TIN TỨC-SỰ KIỆN

Các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Nước ngoài bùng nổ ở Trung Quốc

Ngày đăng: 10 | 02 | 2006

Các nhà kinh doanh toàn cầu  trước đây bất đắc dĩ mới tuân thủ các yêu cầu về chuyển giao công nghệ như là một điều kiện để được phép đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc thì giờ đây lại rất hào hứng chuyển các cơ sở Nghiên cứu và Phát triển của mình đến thị trường lớn nhất  thế giới này.

Các nhà kinh doanh toàn cầu  trước đây bất đắc dĩ mới tuân thủ các yêu cầu về chuyển giao công nghệ như là một điều kiện để được phép đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc thì giờ đây lại rất hào hứng chuyển các cơ sở Nghiên cứu và Phát triển của mình đến thị trường lớn nhất  thế giới này.|

Đáp lại những chính sách mới đây nhất, khuyến khích đưa các bí quyết sản xuất tiên tiến của nước ngoài vào Trung Quốc, nhiều công ty đa quốc gia đã coi Trung Quốc là địa điểm ưu tiên cho việc thành lập các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển.

Theo ông Lu Zheng, nhà kinh tế danh tiếng, hiệu trưởng Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bằng cách thu hút ngày càng nhiều các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của nước ngoài , Trung Quốc sẽ tiến lên vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

 

Một cuộc điều tra gần đây của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, cho đến tháng 6 năm 2004, các đông ty đa quốc gia, bao gồm GE, Intel và Microsoft, đã thiết lập hơn 600 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ở Trung Quốc, với chi phí hơn 4 tỉ đôla. Việc thành lập các Trung tâm nước ngoài như vậy sẽ kích thích đổi mới công nghệ của các Công ty Trung Quốc cũng như tăng cường năng lực sáng tạo của các kỹ sư ở đây.

Theo kế hoạch phát triển khoa học công nghệ trung và dài hạn, tổng kinh phí dành cho nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc sẽ đạt mức 2.5% tổng GDP vào năm 2020, và Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đảm nhận vai trò chủ chốt trong Nghiên cứu và Phát triển.

 
(Atimes)

NỘI DUNG KHÁC

Nền kinh tế tăng trưởng 9.9% năm 2005

10-2-2006

Ông Li Deshui, Cố vấn Cục Thống kê Nhà nước, cho biết nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 9.9% năm 2005. Ước tính ban đầu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005 đã đạt mức 18,23 nghìn tỉ yuan ( tương đương 2,26 nghìn tỉ đôla).

Thủ tướng Thaksin: Sẽ không có một biến động chính trị nào từ nay đến năm 2009

10-2-2006

Thủ tướng Thaksin trong bài diễn văn tại Toà Nhà Chính Phủ, trước 480 giám đốc điều hành của các doanh nghiệp hàng đầu tại Thái Lan (cả trong nước và nước ngoài), đã tuyên bố “sẽ không có một sự thay đổi về chính trị nào ở Thái Lan cho đến kỳ tổng bầu cử lần tới diễn ra vào năm 2009, và giới kinh doanh không cần phải lo lắng về các vấn đề chính trị”.

Tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Á giảm trong khi của Thái Lan tiếp tục tăng

10-2-2006

Theo dự báo, năm nay, tốc độ tăng trưởng của 3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ sụt giảm do giảm cầu trong nước cùng với sự phụ phụ thuộc của xuất khẩu vào nhu cầu của thị trường Mỹ trong khi tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ được dự báo cũng giảm.

Mô hình tổ chức của thế kỷ 21

9-2-2006

Các công ty lớn cần có những cải tổ về mặt tổ chức cực kỳ sâu rộng để có thể sử dụng tốt nhất các chuyên gia của mình

10 xu hướng làm thay đổi cục diện kinh doanh toàn cầu trong những năm tới

9-2-2006

Các nhân tố vĩ mô, các vấn đề xã hội và môi trường, những phát triển trong sản xuất và kinh doanh sẽ định hình sâu sắc cục diện  của các công ty trong những năm tới.

Triển vọng giá cả năm 2006

19-1-2006

Theo kết quả điều tra quý McKinsey, có bốn nhóm nguyên nhân lớn có khả năng gây lạm phát trong năm 2006 đó là: giá dầu tăng cao, giá bất động sản tăng, thị trường lao động đóng băng và cầu tiêu dùng tăng mạnh.

Lạm phát và kinh nghiệm kiềm chế lạm phát

19-1-2006

Trong vài năm trở lại đây giá cả biến động thất thường đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu mỏ và giá vàng tăng chóng mặt trên thị trường thế giới, gây xáo trộn về kinh tế và tài chính. Giá dầu đạt mức kỷ lục mọi thời đại 71USD/thùng hồi tháng tám và vào trung tuần tháng mười hai giá vàng đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 24 năm qua: 540 USD/ounce.

Thương mại nông sản Châu Á trong bối cảnh nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc

22-12-2005

Khu vực châu Á đang diễn ra một quá trình chuyển đổi sâu sắc về kinh tế xã hội và cả những thay đổi về văn hoá. Quá trình này đang diễn ra ngày càng sâu rộng với những thay đổi về chính sách phát triển của bản thân các quốc gia và của những yếu tố tác động từ phía bên ngoài, đặc biệt là sự nổi lên của hai cường quốc là Trung Quốc và Ấn Độ.

Tăng cường liên kết trong sản xuất hàng hoá

30-11-2005

Từ sau đổi mới, sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng đã có những bước phát triển đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào tăng thu nhập và tạo ra công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. Giai đoạn 1988-2003, sản lượng lúa của vùng đã tăng từ 3 triệu tấn lên 6,5 triệu tấn.

Hàn Quốc thay đổi chính sách đầu tư

25-11-2005

Năm 2005 là điểm mốc đáng ghi nhớ khi chính phủ Hàn Quốc thực hiện thay đổi về cơ bản chính sách đầu tư, chuyển từ chính sách tập trung thu hút FDI vào trong nước và hạn chế đầu tư ra nước ngoài, sang thúc đẩy các công ty và cá nhân đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài.

Hàn Quốc với những trục trặc về động cơ tăng trưởng

25-11-2005

Dự báo nếu đồng won tiếp tục lên giá so với đồng USD, xu hướng tiêu dung yếu của thị trường xuất khẩu và trong nước sẽ ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Dự báo cả năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục giảm còn 3% và thậm chí xuống thấp tới 2% trong năm tới.

Về mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hoá và vấn đề thông tin thị trường hiện nay

25-11-2005

Chính sách đổi mới của Đảng ta đã đưa nông nghiệpViệt nam thoát khỏi con đường sản xuất tự cấp, tự túc để bước vào con đường sản xuất nông nghiệp hàng hoá với những thành công đáng kể trong thập kỷ 90. Sản lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đứng hạng nhất nhì thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu… đã đóng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn