HỘI THẢO

Hướng ra biển làm giàu

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Trước đây, Hoài Hương là ngọn cờ đầu của huyện Hoài Nhơn (Bình Định) trong phát triển kinh tế, xã hội. Bước vào thời kỳ mới, Hoài Hương lại tiếp tục được chọn làm xã điểm của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Đủ lực vươn lên
Hiếm có nơi nào có được điều kiện phát triển kinh tế trên cả 2 mặt: Nông nghiệp và ngư nghiệp đồng đều, toàn diện như Hoài Hương với sản lượng lương thực hàng năm ước tính hơn 1.300 tấn, đánh bắt thuỷ, hải sản đạt hơn 13.000 tấn mỗi năm. Ở Hoài Hương, hiện hệ thống thương mại, dịch vụ đã phủ kín đến tận thôn, xóm, khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa ở địa phương.
Nghề làm vỉ phơi cá mực tạo thu nhập đáng kể cho người dân xã Hoài Hương (Hoài Nhơn)
 
Ông Mai Khương Dược- Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Hương cho biết: "Để có được những kết quả tăng trưởng về phát triển kinh tế - xã hội ấn tượng trong thời gian qua, chúng tôi đã cụ thể hóa các chính sách về nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, lấy lợi ích của nhân dân là trung tâm của mọi chương trình, kế hoạch hành động".
Bên cạnh đó, Hoài Hương cũng ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm y tế xã. Ông Dược cho rằng: "Với tiềm lực của Hoài Hương như hiện nay, thu ngân sách đạt 3,1 tỷ đồng, chúng tôi hoàn toàn có đủ lực để làm NTM theo tiêu chí hiện đại".
Phát triển mạnh nghề biển
Không chỉ mạnh về sản xuất nông nghiệp, Hoài Hương còn mạnh với nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản, hiện đội ngũ tàu, thuyền khai thác thủy sản của Hoài Hương thuộc vào loại lớn của huyện Hoài Nhơn. Toàn xã có tổng số 650 tàu đánh cá, với tổng công suất 56.873CV (mã lực), bình quân mỗi tàu cá có công suất 87CV. Trong đó, 44 tàu chuyên khai thác cá ngừ đại dương xa bờ, số còn lại làm nghề câu mực, vây rút chì…
Nhờ chủ động bám biển, theo dõi chặt chẽ ngư trường, liên kết trong đánh bắt thủy sản, ngư dân địa phương thường xuyên khai thác trúng luồng cá nên năng suất đánh bắt đạt cao.
Theo báo cáo của UBND xã Hoài Hương, tổng sản phẩm địa phương của toàn xã năm 2010 đạt 272,2 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến theo hướng tích cực, bền vững. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 15,6 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống "ăn theo" nghề đánh bắt thuỷ sản như đan lưới, làm lưỡi câu, làm vỉ phơi mực cung cấp cho các tàu đánh cá ở địa phương khá phát triển, tạo thêm hàng trăm công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Sau khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM, UBND xã Hoài Hương đã gấp rút triển khai thực hiện các tiêu chí về NTM. Ông Mai Khương Dược cho biết: "Hoài Hương là một trong 3 xã được tỉnh chọn làm xã điểm, nên chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi và quyết tâm thực hiện bằng được các mục tiêu của chương trình này".
Đến nay, UBND huyện Hoài Nhơn đã phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã Hoài Hương (giai đoạn 2011-2013) với tổng kinh phí thực hiện trên 420 tỷ đồng. Riêng nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 325,6 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển sản xuất 90 tỷ đồng… Mục tiêu của Hoài Hương là đến năm 2013 sẽ trở thành một trong những xã điểm NTM đầu tiên của tỉnh Bình Định.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/47035p1c34/huong-ra-bien-lam-giau.htm

NỘI DUNG KHÁC

Thăng Bình (Quảng Nam): Triển vọng từ ứng dụng quy trình mới trên cây đậu phụng

20-6-2011

Vụ đông xuân năm nay là vụ sản xuất đầu tiên nông dân thôn Hưng Lộc- xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế bệnh héo rũ trên cây đậu phụng". Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Cây lúa, hạt gạo ở huyện nghèo Cát Tiên

16-6-2011

Nói đến Cát Tiên (Lâm Ðồng), trước hết là nhắc đến một vùng sâu, xếp loại nghèo nhất tỉnh, một vùng rốn lũ với bao khó nhọc khi mùa nước thượng nguồn Ðồng Nai đổ về. Chạy lũ quen đến mức mà người dân nơi đây năm nào không thấy lũ về thì... nhớ. Gian nan là thế, nhưng Cát Tiên vẫn sống chung với lũ, mưu sinh trong lũ và làm giàu từ lũ. Nhiều năm gần đây cây lúa Cát Tiên đã làm thay đổi cuộc sống nông dân.

Tiền Hải - hành trình của cây lúa

16-6-2011

Là một trong 2 huyện biển của Thái Bình, được quan Doanh điền sứ - Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ lập ra ngót hai trăm năm trước, Tiền Hải hiện là một huyện giàu của tỉnh lúa với thế mạnh “lúa trên - cá dưới”.

Bắc Giang: Đánh giá giống lúa thuần mới BG1

16-6-2011

Công ty CP Giống cây trồng Bắc Giang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế tổ chức hội thảo đánh giá mô hình giống lúa thuần mới BG1 vụ xuân năm 2011 do chính Công ty chọn tạo.

Cách làm bài bản của Trực Nội

16-6-2011

"Xây dựng mô hình NTM là một công việc vô cùng lớn, làm thay đổi căn bản một địa phương, từ tư duy sản xuất, nhận thức văn hóa của nhân dân đến cơ sở vật chất. Thế nên phải tiến hành một cách bài bản. Bài bản nhưng không cứng nhắc", Chủ tịch UBND xã Trực Nội (Trực Ninh, Nam Định) Tô Đình Thức tâm sự.

Thiên Lộc sẽ cán đích sớm

16-6-2011

Chúng tôi về xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) trong niềm vui, phấn khởi khi chứng kiến sự đổi thay diệu kỳ của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Thiên Lộc đang quyết tâm từng ngày để trở thành xã NTM đầu tiên của Hà Tĩnh.

Cà Mau: Thủy sản ghi điểm

15-6-2011

Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng lĩnh vực thủy sản của Cà Mau vẫn ghi điểm với năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trong tỉnh đạt 206.000 tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

Xã điểm NTM ở Quảng Bình: Nhiều vướng mắc

15-6-2011

Xã Quảng Hoà (huyện Quảng Trạch) là một trong hai xã được tỉnh Quảng Bình chọn làm điểm thực hiện đề án xây dựng NTM. Ông Hoàng Văn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, tuy có những thuận lợi nhất định nhưng khó khăn khi xây dựng NTM cũng không ít.

Nghị Đức khởi sắc nhờ xây dựng NTM

15-6-2011

Nghị Đức là xã miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm huyện Tánh Linh gần 30 km.

Quảng Bình có vùng quê 8 tấn

15-6-2011

Ông Nguyễn Duy Viên - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất (An Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình) hồ hởi: “Vụ đông xuân năm nay, toàn HTX gieo cấy trên 235 ha. Vượt lên khó khăn thiên tai từ đầu vụ, năng suất bình quân của xã viên đạt trên 71 tạ/ha. Trong đó có gần 40 ha lúa đạt năng suất 80 tạ/ha. Có thể khẳng định vụ này được nhất trong mấy năm gần đây với các giống chủ lực là lúa lai, lúa thuần XT 28, QS 2...”.

Phú Thọ: Tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp cho sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2011

15-6-2011

Trước những bất lợi về thời tiết trong những tháng đầu năm 2011, nhằm đảm bảo cho sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2011 đạt hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Phú Thọ đã triển khai đồng bộ một loạt các giải pháp cụ thể.

"Có thực mới vực được đạo"

14-6-2011

Sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam được người xưa đúc kết: "Có thực mới vực được đạo", "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền".