HỘI THẢO

Sản xuất lúa theo hướng hiện đại - bước đột phá của Đồng Tháp

Ngày đăng: 24 | 05 | 2011

Với sản lượng lúa toàn tỉnh 2,8 triệu tấn, Đồng Tháp được xếp vào hàng thứ 3 về sản lượng sau Kiên Giang và An Giang nhưng năng suất lại đứng vào hàng thứ hai của khu vực. Bằng những giải pháp hữu hiệu, Đồng Tháp đang phấn đấu hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao. NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thành Hưởng (ảnh), GĐ TTKN-KN Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.

Ở góc độ lãnh đạo đơn vị chuyển giao trực tiếp những tiến bộ KHKT nông nghiệp cho nông dân, xin ông cho biết vấn đề quan tâm nhất hiện nay của TTKN-KN là gì?
Đồng Tháp là tỉnh có diện tích đất trồng lúa và sản lượng lúa cao của cả nước. Nhằm tăng sản lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa, tạo chuyển biến về mặt tư duy, tập quán sản xuất trong đại bộ phận nông dân theo hướng mới, Sở NN-PTNT Đồng Tháp xây dựng Đề án “Xây dựng cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại” giai đoạn 2008-2011. “Hiện đại” ở đây là sản xuất đồng loạt, tập trung qui mô lớn, áp dụng đồng bộ cơ giới vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo sạ, chăm sóc đến thu hoạch, vận chuyển.
Với mô hình “Xây dựng cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại” từ vụ ĐX 2008-2009, Đồng Tháp đã tổ chức triển khai tại hai HTXNN Tân Cường, xã Phú Cường, Tam Nông và HTXNN Thắng Lợi, xã Mỹ Đông, Tháp Mười. Đến nay trên toàn tỉnh đã có 8 cánh đồng với qui mô 60-400 ha/cánh đồng, trong đó 4 cánh đồng do Ban điều hành cấp tỉnh theo dõi thực hiện, tiếp tục triển khai 2 cánh đồng trong vụ TĐ 2011, trên tổng diện tích thực hiện 1.519 ha với 1.190 hộ nông dân tham gia.
Và đây chính là bước đột phá của nông nghiệp Đồng Tháp?
Đúng vậy. Qua 6 vụ triển khai, với mục đích sản xuất lúa chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng đã giúp nông dân nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý đồng ruộng. Xã viên HTX được cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn sạ lúa theo hàng bằng máy, bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa, quản lí tốt cỏ dại, quản lý nước theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), không phun thuốc trừ sâu sớm trước 40 ngày sau sạ, thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh để có biện pháp phòng trị hiệu quả…, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ trong và sau thu hoạch góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo.
Trong kỹ thuật canh tác, sử dụng 1-3 loại giống chất lượng cao, sạ hàng với định mức từ 80-120 kg giống/ha, tiết kiệm 80kg giống/ha/vụ. Phun thuốc BVTV đồng loạt 60-70% diện tích khi có dịch hại, lượng phân bón giảm bình quân từ 30-37 kg/ha; số lần phun xịt thuốc giảm 1-2 lần/vụ; chi phí thuốc BVTV giảm bình quân 1,4 triệu đồng/ha; ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch đạt 80%, sản lượng lúa sấy 40% trở lên.
Thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu giống lúa với Trung tâm giống, xúc tiến đăng ký kinh doanh giống và xây dựng thương hiệu sản xuất kinh doanh lúa chất lượng cao. Thực hiện bao tiêu lúa hàng hóa với các Cty kinh doanh lương thực. Tổ chức các buổi tập huấn, tọa đàm để trao đổi kỹ thuật giữa nông dân và cán bộ kỹ thuật. Xây dựng và hoàn thiện các tổ SX và đội dịch vụ, hoạt động có kế hoạch và đạt hiệu quả. Tổ chức, vận động xã viên tham gia thực hiện tốt mô hình, góp thêm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu xây dựng cánh đồng sản xuất lúa hiện đại. Tổ chức xuống giống đảm bảo diện tích theo kế hoạch và lịch thời vụ khuyến cáo.
 Sau khi thực hiện đề án, HTX đã được trang bị thêm một số máy phun thuốc đeo vai, máy phun thuốc kéo dây và lò sấy lúa, máy sạ hàng, giàn phun thuốc BVTV, công cụ sạ hàng và về thủy lợi đã nạo vét được thêm một số tuyến kinh chính khu vực các cánh đồng. Giá trị tăng thêm ở các cánh đồng từ việc giảm giống, giảm phân, giảm thuốc BVTV trên 2 triệu đồng/ha. Nếu áp dụng đại trà mô hình này trong toàn tỉnh thì lợi nhuận tăng thêm sẽ là một con số không nhỏ.
Triển khai mô hình này có gặp thuận lợi và khó khăn gì?
Trước hết, thành công của mô hình sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm đồng nhất với sản lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong thời kỳ hội nhập. Về kinh tế, lúa bán ở cánh đồng mẫu này giá cao hơn giá thị trường 100-150 đồng/kg. Về mặt xã hội, diện tích và số hộ tham gia mô hình đã tăng lên theo từng vụ, trình độ nhận thức và kỹ thuật sản xuất của xã viên được nâng cao, sản xuất có hiệu quả hơn, vấn đề áp dụng cơ giới vào đồng ruộng đã phổ biến.
 So sánh thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế, giá trị tăng thêm ở HTX cao hơn từ 2,14 - 2,57 triệu/ha so với sản xuất bình thường. Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp tương đối hoàn chỉnh theo hướng kết hợp với giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa vào cả quá trình sản xuất đến ra hạt lúa. Qua thực tế sản xuất, mô hình cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại đã chuyển đổi được cơ cấu sản xuất lúa chất lượng cao, giúp nông dân nâng cao kỹ năng trong sản xuất, quen dần với hướng sản xuất hợp tác.
 Việc thực hiện cánh đồng hiện đại đã được đông đảo xã viên đồng tình hưởng ứng. Bà con hiểu rõ một điều quan trọng nhất: tham gia cánh đồng hiện đại nhằm giúp nông dân quản lí ruộng lúa hiệu quả hơn bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp KHKT trong canh tác, giảm chi phí đầu tư, tăng cao lợi nhuận và nâng cao chất lượng hạt lúa. Bên cạnh đó, nông dân còn tham gia SX lúa giống để đáp ứng nhu cầu nguồn lúa giống chất lượng cho xã viên là nông dân trong HTX.
 Xin cám ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/78428/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho "Tam nông"

24-5-2011

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) huyện Đô Lương (Nghệ An) vẫn nỗ lực bám sát mục tiêu, thực hiện đúng định hướng chỉ đạo của cấp trên. Nhờ đó, đơn vị luôn giữ vị trí chủ đạo trong việc cung cấp vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Vĩnh Long nâng chất lượng hoạt động hợp tác xã nông nghiệp

24-5-2011

Nâng cao năng lực quản lý của ban quản trị hợp tác xã (HTX), tạo điều kiện cho HTX tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định là 3 giải pháp tỉnh Vĩnh Long tập trung thực hiện trong năm 2011 nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Hà Nội mở rộng sản xuất lúa đặc sản

23-5-2011

“Hợp tác 4 nhà đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao” là chủ đề hội thảo do Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội tổ chức. Mục tiêu đến năm 2015, lúa hàng hóa sẽ đáp ứng được 30- 35% nhu cầu lương thực của người dân Thủ đô.

Triển khai vụ hè thu 2011: Nghệ An đối mặt thách thức mới

23-5-2011

Năm 2010, vụ hè thu và vụ mùa ở Nghệ An được triển khai trong điều kiện thời tiết hết sức khó khăn do hạn hán kéo dài gần 2 tháng trời, sau đó lại mưa, bão, lũ lụt kéo dài gần 1 tháng ròng.

Phú Yên: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác xã

17-5-2011

Tỉnh Phú Yên có 203 Hợp tác xã (HTX) nhưng hiện có tới 64 HTX thực chất đã ngưng hoạt động. Hiện, Liên minh HTX tỉnh Phú Yên đang phối hợp với các địa phương tiến hành xử lý dứt điểm 64 HTX này; đồng thời củng cố lại 84 HTX làm ăn trung bình và yếu kém theo hướng mở thêm loại hình dịch vụ trong nội bộ HTX như: tín dụng, kinh doanh xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nước sạch, dịch vụ thú y…

Đồng Nai: Đưa các giống mới ngắn ngày, kháng sâu bệnh vào gieo trồng vụ Hè thu

17-5-2011

Theo kế hoạch, vụ Hè – thu 2011 toàn tỉnh Đồng Nai gieo trồng hơn 81 ngàn hécta cây hàng năm. Trong đó, cây được trồng nhiều vẫn là lúa và ngô với 50 ngàn hécta. Các huyện có diện tích gieo trồng vụ Hè - thu lớn là Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Định Quán. Hiện nay, các địa phương đang chuẩn bị bước vào sản xuất vụ hè – thu, nhiều nông dân đang tận dụng những cơn mưa đầu mùa để tiến hành khâu làm đất, gieo sạ sớm để đón mưa.

Trà Vinh phát triển và ổn định vùng mía nguyên liệu

17-5-2011

Ba năm liên tiếp, người trồng mía ở Trà Vinh trúng mùa, được giá với lợi nhuận khá cao. Theo đó, diện tích trồng mía mỗi năm tăng thêm gần 300 ha. Tuy nhiên, mía là cây trồng hằng năm, nếu không có giải pháp ổn định vùng sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng thì mía nguyên liệu sẽ giảm.

Hoà Bình phát triển rừng, cải thiện môi trường sinh thái

17-5-2011

Tạo thêm nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập cho hàng ngàn hộ dân, đất trống, đồi trọc từng bước được phủ xanh, rừng tự nhiên được phục hồi, phát triển tốt và môi trường sinh thái được cải thiện... Đó là kết quả của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ (Dự án 661) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Lai Châu: Chương trình trồng rừng đổ nợ

17-5-2011

Với phương châm “dân góp đất, DN góp vốn”, năm 2010 tỉnh Lai Châu trồng được trên 6.000 ha rừng phòng hộ và sản xuất. Tuy nhiên, hiện các DN tham gia trồng rừng đang nợ người dân tỉnh biên giới khó khăn này số tiền hàng chục tỉ đồng mà chưa biết trông vào đâu để trả, khiến dự án có nguy cơ đứt gánh giữa đường.

Biến một sào thành... một mẫu!

16-5-2011

“Mỗi khẩu bình quân chỉ còn sào ruộng, mưa thuận gió hòa thì một năm được 4 tạ thóc, trừ chi phí đi chỉ còn 2 tạ, trăm thứ nhòm vào đó, ăn còn chả đủ nói gì khấm khá”. Đó là câu “đầu miệng” của bà con nông dân mà chúng tôi nghe được mỗi lần về tỉnh lúa Thái Bình.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

16-5-2011

Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lâm Đồng: Đưa hàng Việt về bán trực tiếp tại xã

16-5-2011

Sáng 13.5, Chương trình "Hàng Việt về nông thôn" Lâm Đồng phiên thứ ba (sau hai phiên ở hai huyện Bảo Lâm và Đức Trọng) đã chính thức được khởi động tại xã Đà Loan - một trong những xã vùng sâu thuộc huyện Đức Trọng.