TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lạm phát và kinh nghiệm kiềm chế lạm phát

Ngày đăng: 19 | 01 | 2006

Trong vài năm trở lại đây giá cả biến động thất thường đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu mỏ và giá vàng tăng chóng mặt trên thị trường thế giới, gây xáo trộn về kinh tế và tài chính. Giá dầu đạt mức kỷ lục mọi thời đại 71USD/thùng hồi tháng tám và vào trung tuần tháng mười hai giá vàng đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 24 năm qua: 540 USD/ounce.

Trong vài năm trở lại đây giá cả biến động thất thường đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Giá dầu mỏ và giá vàng tăng chóng mặt trên thị trường thế giới, gây xáo trộn về kinh tế và tài chính. Giá dầu đạt mức kỷ lục mọi thời đại 71USD/thùng hồi tháng tám và vào trung tuần tháng mười hai giá vàng đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 24 năm qua: 540 USD/ounce.|

Giá dầu thô trên sàn giao dịch năng lượng NYMEX New York (USD/thùng)

Nguồn: :www.eia.doe.gov/

Đối với Việt Nam, sau hơn 1 thập kỷ đạt được tăng trưởng cao và lạm phát thấp thì hai năm trở lại đây giá cả tăng cao đang gây áp lực lên nền kinh tế. Lạm phát đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng trong công tác điều hành vĩ mô và là một mục tiêu quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô. Các hãng thông tấn và truyền thông của Việt Nam đều bình chọn lạm phát là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trong năm 2005. Theo cuộc bình chọn của hãng tin nhanh vnexpress về 10 sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam năm 2005, sự kiện đứng hàng thứ nhất đó là kinh tế tăng trưởng 8,4% bất chấp những khó khăn. Tuy nhiên, đằng sau kết quả ấn tượng đó cũng còn không ít băn khoăn. Tăng trưởng cao song mục tiêu giữ lạm phát dưới tốc độ tăng GDP đã không thực hiện được.

Theo quan niệm của một số nhà điều hành vĩ mô khi lạm phát tăng cao, dùng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ương. Nhưng mặt trái của nó có thể dẫn đến làm giảm tốc độ tăng trưởng, gây khó khăn cho phát triển kinh tế nói chung. Tăng trưởng nóng thì dẫn đến lạm phát tăng cao và như vậy sẽ không bền vững. Tuy nhiên lạm phát không chỉ xuay quanh câu chuyện điều hành chính sách tiền tệ mà còn cả về năng lực và sự hoàn thiện của các thể chế tài chính. Chúng tôi xin giới thiệu cuộc trả lời phỏng vấn của giáo sư Frederic Mishkin trường đại học Colombia về vấn đề lạm phát và những ảnh hưởng chính sách. Theo Frederic Mishkin, do các nền kinh tế thị trường mới nổi đang phải đối mặt với những cú sốc về kinh tế vĩ mô, chỉ có nước nào đã chuẩn bị tốt về thể chế tài chính, tài khoá và tiền tệ mới có khả năng theo đuổi thành công cơ chế lạm phát mục tiêu. Đồng thời Ông phân tích những điều kiện cần và những yếu tố tác động tới năng lực thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu ở những nền kinh tế thị trường mới nổi theo 3 vấn đề chính như sau:

Điều gì khiến những thách thức về lạm phát có kiểm soát ở các nước có thị trường mới nổi khó khăn hơn là đối với các nước phát triển? Bài học của Áchentina

Lý do thứ nhất là vì các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế phát triển khác nhau về một số nét cơ bản, ở chỗ thường có thể chế tài khoá yếu, và thường mang gánh nặng nợ. Áchentina ngầm định rằng tỷ lệ nợ của nước này trên GDP thấp hơn so với của các nước Châu Âu khác. Tuy nhiên  khung thể chế của các nước Châu Á rất khác biệt với Châu Âu ở các nền kinh tế mới nổi. Mặc dù các nước Châu Âu phát triển này có khoản nợ lớn tại một thời điểm, song họ thường  giải quyết tốt vấn đề này trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Các nền kinh tế mới nổi thì không thể như vậy, vì vậy sự thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ gây áp lực mạnh mẽ hơn lên các chính sách. Thể chế tiền tệ của nền kinh tế thị trường mới nổi thường còn yếu và độ tin cậy của các thể chế này thậm chí còn thấp hơn, vì vậy, khi gặp phải những vấn đề tài chính, tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế thị trường mới nổi này không phải là 7%, mà là 100%, thậm chí 1000 %.

Hãy giải thích ngắn gọn tại sao tỷ giá hối đoái linh hoạt có thể làm trật bánh cỗ xe “cơ chế lạm  phát mục tiêu” mà một chính phủ thực hiện nhằm tối thiểu hoá rủi ro của thay đổi tỷ giá? Bài học của Braxin

Khi thực hiện các chính sách tiền tệ ở các nước phát triển, chính phủ không phải lo lắng nhiều về tỷ giá hối đoái. Vấn đề đối với các nền kinh tế thị trường phát triển đó là tình trạng đô la hoá các khoản nợ, vì ngày càng nhiều người dân muốn vay nợ ngân hàng bằng đô la. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng khi xảy ra sự giảm giá đột ngột đồng nội tệ sẽ làm tăng vọt bảng cân đối tài sản của ngân hàng, lý do chính là vì các khoản nợ ngân hàng sẽ phải thanh toán bằng ngoại tệ với tỷ giá cao hơn. Vì vậy chính phủ các nước cần quan tâm đến mối lo về tỷ giá hối đoái, và quan tâm đến vấn đề khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra. Đó chính là do tài sản của ngân hàng thì ở dưới dạng nội tệ  trong khi các khoản nợ thì chủ yếu dưới dạng đô la.

Khi tỷ giá hối đoái giảm mạnh, gây ra hai vấn đề nghiêm trọng, đó là làm giá hàng hoá nhập khẩu tăng. Thứ hai là ảnh hưởng đến sự tín nhiệm vào chính sách tiền tệ của đất nước bạn, và đi cùng với nó là lạm phát xảy ra. Khi đó để theo đuổi cơ chế lạm phát mục tiêu, ngân hàng nhà nước phải lựa chọn thực hiện các chính sách  nhằm giảm lạm phát, tuy nhiên cũng phải đảm bảo không làm tổn thương nhiều tới nền kinh tế. Để làm được điều đó, tất nhiên sẽ có sự đánh đổi bằng sự sụt giảm sản lượng của nền kinh tế, nhằm đạt được lạm phát mục tiêu đã đặt ra và ổn định giá cả.

Ngoài ra còn liên quan đến vấn đề tài khoá. Khi nợ quốc gia tăng mạnh, ngân hàng trung ương sẽ phải cố gắng theo đuổi chính sách tiền tệ chặt vì không thể kiểm soát bằng chính sách tài khoá, khi đó sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát sẽ không phát huy hiệu quả. Ngân hàng TW cần kết hợp sử dụng cả hai chính sách tài khoá và tiền tệ. Không thể lạm dụng chính sách tài khoá khi nó đang mở rộng quá mức, vì sau đó sẽ không thể thắt chặt tiền tệ và  vì vậy lạm phát có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

Chính phủ các nước cần thực hiện những bước cải cách thể chế nào để có thể thực hiện  cơ chế lạm phát mục tiêu. Bài học của Chilê

Một số bước cải cách cơ bản cần được thực hiện đó là: sắp xếp tài khoản tài khoá chính phủ. Minh bạch hoá chính sách tài khoá, tăng khả năng kiểm soát chi tiêu và thực hiện chi tiêu đúng quy định chính sách tài khoá của bộ tài chính, nhờ đó có thể duy trì thặng dư ngân sách nhà nước, thay vì tình trạng thâm hụt ngân sách.

Thứ hai, chính phủ theo đuổi thực hiện một loạt cải cách nhằm ổn định tình hình tài chính. Bởi vì mọi thành quả có thể bị thổi bay vì một chính sách tài khoá không phù hợp, vì một cuộc khủng hoảng tiền tệ, hoặc vì hệ thống tài chính đang xuống cấp. Nếu hệ thống tài chính suy sụp, chính sách tiền tệ cũng sẽ suy sụp theo. Đó là trường hợp của Mêhicô. Nước này giảm lạm phát xuống dưới 10%, và họ phải hứng chịu ngay khủng hoảng tài chính và phải quay trở lại với mức lạm phát 50%. Vì vậy, thể  chế tài chính mạnh thực sự là yếu tố đáng quan tâm.

Chilê trải qua khủng hoảng tài chính lớn nhất vào đầu thập kỷ 1980. Sau khủng hoảng, họ sắp xếp lại hệ thống tài chính, hệ thống tài khoá và xây dựng một ngân hàng trung ương độc lập. Braxin cải thiện khả năng thanh tra giám sát của hệ thống ngân hàng, cải thiện chất lượng của hệ thống tài khoá. Chi lê chuẩn bị sâu hơn và kỹ càng hơn về mặt thể chế tài chính, so với họ thể chê tài chính của Braxin vẫn yếu và dễ đổ vỡ hơn.

Các rủi ro có thể gặp phải khi một nền kinh tế thị trường mới nổi thực hiện lạm phát mục tiêu?

Rủi ro xảy ra không phụ thuộc vào việc nước đó có hay không thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu. Rủi ro tiềm ẩn ngay trong nền kinh tế của mỗi nước. Rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào độ tín nhiệm của các chính sách tiền tệ của quốc gia, vào hiệu quả và độ vững của các thể chế chính sách tiền tệ, vào khả năng vận hành nền kinh tế của các chính trị gia, vào cách chi tiêu ngân sách chính phủ.

Ở Hoa Kỳ, khi nền kinh tế yếu, chính phủ chấp nhận thâm hụt ngân sách. Họ sử dụng các chính sách tài khoá ngược chu kỳ để ổn định nền kinh tế. Nhưng ở các nền kinh tế thị trường mới nổi, thì lại áp dụng chính sách tài khoá theo chu  kỳ. Trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, chính phủ tăng chi tiêu và ngược lại.

Rủi ro về sự bất ổn định tài chính dễ nhận thấy ở các nền kinh tế thị trưởng mới nổi. Khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng,  ở Hoa Kỳ, thì con số thiệt hại khoảng 3% GDP. Nhưng nếu xảy ra ở các nền kinh tế thị trường mới nổi, thiệt hại để khôi phục ngành ngân hàng thường phải là 20 đến 50% GDP. Các cú sốc có thể gây ra rủi ro tương tự là sốc về thương mại, giảm đột ngột cầu hàng hoá trên thị trường thế giới đều gây tác động lớn cho các nước này.

Các nước phát triển có thể dễ dàng thực thi các chính sách tiền tệ và cơ chế lạm phát mục tiêu hơn là các nền kinh tế mới nổi, với điều kiện kiểm soát được quả bóng lạm phát, như trường hợp của Hoa Kỳ. Đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi, nhưu vậy là chưa đủ, mà cần kiểm soát cả quả bóng tài khoá, quả bóng ổn định tài chính và nâng cao mức tín nhiệm về các chính sách tiền tệ.

NỘI DUNG KHÁC

Thương mại nông sản Châu Á trong bối cảnh nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc

22-12-2005

Khu vực châu Á đang diễn ra một quá trình chuyển đổi sâu sắc về kinh tế xã hội và cả những thay đổi về văn hoá. Quá trình này đang diễn ra ngày càng sâu rộng với những thay đổi về chính sách phát triển của bản thân các quốc gia và của những yếu tố tác động từ phía bên ngoài, đặc biệt là sự nổi lên của hai cường quốc là Trung Quốc và Ấn Độ.

Tăng cường liên kết trong sản xuất hàng hoá

30-11-2005

Từ sau đổi mới, sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng đã có những bước phát triển đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào tăng thu nhập và tạo ra công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. Giai đoạn 1988-2003, sản lượng lúa của vùng đã tăng từ 3 triệu tấn lên 6,5 triệu tấn.

Hàn Quốc thay đổi chính sách đầu tư

25-11-2005

Năm 2005 là điểm mốc đáng ghi nhớ khi chính phủ Hàn Quốc thực hiện thay đổi về cơ bản chính sách đầu tư, chuyển từ chính sách tập trung thu hút FDI vào trong nước và hạn chế đầu tư ra nước ngoài, sang thúc đẩy các công ty và cá nhân đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài.

Hàn Quốc với những trục trặc về động cơ tăng trưởng

25-11-2005

Dự báo nếu đồng won tiếp tục lên giá so với đồng USD, xu hướng tiêu dung yếu của thị trường xuất khẩu và trong nước sẽ ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Dự báo cả năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục giảm còn 3% và thậm chí xuống thấp tới 2% trong năm tới.

Về mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hoá và vấn đề thông tin thị trường hiện nay

25-11-2005

Chính sách đổi mới của Đảng ta đã đưa nông nghiệpViệt nam thoát khỏi con đường sản xuất tự cấp, tự túc để bước vào con đường sản xuất nông nghiệp hàng hoá với những thành công đáng kể trong thập kỷ 90. Sản lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đứng hạng nhất nhì thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu… đã đóng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Mô hình phát triển của Thuỵ Điển

10-11-2005

Ngày 09 tháng 11 năm 2005, tại khách sạn Sofitel Plaza, Hà Nội đã diễn ra cuộc hội thảo về kinh nghiệm phát triển của Thuỵ Điển.

Phát triển bền vững và thương mại nông sản quốc tế ở các nước Đông Nam Á

3-11-2005

Ngày 31 tháng 10 năm 2005, tại Sofitel Plaza, Hà nội diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 36 của Uỷ ban Chính sách Thương mại nông sản và Lương thực Quốc tế (IPC) về “Phát triển bền vững và thương mại nông sản quốc tế ở các nước Đông Nam Á”.

Kế hoạch Hành động Quốc gia về An toàn thực phẩm

28-10-2005

Ngày 28 tháng 10 năm 2005, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tiến sĩ Bộ trưởng  Cao Đức Phát và Giám đốc Ngân hàng Thế giới Klaus Rohland đã chủ trì Hội nghị tư vấn cấp cao  Kế hoạch Hành động Quốc gia về An toàn thực phẩm, thú y và bảo vệ thực vật.

Xây dựng chiến lược phát triển nông thôn mới

27-10-2005

Ngày 27 tháng 10 tại Viện Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp&PTNT đã diễn ra hội thảo "Đóng góp cơ sở khoa học cho phát triển nông nghiệp nông thôn 2005-1010". Đến dự hội thảo có đông đảo các đại diện các Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và các Bộ ngành liên quan, các chuyên gia trong nước và các tổ chức Quốc tế như WB, ADB, UNDP…

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số ngành sản xuất nguyên liệu chế biến TACN (ngô, đậu tương) ở Việt Nam

11-10-2005

Sản xuất ngô và đậu tương ở nước ta những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Diện tích năng suất và sản lượng tăng nhanh, tỷ lệ diện tích sử dụng các giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt ngày càng tăng lên. Hiện nay, ở nhiều nơi, ngô và đậu tương là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng và đóng góp phần lớn vào thu nhập của hộ gia đình. Cây ngô đã mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Nhờ trồng ngô và đặc biệt là các giống ngô lai mà đồng bào các dân tộc vùng cao đã có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình trở thành giàu có mua được cả xe máy, ti vi và các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền khác.

Nghiên cứu thực tiễn dồn điền, đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng

11-10-2005

“Khái niệm dồn điền đổi thửa (DĐĐT) (Regrouping of lands, trong tiếng Anh, hay Remenbrement, trong tiếng Pháp) là việc tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành các mảnh ruộng nhỏ. Có 2 cơ chế chủ yếu để thực hiên DĐĐT, Một là để cho thị trường ruộng đất, và các nhân tố phi tập trung tham gia vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế nay vận hành tốt hơn.

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động xã hội của ngành công nghiệp mía đường trong bối cảnh hội nhập quốc tế

11-10-2005

Nghiên cứu về ngành mía đường cho thấy bức tranh tổng quan của ngành là tương đối ảm đảm. Các số liệu đều khẳng định ngành mía đường Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém về mọi mặt từ chất lượng và năng suất mía đến hiệu quả hoạt động và giá thành sản xuất của các nhà máy chế biến. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ở chỗ khả năng cạnh tranh của toàn ngành mía đường bị hạn chế phần nhiều do những nguyên nhân chủ quan hơn là nguyên nhân khách quan. Việt Nam vẫn có những nhà máy đường làm ăn có lãi, những vùng mía đạt năng suất cao với chữ đường khá nên hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với đường thế giới. Chính những nhà máy đầu tư không đúng chỗ, hoạt động kém hiệu quả, những vùng mía phát triển tràn lan, không phù hợp đã kéo toàn bộ ngành mía đường của Việt Nam tụt hậu.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn