HỘI THẢO

Đồng hành cùng nông dân vùng cao xoá đói, giảm nghèo

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Từ nguồn vốn vay của chi nhánh Ngân hàng CSXH, anh Vũ Hữu Chính ở xã Ðông Lai, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) nuôi 20 đến 30 con lợn, cho thu nhập 40 triệu đồng/năm.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng với sự đầu tư đúng hướng, những năm qua, nhiều hộ nghèo ở vùng cao Hòa Bình đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hòa Bình thật sự là người bạn đồng hành trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo  (XÐGN) và góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu 'bảo đảm an sinh xã hội' mà Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã nêu đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn ở Hòa Bình.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Hòa Bình Vũ Ðình Ðoài cho biết, những năm qua chi nhánh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức làm việc để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đảm nhận cho vay mười chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ với tổng dư nợ tính đến hết tháng 5-2011 ước đạt 1.276 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch cả năm. Mạng lưới giao dịch của chi nhánh đã phủ rộng tới mọi địa bàn với 208 điểm giao dịch ở tất cả 210 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Từ nguồn vốn được phân bổ hằng năm, chi nhánh đã thực hiện cho vay đối với các hộ nghèo và đối tượng chính sách, học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn, cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình... Từ đầu năm đến nay, chi nhánh đã cho khoảng 13 nghìn lượt hộ nghèo và 4.061 hộ dân vùng khó khăn vay vốn để sản xuất, kinh doanh đưa tổng số khách hàng còn dư nợ lên 130 nghìn hộ với tổng dư nợ 489 tỷ đồng. Nhờ đó, hàng chục nghìn hộ dân vùng cao Hòa Bình đã thoát nghèo, mở rộng sản xuất, kinh doanh, từng bước cải thiện cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra chi nhánh còn cho hơn 12 nghìn HSSV vay vốn để đi học và 6.348 hộ dân có khó khăn về nhà ở vay vốn làm nhà, góp phần ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn. Tổng dư nợ của hai đối tượng này là 365 tỷ đồng. Hiện chi nhánh còn 43 tỷ đồng sẵn sàng cho HSSV vay trong học kỳ một của năm học tới.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong mười chương trình tín dụng do chi nhánh thực hiện thì việc cho các hộ nghèo vay vốn vẫn là chương trình chủ đạo và đạt hiệu quả cao. Ðiều đáng ghi nhận là trong quá trình triển khai cho vay vốn tại địa phương này đều có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của 2.760 tổ trưởng vay vốn tại các thôn, bản. Lực lượng này được xem như là 'cánh tay nối dài' của chi nhánh và là cầu nối giữa ngân hàng với các hộ vay vốn. Trước mỗi đợt vay vốn, các tổ trưởng đều cho họp tổ để bình xét những người được vay vốn. Ai có khó khăn và cần vốn thì được vay trước. Gia đình anh Bùi Văn Bôi, ở xóm Vôi, xã Mường Vôi, là một trong những hộ điển hình trong phát triển kinh tế nhờ vay vốn Ngân hàng CSXH ở huyện Lạc Sơn. Anh Bôi cho biết, những năm trước đây, dù rất cố gắng làm ăn nhưng cuộc sống gia đình anh vẫn khó khăn. Cách đây ba năm, nhờ được vay mười triệu đồng với lãi suất 0,9%/tháng từ Chi nhánh Ngân hàng CSXH, anh đã đầu tư vào chăn nuôi lợn, trâu, bò. Hiện trong chuồng nhà anh có hai lợn nái và năm con trâu. Mỗi năm hai con lợn nái cho khoảng 45 con lợn con, anh giữ lại 10 con nuôi bán thịt, còn lại là bán giống. Với ba con trâu nái, cứ ba năm nhà anh có thêm bốn nghé con để nuôi bán thịt. Cùng với chăn nuôi, gia đình anh Bôi còn trồng lúa nước và ngô. Anh tận dụng nguồn ngô nhà trồng được để làm thức ăn cho chăn nuôi, ngược lại có nguồn phân chuồng làm phân bón cho lúa và ngô. Anh Bùi Văn Bôi phấn khởi chia sẻ: 'Hiện mỗi năm, gia đình tôi thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Dù dư sức trả nợ ngân hàng, nhưng năm nào tôi cũng như nhiều hộ trong xóm đều đáo nợ rồi vay tiếp để mở rộng phát triển sản xuất hơn nữa'.
Ðối với Chương trình giải quyết việc làm, chi nhánh thường ưu tiên những doanh nghiệp có khả năng tạo việc làm mới cho lao động tại chỗ. Thí dụ, chi nhánh đã cho Công ty TNHH Phương Huyền ở TP Hòa Bình vay 400 triệu đồng để mở cơ sở thu mua và chế biến chè Shan tuyết ở xã Pà Cò (huyện Mai Châu). Vì vậy bà con người Mông ở Pà Cò đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng với hơn 50% số hộ trong xã trồng với khoảng 36 ha chè. Trong năm 2010, thu nhập từ 36 ha chè Shan tuyết và hơn 1.000 cây chè cổ thụ ở núi Pà Háng đạt gần bảy tỷ đồng chiếm hơn một phần ba tổng nguồn thu của người dân toàn xã, kinh tế của xã dần ổn định.
Theo Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng Ðặng Hoàng Hoán khi người dân có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất luôn được chi nhánh giải quyết. Hầu hết nguồn vốn đều được sử dụng khá hiệu quả, nhiều hộ đã đầu tư vào các mô hình kinh tế như: Phát triển sản xuất; chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng rừng. Từ nguồn vốn vay này nhiều hộ đã ổn định cuộc sống, vươn lên làm ăn khá, có điều kiện xây dựng nhà ở kiên cố, sắm mới các trang thiết bị sinh hoạt như ti-vi, xe máy... Hiện toàn tỉnh có 2.760 tổ vay vốn, với tổng dư nợ khoảng 150 tỷ đồng. Ðáng mừng là tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh chỉ còn 0,5%. Bên cạnh đó, chi nhánh còn triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn. Chủ trương này nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo làm quen với tín dụng, tài chính, qua đó có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có, tạo thêm nguồn vốn để mở rộng việc cho vay trên địa bàn toàn tỉnh.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH cùng với sự đầu tư đúng hướng, những năm qua nhiều hộ nghèo ở vùng cao Hòa Bình đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống làm cho bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hòa Bình thật sự là người bạn đồng hành trong công cuộc XÐGN và góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu 'bảo đảm an sinh xã hội' mà Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã nêu đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn ở Hòa Bình.
AGROINFO – Theo Báo Nhân dân

Nguồn:http://nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/ng-hanh-cung-nong-dan-cung-cao-xoa-oi-gi-m-ngheo-1.300600#Zp4BKGQoTkmO

NỘI DUNG KHÁC

Hà Tĩnh được mùa lúa Đông xuân

20-6-2011

Nông dân tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được 50% diện tích lúa Đông xuân với 28.000 ha, ước năng suất lúa đạt 52,65 tạ/ha, cao hơn năng suất lúa Đông xuân năm ngoái 2,51 tạ/ha.

Hướng ra biển làm giàu

20-6-2011

Trước đây, Hoài Hương là ngọn cờ đầu của huyện Hoài Nhơn (Bình Định) trong phát triển kinh tế, xã hội. Bước vào thời kỳ mới, Hoài Hương lại tiếp tục được chọn làm xã điểm của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thăng Bình (Quảng Nam): Triển vọng từ ứng dụng quy trình mới trên cây đậu phụng

20-6-2011

Vụ đông xuân năm nay là vụ sản xuất đầu tiên nông dân thôn Hưng Lộc- xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế bệnh héo rũ trên cây đậu phụng". Mô hình này do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Cây lúa, hạt gạo ở huyện nghèo Cát Tiên

16-6-2011

Nói đến Cát Tiên (Lâm Ðồng), trước hết là nhắc đến một vùng sâu, xếp loại nghèo nhất tỉnh, một vùng rốn lũ với bao khó nhọc khi mùa nước thượng nguồn Ðồng Nai đổ về. Chạy lũ quen đến mức mà người dân nơi đây năm nào không thấy lũ về thì... nhớ. Gian nan là thế, nhưng Cát Tiên vẫn sống chung với lũ, mưu sinh trong lũ và làm giàu từ lũ. Nhiều năm gần đây cây lúa Cát Tiên đã làm thay đổi cuộc sống nông dân.

Tiền Hải - hành trình của cây lúa

16-6-2011

Là một trong 2 huyện biển của Thái Bình, được quan Doanh điền sứ - Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ lập ra ngót hai trăm năm trước, Tiền Hải hiện là một huyện giàu của tỉnh lúa với thế mạnh “lúa trên - cá dưới”.

Bắc Giang: Đánh giá giống lúa thuần mới BG1

16-6-2011

Công ty CP Giống cây trồng Bắc Giang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế tổ chức hội thảo đánh giá mô hình giống lúa thuần mới BG1 vụ xuân năm 2011 do chính Công ty chọn tạo.

Cách làm bài bản của Trực Nội

16-6-2011

"Xây dựng mô hình NTM là một công việc vô cùng lớn, làm thay đổi căn bản một địa phương, từ tư duy sản xuất, nhận thức văn hóa của nhân dân đến cơ sở vật chất. Thế nên phải tiến hành một cách bài bản. Bài bản nhưng không cứng nhắc", Chủ tịch UBND xã Trực Nội (Trực Ninh, Nam Định) Tô Đình Thức tâm sự.

Thiên Lộc sẽ cán đích sớm

16-6-2011

Chúng tôi về xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) trong niềm vui, phấn khởi khi chứng kiến sự đổi thay diệu kỳ của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Thiên Lộc đang quyết tâm từng ngày để trở thành xã NTM đầu tiên của Hà Tĩnh.

Cà Mau: Thủy sản ghi điểm

15-6-2011

Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng lĩnh vực thủy sản của Cà Mau vẫn ghi điểm với năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trong tỉnh đạt 206.000 tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

Xã điểm NTM ở Quảng Bình: Nhiều vướng mắc

15-6-2011

Xã Quảng Hoà (huyện Quảng Trạch) là một trong hai xã được tỉnh Quảng Bình chọn làm điểm thực hiện đề án xây dựng NTM. Ông Hoàng Văn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, tuy có những thuận lợi nhất định nhưng khó khăn khi xây dựng NTM cũng không ít.

Nghị Đức khởi sắc nhờ xây dựng NTM

15-6-2011

Nghị Đức là xã miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm huyện Tánh Linh gần 30 km.

Quảng Bình có vùng quê 8 tấn

15-6-2011

Ông Nguyễn Duy Viên - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Thống Nhất (An Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình) hồ hởi: “Vụ đông xuân năm nay, toàn HTX gieo cấy trên 235 ha. Vượt lên khó khăn thiên tai từ đầu vụ, năng suất bình quân của xã viên đạt trên 71 tạ/ha. Trong đó có gần 40 ha lúa đạt năng suất 80 tạ/ha. Có thể khẳng định vụ này được nhất trong mấy năm gần đây với các giống chủ lực là lúa lai, lúa thuần XT 28, QS 2...”.