏi để trở thành chủ đầu tư có năng lực. Kinh nghiệm ở 6 xã điểm cho thấy, hầu hết cán bộ xã làm công tác xây dựng NTM đều trưởng thành rất nhanh, có cách làm việc chuyên nghiệp và linh hoạt, được người dân tin tưởng. Đó là một điều đáng mừng.
Một bài học nữa có thể rút ra từ các mô hình xã NTM đã xây dựng là cần phải nắm được lợi thế của địa phương. Chẳng hạn ở TP.HCM, dù diện tích đất sản xuất không nhiều nhưng lại có lợi thế là trung tâm thương mại lớn nhất nước, tập trung nhiều DN sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi thấy được hạn chế ít đất, ít ruộng của mình thì cần phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp, chỉ khuyến khích nuôi trồng những loại cây con có hiệu quả cao. Còn lại tập trung cho việc hình thành các HTX kiểu mới do DN đứng ra tổ chức sản xuất, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Sau một thời gian thí điểm xây dựng mô hình NTM tại địa phương mình, ông thấy có những bất cập nào cần kiến nghị, điều chỉnh không?
Về cơ bản thì Bộ tiêu chí xây dựng NTM mà Chính phủ phê duyệt và Bộ NN - PTNT có thông tư hướng dẫn đã khá cụ thể và hoàn chỉnh. Thực tế các xã tiến hành xây dựng đề án NTM đều nhanh chóng đạt được các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn. Thậm chí có những xã khi chưa có đề án thì địa phương cũng đã đạt nhiều tiêu chí về cơ sở vật chất như đường thôn, lưới điện, chợ, trường học…
Tuy nhiên, theo tôi thì có một số điểm cần phải xem xét lại để linh hoạt mở rộng áp dụng cho các xã có điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau. Chẳng hạn việc yêu cầu mỗi xã phải có tổ hợp tác hoặc HTX làm ăn hiệu quả là hơi cứng nhắc. Hầu hết các HTX (nhất là HTX sản xuất - kinh doanh nông sản) hiện nay vướng mắc về vốn, thiếu lao động có chuyên môn, không có tài sản thế chấp nên hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó nếu địa phương khuyến khích được các DN tham gia vào SX, thương mại dịch vụ, tập hợp được bà con nông dân SX theo quy trình khép kín, bao tiêu sản phẩm ổn định thì hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận tốt hơn nhiều. Vì thế không nhất thiết cứ phải có HTX mới làm ăn tập thể được.
Giai đoạn 2012-2015, TP.HCM sẽ triển khai xây dựng NTM ở 24 xã vùng ven. Trong đó, 9 xã thuộc huyện Củ Chi, 5 xã thuộc huyện Hóc Môn, 4 xã thuộc huyện Bình Chánh, 2 xã thuộc huyện Nhà Bè và 2 xã thuộc huyện Cần Giờ. 28 xã còn lại của các huyện này sẽ được xây dựng đề án phát triển NTM trong giai đoạn 2017-2020.
Hay như các tiêu chí khác về nhà văn hoá, nghĩa trang cũng vậy. Nếu yêu cầu mỗi xã phải có nghĩa trang theo quy hoạch thì sau này hầu hết các xã đều phải để một diện tích đất lớn làm nghĩa trang như vậy vừa xé lẻ lại tốn kém mà không đẹp cho quy hoạch chung của địa phương. Nên chăng chỉ quy hoạch khu nghĩa trang theo từng huyện. Mỗi huyện vài khu nghĩa trang tập trung thì hợp lý hơn. Về nhà văn hoá, theo tôi những xã nào có sẵn nhà văn hoá của huyện thì tận dụng phát triển mạnh. Ở cấp xã không nhất thiết phải xây bằng được nhà văn hoá, thư viện mà nên chuyển các hạng mục này về các ấp dưới hình thức đơn giản gần gũi để người nông dân có thể tham gia học tập, tra cứu, vui chơi thường xuyên…
Ông vừa nói đến việc khuyến khích DN đầu tư làm ăn ở các xã NTM. Xin ông chia sẻ một số kinh nghiệm khuyến khích DN hướng nguồn vốn về xã để làm ăn.
Việc này cũng linh hoạt, tuỳ vào đặc điểm ở từng địa phương. TP.HCM là nơi tập trung nhiều DN, nhiều chợ đầu mối, có môi trường kinh doanh tốt, thuận tiện thì dễ hút DN hơn những nơi khác. Ban đầu phải phát xuất từ DN, họ nhìn thấy được tiềm năng kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, có dự định đầu tư thì địa phương cần chú ý tạo mọi thuận lợi cho họ. Như tôi nói ở trên, cần thiết nhất là chính quyền xã phải có sự cải tổ theo hướng chuyên nghiệp và linh hoạt. Các thủ tục hành chính chỉ cần đơn giản, một cửa tránh tuyệt đối sự nhũng nhiễu, hạch sách. Làm một cái hồ sơ ưu tiên, hỗ trợ vốn mà phải năm lần bảy lượt đến ban này phòng kia mới làm xong thì chẳng DN nào còn hứng thú. Các điều kiện hạ tầng liên quan như lưới điện, đường giao thông, thuỷ lợi… địa phương phải có trách nhiệm sửa sang thuận tiện. Kế đến phải tính đề án của DN.
Chẳng hạn họ định đầu tư làm một Cty chuyên SX thương mại rau an toàn thì địa phương cần phải tính ngay đến các phương án hỗ trợ họ về vay vốn mua máy móc thiết bị xử lý, liên kết, đề xuất với các sở ngành để miễn hoặc giảm chi phí kiểm định mẫu đất, mẫu nước, chi phí cấp giấy chứng nhận SX nông phẩm sạch trong thời gian 1-2 năm đầu… Tạo mọi thuận lợi hỗ trợ họ như vậy mới có cơ sở để yêu cầu họ cam kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân theo hợp đồng.
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/135/135/135/79933/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Truyền thông với sự phát triển "Tam nông" ở Thủ đô

20-6-2011

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2010 đến nay, công tác thông tin tuyên truyền đã có nhiều chuyển biến tích cực, năng động, hiệu quả đóng góp xứng đáng vào thành tích chung của sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn Thủ đô.

Đồng hành cùng nông dân vùng cao xoá đói, giảm nghèo

20-6-2011

Từ nguồn vốn vay của chi nhánh Ngân hàng CSXH, anh Vũ Hữu Chính ở xã Ðông Lai, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) nuôi 20 đến 30 con lợn, cho thu nhập 40 triệu đồng/năm.

Hà Tĩnh được mùa lúa Đông xuân

20-6-2011

Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được 50% diện tích lúa Đông xuân với 28.000 ha, ước năng suất lúa đạt 52,65 tạ/ha, cao hơn năng suất lúa Đông xuân năm ngoái 2,51 tạ/ha.

Hướng ra biển làm giàu

20-6-2011

Trước đây, Hoài Hương là ngọn cờ đầu của huyện Hoài Nhơn (Bình Định) trong phát triển kinh tế, xã hội. Bước vào thời kỳ mới, Hoài Hương lại tiếp tục được chọn làm xã điểm của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thăng Bình (Quảng Nam): Triển vọng từ ứng dụng quy trình mới trên cây đậu phụng

20-6-2011

Vụ đông xuân năm nay là vụ sản xuất đầu tiên nông dân thôn Hưng Lộc- xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế bệnh héo rũ trên cây đậu phụng". Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Cây lúa, hạt gạo ở huyện nghèo Cát Tiên

16-6-2011

Nói đến Cát Tiên (Lâm Ðồng), trước hết là nhắc đến một vùng sâu, xếp loại nghèo nhất tỉnh, một vùng rốn lũ với bao khó nhọc khi mùa nước thượng nguồn Ðồng Nai đổ về. Chạy lũ quen đến mức mà người dân nơi đây năm nào không thấy lũ về thì... nhớ. Gian nan là thế, nhưng Cát Tiên vẫn sống chung với lũ, mưu sinh trong lũ và làm giàu từ lũ. Nhiều năm gần đây cây lúa Cát Tiên đã làm thay đổi cuộc sống nông dân.

Tiền Hải - hành trình của cây lúa

16-6-2011

Là một trong 2 huyện biển của Thái Bình, được quan Doanh điền sứ - Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ lập ra ngót hai trăm năm trước, Tiền Hải hiện là một huyện giàu của tỉnh lúa với thế mạnh “lúa trên - cá dưới”.

Bắc Giang: Đánh giá giống lúa thuần mới BG1

16-6-2011

Công ty CP Giống cây trồng Bắc Giang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế tổ chức hội thảo đánh giá mô hình giống lúa thuần mới BG1 vụ xuân năm 2011 do chính Công ty chọn tạo.

Cách làm bài bản của Trực Nội

16-6-2011

"Xây dựng mô hình NTM là một công việc vô cùng lớn, làm thay đổi căn bản một địa phương, từ tư duy sản xuất, nhận thức văn hóa của nhân dân đến cơ sở vật chất. Thế nên phải tiến hành một cách bài bản. Bài bản nhưng không cứng nhắc", Chủ tịch UBND xã Trực Nội (Trực Ninh, Nam Định) Tô Đình Thức tâm sự.

Thiên Lộc sẽ cán đích sớm

16-6-2011

Chúng tôi về xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) trong niềm vui, phấn khởi khi chứng kiến sự đổi thay diệu kỳ của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Thiên Lộc đang quyết tâm từng ngày để trở thành xã NTM đầu tiên của Hà Tĩnh.

Cà Mau: Thủy sản ghi điểm

15-6-2011

Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng lĩnh vực thủy sản của Cà Mau vẫn ghi điểm với năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trong tỉnh đạt 206.000 tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

Xã điểm NTM ở Quảng Bình: Nhiều vướng mắc

15-6-2011

Xã Quảng Hoà (huyện Quảng Trạch) là một trong hai xã được tỉnh Quảng Bình chọn làm điểm thực hiện đề án xây dựng NTM. Ông Hoàng Văn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, tuy có những thuận lợi nhất định nhưng khó khăn khi xây dựng NTM cũng không ít.