TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tốc độ tăng trưởng của Đông Nam Á giảm trong khi của Thái Lan tiếp tục tăng

Ngày đăng: 10 | 02 | 2006

Theo dự báo, năm nay, tốc độ tăng trưởng của 3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ sụt giảm do giảm cầu trong nước cùng với sự phụ phụ thuộc của xuất khẩu vào nhu cầu của thị trường Mỹ trong khi tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ được dự báo cũng giảm.

Theo dự báo, năm nay, tốc độ tăng trưởng của 3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ sụt giảm do giảm cầu trong nước cùng với sự phụ phụ thuộc của xuất khẩu vào nhu cầu của thị trường Mỹ trong khi tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ được dự báo cũng giảm.|

 
Chỉ nền kinh tế Thái Lan là sẽ sôi nổi hơn do sự tăng chi tiêu của chính phủ với kế hoạch chi 1.7 nghìn tỉ baht (41.3 tỷ đôla) trong bốn năm tới để xây dựng đường sắt, đường xe điện ngầm và các công trình công cộng khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo điều tra của Bloomberg News, năm ngoái tăng trưởng dự báo của Indonesia năm 2006 là 5.5% thì năm nay mức này đã tụt xuống còn 5%, của Malaysia sẽ giảm từ 5.3% xuống còn 5% và của Singapore sẽ giảm từ 5.6% xuống 5%. Riêng tốc độ tăng trưởng của Thái Lan được dự báo sẽ tăng từ 4.6% lên 5%.

Theo Ong Sin Beng, một nhà kinh tế tại Công ty JP Morgan Chase & Co “ Nhân tố quyết định sự tăng trưởng của Đông Nam Á là nhu cầu từ bên ngoài và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào động thái của thị trường Mỹ.”

Theo dự báo của JP Morgan trong báo cáo ngày 29-11-2005, cũng khớp với dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Paris, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ sẽ giảm  từ 4.2% năm 2004 và 3.6% năm 2005 xuống còn 3.5% vào năm nay. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ trong biên bản ghi nhớ được công bố ngày 03-01-2006 cho rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại so với năm 2005 nhưng “vẫn ổn định, với mức tổng sản lượng gần ở mức tiềm năng trong hai năm tới.

Chính phủ các nước Đông Nam Á đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích phát triển các ngành mới như dược phẩm, sinh học, du lịch nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của khu vực vào nhu cầu thị trường Mỹ.

(Bloomberg)

NỘI DUNG KHÁC

Mô hình tổ chức của thế kỷ 21

9-2-2006

Các công ty lớn cần có những cải tổ về mặt tổ chức cực kỳ sâu rộng để có thể sử dụng tốt nhất các chuyên gia của mình

10 xu hướng làm thay đổi cục diện kinh doanh toàn cầu trong những năm tới

9-2-2006

Các nhân tố vĩ mô, các vấn đề xã hội và môi trường, những phát triển trong sản xuất và kinh doanh sẽ định hình sâu sắc cục diện  của các công ty trong những năm tới.

Triển vọng giá cả năm 2006

19-1-2006

Theo kết quả điều tra quý McKinsey, có bốn nhóm nguyên nhân lớn có khả năng gây lạm phát trong năm 2006 đó là: giá dầu tăng cao, giá bất động sản tăng, thị trường lao động đóng băng và cầu tiêu dùng tăng mạnh.

Lạm phát và kinh nghiệm kiềm chế lạm phát

19-1-2006

Trong vài năm trở lại đây giá cả biến động thất thường đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu mỏ và giá vàng tăng chóng mặt trên thị trường thế giới, gây xáo trộn về kinh tế và tài chính. Giá dầu đạt mức kỷ lục mọi thời đại 71USD/thùng hồi tháng tám và vào trung tuần tháng mười hai giá vàng đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 24 năm qua: 540 USD/ounce.

Thương mại nông sản Châu Á trong bối cảnh nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc

22-12-2005

Khu vực châu Á đang diễn ra một quá trình chuyển đổi sâu sắc về kinh tế xã hội và cả những thay đổi về văn hoá. Quá trình này đang diễn ra ngày càng sâu rộng với những thay đổi về chính sách phát triển của bản thân các quốc gia và của những yếu tố tác động từ phía bên ngoài, đặc biệt là sự nổi lên của hai cường quốc là Trung Quốc và Ấn Độ.

Tăng cường liên kết trong sản xuất hàng hoá

30-11-2005

Từ sau đổi mới, sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng đã có những bước phát triển đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào tăng thu nhập và tạo ra công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. Giai đoạn 1988-2003, sản lượng lúa của vùng đã tăng từ 3 triệu tấn lên 6,5 triệu tấn.

Hàn Quốc thay đổi chính sách đầu tư

25-11-2005

Năm 2005 là điểm mốc đáng ghi nhớ khi chính phủ Hàn Quốc thực hiện thay đổi về cơ bản chính sách đầu tư, chuyển từ chính sách tập trung thu hút FDI vào trong nước và hạn chế đầu tư ra nước ngoài, sang thúc đẩy các công ty và cá nhân đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài.

Hàn Quốc với những trục trặc về động cơ tăng trưởng

25-11-2005

Dự báo nếu đồng won tiếp tục lên giá so với đồng USD, xu hướng tiêu dung yếu của thị trường xuất khẩu và trong nước sẽ ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Dự báo cả năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục giảm còn 3% và thậm chí xuống thấp tới 2% trong năm tới.

Về mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hoá và vấn đề thông tin thị trường hiện nay

25-11-2005

Chính sách đổi mới của Đảng ta đã đưa nông nghiệpViệt nam thoát khỏi con đường sản xuất tự cấp, tự túc để bước vào con đường sản xuất nông nghiệp hàng hoá với những thành công đáng kể trong thập kỷ 90. Sản lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đứng hạng nhất nhì thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu… đã đóng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Mô hình phát triển của Thuỵ Điển

10-11-2005

Ngày 09 tháng 11 năm 2005, tại khách sạn Sofitel Plaza, Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo về kinh nghiệm phát triển của Thuỵ Điển.

Phát triển bền vững và thương mại nông sản quốc tế ở các nước Đông Nam Á

3-11-2005

Ngày 31 tháng 10 năm 2005, tại Sofitel Plaza, Hà nội diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 36 của Uỷ ban Chính sách Thương mại nông sản và Lương thực Quốc tế (IPC) về “Phát triển bền vững và thương mại nông sản quốc tế ở các nước Đông Nam Á”.

Kế hoạch Hành động Quốc gia về An toàn thực phẩm

28-10-2005

Ngày 28 tháng 10 năm 2005, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tiến sĩ Bộ trưởng  Cao Đức Phát và Giám đốc Ngân hàng Thế giới Klaus Rohland đã chủ trì Hội nghị tư vấn cấp cao  Kế hoạch Hành động Quốc gia về An toàn thực phẩm, thú y và bảo vệ thực vật.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn