HỘI THẢO

Triển khai vụ hè thu 2011: Nghệ An đối mặt thách thức mới

Ngày đăng: 23 | 05 | 2011

Năm 2010, vụ hè thu và vụ mùa ở Nghệ An được triển khai trong điều kiện thời tiết hết sức khó khăn do hạn hán kéo dài gần 2 tháng trời, sau đó lại mưa, bão, lũ lụt kéo dài gần 1 tháng ròng.

Hạn hán từ ngay đầu vụ đã làm giảm diện tích gieo cấy tới trên 2.140 ha. Thế nhưng diện tích lúa đứng chân được trên đồng lại đối mặt với khô hạn, nắng nóng thiêu đốt khiến diện tích lúa chết tăng thêm hàng chục nghìn ha. Sau trận hạn hán lịch sử, Nghệ An gồng mình khôi phục lại diện tích lúa bằng việc cấp không giống lúa ngắn ngày và phân bón nhưng khi lúa vào thời điểm chắc xanh thì lại bị ngâm lụt suốt 3 tuần lễ khiến diện tích này cũng bị xoá sổ.
 
Diện tích ngô vụ hè thu 2010, có tăng lên trên 2.000 ha nhưng nắng hạn cũng làm cho năng suất ngô bị ảnh hưởng đáng kể, chỉ còn bình quân 23,6 tạ/ha. Có thể nói, vụ hè thu, vụ mùa 2010 ở Nghệ An đã bị thất bát nặng nề. Trong đó lúa hè thu, lúa mùa bị hạn hán, bão, lụt gây thiệt hại lên tới 59.654 ha và 30.588 ha ngô, rau màu, đậu đỗ. Tổng thiệt hại đối với lúa và hoa màu lên tới 2.663 tỷ đồng…
Bởi thế, để chuẩn bị triển khai vụ hè thu, vụ mùa 2011, Sở NN- PTNT Nghệ An đã rất thận trọng để tìm một hướng đi mới theo hướng làm sao để vừa kịp xử lý tình trạng lúa xuân trỗ muộn so với các năm trước vừa tiết kiệm được nguồn nước tưới, lại vừa bảo đảm phòng trừ được các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lùn sọc đen, né tránh được hạn hán, bão, lụt… đảm bảo cho vụ hè thu an toàn, thắng lợi là một điều hết sức khó khăn.
Ông Nguyễn Đình Chi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhắc nhở: "Vụ hè thu và vụ mùa 2010, Nghệ An đã bị thiệt hại rất lớn, làm ảnh hưởng đến tổng sản lượng lương thực của toàn tỉnh. Bởi vậy, yêu cầu Sở NN- PTNT Nghệ An phải làm rõ quy trình SX vụ hè thu, vụ mùa 2011. Tuyệt đối không được lặp lại thất bại như vụ hè thu 2010".
Mục tiêu mà vụ hè thu 2011, được Sở NN- PTNT Nghệ An đề ra là phấn đấu gieo cấy 97.000 ha lúa (trong đó có 55.000 ha lúa hè thu và 42.000 ha lúa mùa) và 13.000 ha ngô. Các loại cây trồng khác như lạc 2.000 ha; đậu, đỗ 7.000 ha; vừng 6.000 ha; rau các loại 9.000 ha (trong đó dưa hấu 1.000 ha)… Ông Từ Trọng Kim, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN- PTNT Nghệ An cho biết: Năm nay lúa xuân chín muộn (17 đến 20/6 mới thu hoạch) do đó, để đảm bảo được các mục tiêu trên, yếu tố giống lúa ngắn ngày (TGST dưới 100 ngày) phải được đặc biệt coi trọng tại các địa phương. Không đưa các giống nhiễm rầy nặng để tránh bệnh lùn sọc đen.
Đối với vùng đất thấp, chạy lụt phải bố trí các giống lúa có thể thu hoạch xong trước 5/9. Ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày như Việt lai 20; Việt lai 24; Q.ưu 1; Q.ưu 6; PAC807; PC6; nếp 352, nếp 87… Vùng hè thu thâm canh cũng phải gặt trước ngày 15/9, có thể sử dụng các giống lúa: Khải Phong 7; TH 3-3; TH 3-4; TH 3-5; Bắc ưu 11; Bio 404; Syn 6; Nghi hương 2308; Hương thơm số 1; Bắc thơm số 7 và nếp 97…
Để đảm bảo đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích lúa hè thu và lúa mùa đã gieo cấy, Sở đề nghị các địa phương chuyển diện tích không có khả năng tưới nước sang trồng các giống ngô chịu hạn, có TGST ngắn. Trong đó nên ưu tiên sử dụng các giống ngô như C 919; B 06; NK 66; NK 67; NK 6326; NK 6654; NK 4300; CP 3Q; CPA 88; CP 888; LVN 10; LVN 14; LVN 184; LVN 61; MB 69 và các giống ngô nếp ngắn ngày có năng suất cao như MX2; MX4 và MX10…
 
Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Nghệ An cho rằng: Điều quan trọng là ngay từ bây giờ các địa phương phải đánh giá được ảnh hưởng của thời tiết trong vụ xuân 2011. Đây là yếu tố giúp các địa phương hoạch định chính xác thời vụ gieo cấy vụ hè thu và vụ mùa. Ngoài các yếu tố như phải lo tiết kiệm nước, né tránh được lũ lụt còn phải nhận định tốt tình hình dịch bệnh có thành dịch tại địa phương mình hay không?
Theo ông Lập, các địa phương phải lưu ý một số giải pháp sau đây: Tuyệt đối không làm vụ hè thu bằng mọi giá. Những vùng chắc chắn thiếu nước tưới thì chuyển sang trồng các loại cây chịu hạn khác. Phải bắc mạ sớm để giảm bớt thời gian sinh trưởng của cây lúa trên ruộng và kịp cấy khi vừa thu hoạch xong lúa xuân. Tuyệt đối không dùng các giống lúa có thời gian sinh trưởng trên 110 ngày trong vụ hè thu, nhất là diện tích ruộng thấp trũng, phải chạy lụt.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/78425/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Phú Yên: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác xã

17-5-2011

Tỉnh Phú Yên có 203 Hợp tác xã (HTX) nhưng hiện có tới 64 HTX thực chất đã ngưng hoạt động. Hiện, Liên minh HTX tỉnh Phú Yên đang phối hợp với các địa phương tiến hành xử lý dứt điểm 64 HTX này; đồng thời củng cố lại 84 HTX làm ăn trung bình và yếu kém theo hướng mở thêm loại hình dịch vụ trong nội bộ HTX như: tín dụng, kinh doanh xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nước sạch, dịch vụ thú y…

Đồng Nai: Đưa các giống mới ngắn ngày, kháng sâu bệnh vào gieo trồng vụ Hè thu

17-5-2011

Theo kế hoạch, vụ Hè – thu 2011 toàn tỉnh Đồng Nai gieo trồng hơn 81 ngàn hécta cây hàng năm. Trong đó, cây được trồng nhiều vẫn là lúa và ngô với 50 ngàn hécta. Các huyện có diện tích gieo trồng vụ Hè - thu lớn là Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Định Quán. Hiện nay, các địa phương đang chuẩn bị bước vào sản xuất vụ hè – thu, nhiều nông dân đang tận dụng những cơn mưa đầu mùa để tiến hành khâu làm đất, gieo sạ sớm để đón mưa.

Trà Vinh phát triển và ổn định vùng mía nguyên liệu

17-5-2011

Ba năm liên tiếp, người trồng mía ở Trà Vinh trúng mùa, được giá với lợi nhuận khá cao. Theo đó, diện tích trồng mía mỗi năm tăng thêm gần 300 ha. Tuy nhiên, mía là cây trồng hằng năm, nếu không có giải pháp ổn định vùng sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng thì mía nguyên liệu sẽ giảm.

Hoà Bình phát triển rừng, cải thiện môi trường sinh thái

17-5-2011

Tạo thêm nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập cho hàng ngàn hộ dân, đất trống, đồi trọc từng bước được phủ xanh, rừng tự nhiên được phục hồi, phát triển tốt và môi trường sinh thái được cải thiện... Đó là kết quả của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ (Dự án 661) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Lai Châu: Chương trình trồng rừng đổ nợ

17-5-2011

Với phương châm “dân góp đất, DN góp vốn”, năm 2010 tỉnh Lai Châu trồng được trên 6.000 ha rừng phòng hộ và sản xuất. Tuy nhiên, hiện các DN tham gia trồng rừng đang nợ người dân tỉnh biên giới khó khăn này số tiền hàng chục tỉ đồng mà chưa biết trông vào đâu để trả, khiến dự án có nguy cơ đứt gánh giữa đường.

Biến một sào thành... một mẫu!

16-5-2011

“Mỗi khẩu bình quân chỉ còn sào ruộng, mưa thuận gió hòa thì một năm được 4 tạ thóc, trừ chi phí đi chỉ còn 2 tạ, trăm thứ nhòm vào đó, ăn còn chả đủ nói gì khấm khá”. Đó là câu “đầu miệng” của bà con nông dân mà chúng tôi nghe được mỗi lần về tỉnh lúa Thái Bình.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

16-5-2011

Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lâm Đồng: Đưa hàng Việt về bán trực tiếp tại xã

16-5-2011

Sáng 13.5, Chương trình "Hàng Việt về nông thôn" Lâm Đồng phiên thứ ba (sau hai phiên ở hai huyện Bảo Lâm và Đức Trọng) đã chính thức được khởi động tại xã Đà Loan - một trong những xã vùng sâu thuộc huyện Đức Trọng.

Làng sạch, dân khỏe

13-5-2011

Tại xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu, Nghệ An) bây giờ đường làng, ngõ xóm luôn phong quang, sạch sẽ, sức khoẻ của người dân được cải thiện.

Liên kết trồng cỏ ngọt

13-5-2011

Sáng 10/5/2011, chúng tôi gặp ông Nguyễn Đình Hạnh (trú tại xóm 2A, xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) đang cắt cỏ ngọt để vợ vận chuyển về nhà.

Cán bộ nhát, dân khổ

13-5-2011

Kì trước, chúng tôi đã nói về những hộ nghèo ở hai xã Tuyên Bình (huyện Vĩnh Hưng) và Vĩnh Châu B (huyện Tân Hưng) tỉnh Long An. Nhưng, cũng cùng điều kiện như thế, nhưng ở Tuyên Bình và Vĩnh Châu B lại có nhiều hộ giầu nứt vách, vì sao?

Chi bộ thôn ra "nghị quyết" bán hàng nghìn m2 đất

13-5-2011

Từ một xã thuần nông, vào thời điểm hiện tại, những nông dân ở thôn Mao Trung, xã Phượng Mao, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã rơi vào cảnh không còn đất để sản xuất. Ruộng ấy, đất ấy, trong suốt một thời gian dài, chính quyền từ cấp xã tới thôn đã thi nhau ra "nghị quyết" để chia lô, bán một cách vô tội vạ...