HỘI THẢO

Đắk Lắk: Diện tích cà phê tăng ồ ạt không theo quy hoạch

Ngày đăng: 30 | 05 | 2011

Hiện nay, giá cà phê nhân ở Đắk Lắk tăng cao, ở mức 51.000 đồng/ kg cà phê nhân trở lên đã làm nông dân ồ ạt mở rộng diện tích cà phê không theo quy hoạch, kế hoạch. Đến cuối năm 2010, diện tích cà phê của tỉnh đã tăng 8.800 ha so với năm 2009.

Ngay đầu mùa mưa năm nay, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc cũng đã có kế hoạch chuyển hàng ngàn ha đất nương rẫy, đất gò đồi không chủ động nguồn nước sang trồng cà phê. Theo đánh giá của UBND tỉnh, việc tăng diện tích cà phê ồ ạt này không những phá vỡ quy hoạch sử dụng đất đai, một số diện tích cây trồng khác bị thu hẹp, không phát triển mà đặc biệt là diện tích rừng, kể cả rừng phòng hộ cũng giảm đi nhanh chóng do tình trạng đồng bào lấn chiếm rừng, đất rừng để trồng cà phê. Tỉnh Đắk Lắk đã có nghị quyết chuyên đề phát triển cà phê bền vững từ năm 2008, chủ yếu là giảm diện tích xuống chỉ còn từ 140.000 đến 160.000 ha trong vùng sinh thái thuận lợi để thâm canh đạt năng suất, sản lượng trên 400.000 tấn cà phê nhân/ năm; tuy nhiên, nghị quyết thì trên giấy, các địa phương trồng cà phê trên đất và trên thực tế, diện tích cà phê vẫn cứ tăng. 

Qua khảo sát cho thấy, do lợi nhuận từ trồng cà phê tăng cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác nên đồng bào các dân tộc ở các huyện, thị xã, thành phố đua nhau tự ý chuyển đất trồng ngô lai, đậu đỗ các loại, thậm chí phá vườn điều chuyển sang trồng cà phê. Theo tính toán của nông dân, làm 1 ha cà phê sau 3 năm đưa vào kinh doanh, đạt năng suất 25 tạ cà phê nhân /ha/ năm, thì sau khi trừ các khoản chi vẫn còn lãi trên 40 triệu đồng. So với mặt bằng giá như hiện nay thì thu nhập của người trồng cà phê có đời sống sinh hoạt đạt từ mức trung bình trở lên. Tuy nhiên, qua kiểm tra, phần lớn diện tích cà phê trồng mới này đều không chủ động được nguồn nước, có độ dốc lớn, nhiều nơi đất sỏi đá không thích hợp với cây cà phê. Ngay tại huyện Ea Súp, Lắk là những vùng đất thường xuyên bị ngập nước, đất sét, có tầng đất nông không thích hợp cho cây cà phê nhưng nhiều hộ gia đình vẫn chạy theo phong trào, chuyển hàng chục ha đất màu sang trồng cây cà phê. 

Cũng chính do mở rộng diện tích cà phê tự phát, không theo quy hoạch nên hàng năm cứ đến mùa khô, tỉnh Đắk Lắk luôn có hàng chục ngàn ha cà phê bị khô hạn, chết khô không những làm giảm từ 30% sản lượng cà phê nhân trở lên mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất từ 2 đến 3 vụ tiếp theo, làm thiệt hại hàng chục tỷ đồng của bà con nông dân. Ngay trong mùa khô năm 2011 vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã có trên 10.000 ha cà phê trồng ở những vùng xa nguồn nước, hoặc không chủ động được nguồn nước đã bị khô hạn, thiếu nước tưới làm giảm năng suất, sản lượng; trong đó, có trên 3.164 ha cà phê mất trắng, hoặc thu hoạch không đáng kể. 

Hiện nay, diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã tăng lên gần 191.000 ha, 15 huyện, thị xã, thành phố đều có diện tích cà phê, trong đó có 177.890 ha cho thu hoạch. Cư M’Gar là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất với trên 35.942 ha và huyện Ea Súp có diện tích thấp nhất là 31 ha./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=461852

NỘI DUNG KHÁC

Yên Bái: Chuyển giao thành công nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

27-5-2011

Với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN), hàng ngàn người dân vùng cao như Yên Bái đã cải thiện được đời sống, nâng cao thu nhập. KHCN đã góp phần thiết thực vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Kon Tum: Bệnh phấn trắng gây thiệt hại lớn trên cây cao su

27-5-2011

Cuối tháng năm, như thường lệ, cây cao su đã cho cạo mủ được hai tháng sau mùa thay lá. Tuy nhiên, năm nay do bệnh phấn trắng hoành hành nên phần lớn diện tích vườn cây cao su của Công ty TNHH Một thành viên cao su Kon Tum vẫn chưa ổn định tầng lá.

Khó mở rộng diện tích cây ca cao ở Đắk Lắk

27-5-2011

Hiện nay, tuy ca cao hạt lên men ở tỉnh Đắk Lắk đang được bán với giá ổn định từ 52.000 đến 58.000 đồng/ kg nhưng loại cây này vẫn không thu hút được người trồng. Toàn tỉnh mới có 1.742 ha ca cao, trong đó diện tích cho sản phẩm 440 ha, với năng suất bình quân 45,34 tạ quả tươi/ ha.

Vùng nuôi tôm thất bát do môi trường?

27-5-2011

Sóc Trăng có 20.970 hộ thả nuôi 2,986 tỉ con giống tôm sú trên 25.066 ha, đến ngày 23.5.2011 có 19.233 ha có tôm bị chết, tổn thất 2,644 tỉ con giống của 15.640 hộ, chiếm 76% diện tích thiệt hại, gấp 30 lần so với năm 2010.

Bình Định: Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tôm nuôi

27-5-2011

Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm ở Bình Định diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Sắp tổ chức hội thảo về cá tra

27-5-2011

Ngày 4.6, hội thảo “Cá tra Việt Nam - Tầm nhìn 2015. Xu hướng xuất khẩu, phân tích lợi thế cạnh tranh” do Ủy ban cá nước ngọt VASEP chủ trương sẽ diễn ra tại TPHCM.

Làm giàu trên đất vùng ven thành phố Hồ Chí Minh

25-5-2011

TP Hồ Chí Minh có hơn 100.000 ha đất nông nghiệp, với gần 250 nghìn người dân sống bằng nghề nông. Nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nhiều hộ nông dân giàu lên từ mô hình kinh tế gia đình.

Vùng chuyên canh rau Đơn Dương: Bao giờ hết cảnh được mùa, mất giá?

25-5-2011

Hàng trăm hộ dân ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đang hết sức khó khăn vì giá rau giảm mạnh. Nhiều vườn rau đã đến kỳ thu hoạch nhưng chẳng ai buồn ngó ngàng.

Đắk Lắk: Khai trương hệ thống chế biến cà phê mới

25-5-2011

Hôm nay (24/5), ông Alan Duncan, Thứ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã khai trương hệ thống chế biến ướt cà phê đầu tiên do nông hộ sở hữu tại huyện Ea Kiệt, tỉnh Đắk Lắk. Hệ thống chế biến ướt cà phê là kết quả của một dự án mang tính sáng tạo cao về thương mại do Quỹ Thách thức Việt Nam đồng tài trợ. Dự án hiện do Dak Man Việt Nam thực hiện tại huyện Ea Kiệt, tỉnh Đắk Lắk.

Nam Định: Cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện miễn thủy lợi phí

25-5-2011

Từ hơn 3 năm nay, nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định đã được hưởng lợi từ chính sách miễn thủy lợi phí (MTLP) theo Nghị định 115 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã xuất hiện một số vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ kịp thời.

9 sản phẩm, đặc sản của Bắc Giang được bảo hộ nhãn hiệu

24-5-2011

Tỉnh Bắc Giang đang tăng cường đầu tư vốn thông qua quỹ khuyến công và đầu tư xây dựng hạ tầng cho các làng nghề

Sản xuất lúa theo hướng hiện đại - bước đột phá của Đồng Tháp

24-5-2011

Với sản lượng lúa toàn tỉnh 2,8 triệu tấn, Đồng Tháp được xếp vào hàng thứ 3 về sản lượng sau Kiên Giang và An Giang nhưng năng suất lại đứng vào hàng thứ hai của khu vực. Bằng những giải pháp hữu hiệu, Đồng Tháp đang phấn đấu hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao. NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thành Hưởng (ảnh), GĐ TTKN-KN Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.