HỘI THẢO

Chi bộ thôn ra "nghị quyết" bán hàng nghìn m2 đất

Ngày đăng: 13 | 05 | 2011

Từ một xã thuần nông, vào thời điểm hiện tại, những nông dân ở thôn Mao Trung, xã Phượng Mao, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã rơi vào cảnh không còn đất để sản xuất. Ruộng ấy, đất ấy, trong suốt một thời gian dài, chính quyền từ cấp xã tới thôn đã thi nhau ra "nghị quyết" để chia lô, bán một cách vô tội vạ...

Sống trong sợ hãi
Bà Nguyễn Thị Năm, 47 tuổi, ở thôn Mao Trung đang rất bức xúc. Nỗi uất ức của bà nóng hực lên còn hơn cả nhiệt độ giữa trưa hè nắng như đổ lửa. Bà Năm cho biết, trước đây, nhà bà có 7 sào ruộng. Hai vợ chồng bà tần tảo sớm hôm, năm hai vụ cấy cũng tạm đủ lương thực để nuôi sống gia đình gồm 5 miệng ăn. Thế nhưng, “niềm hạnh phúc nhỏ nhoi” ấy giờ đã không còn nữa, khi năm 2004, toàn bộ số ruộng trên của gia đình bà đã bị chính quyền địa phương “trưng thu”. Từ đó đến nay, gia đình bà chẳng biết lấy gì để sống.
Theo bà Năm thì ngay sau khi bị thu hồi toàn bộ đất ruộng, được chút tiền đền bù, vợ chồng bà đã bàn nhau để tính cách làm ăn, kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng, cả đời chân lấm tay bùn, thoát ly khỏi ruộng đồng thì cứ “lơ ngơ như bò đội nón” nên làm đâu cụt đó, đồng vốn trên chẳng mấy chốc mà hết. Bà Năm nghẹn đắng mà rằng, ở thôn Mao Trung này, đa phần người dân có hoàn cảnh như thế.
Thôn Mao Trung rộng, nằm ngay sát thị trấn Quế Võ. Đi trong thôn đó, chẳng ai có thể phân biệt đâu là đất thị trấn, đâu là đất làng, bởi thôn được quy hoạch tương đối hiện đại, nhất là những khu đất mới. Đường ngang ngõ dọc chằng chịt. Tuy nhiên, trên những con đường đó vắng bặt bóng người. Có lẽ, việc những con đường trên được mở hiện giờ chỉ có tác dụng làm đẹp thêm những thửa đất mà người ta đã cắt suất, chia lô. Vào trong làng cũ, thấy có nhiều quán xá, tuy nhiên cũng chẳng thấy có khách vãng lai. Một người dẫn đường cho chúng tôi than vãn: “Không có việc làm thì ai cũng chuyển hướng sang làm dịch vụ. Thế nhưng, giờ bán hàng cũng khó vì dân có tiền đâu mà mua bán, ăn tiêu”.
Quyết định thu hồi đất nông nghiệp của người dân thôn Mao Trung để phục vụ việc giao cấp đất giãn dân “xuất hiện” từ năm 2004. Theo quyết định này, UBND huyện Quế Võ xét đề nghị của UBND xã Phượng Mao, chấp thuận thu hồi 66.664m2 đất thuộc thôn Mao Trung để giao cho người dân làm đất ở. Với người dân ở vùng quê có truyền thống làm nông nghiệp này, thời điểm quyết định trên ra đời, họ cũng đã có nhiều nỗi băn khoăn. Vui cũng lắm mà lo cũng nhiều. Vui vì từ lâu họ phải sống trong một quần thể chật hẹp, đông đúc, nay được chính quyền tạo điều kiện có một chỗ ở mới rộng rãi, thoáng đãng. Lo vì diện tích ruộng vốn đã ít ỏi, nay lại bị thu hồi thì không biết cuộc sống sẽ đi về đâu. Nỗi lo lắng này khiến nhiều người ăn ngủ không yên.
Khi quyết định trên được thi hành, sự lo lắng của người dân đã biến thành nỗi sợ hãi tột cùng bởi quyết định trên đã không được thi hành nghiêm túc. Theo đó, có tới 69.330m2 đất bị thu hồi, chủ yếu là đất ruộng. Ngoài ra, cơ cấu diện tích đất phục vụ cho việc giãn dân cũng tăng hơn quyết định của huyện là 3.964m2. Theo phản ánh của người dân thôn Mao Trung, với việc thu hồi vượt hạn mức như trên thì toàn bộ diện tích ruộng của người dân đã bị “xoá sổ” hoàn toàn. Bởi vậy, mấy năm nay, không có đất canh tác, những nông dân vốn cả đời gắn bó với ruộng đồng bỗng nhiên được “ngồi chơi”, hưởng cảnh an nhàn, dù rằng họ ngồi chơi trên… đống lửa.
Thôn to hơn... huyện
Theo Quyết định 2293/QĐ-CT của UBND huyện Quế Võ, UBND xã Phượng Mao có trách nhiệm giao đất tới từng hộ và thu, nộp tiền sử dụng đất, tiền đền bù đất của các hộ dân theo quy định. Cụ thể, UBND xã Phượng Mao có trách nhiệm thu tiền trước khi giao đất cho dân với mức thu là 168 nghìn đồng/m2. Quy định rõ ràng là vậy nhưng UBND xã Phượng Mao lại chỉ đạo thôn Mao Trung làm theo cách khác.
Cụ thể, tháng 4/2005, chi bộ thôn Mao Trung do ông Nguyễn Tiến Hùng làm Bí thư đã có cuộc họp và đưa ra “nghị quyết” sai lệch hẳn với quyết định của huyện. Chắc chắn đây là một “nghị quyết” có một không hai bởi nó chẳng dựa trên bất cứ một văn bản pháp luật nào. “Nghị quyết” này nêu rõ, đất dãn dân được chia theo suất, mỗi suất từ 80- 90m2 và được chia làm 3 loại, gồm: Đất giá cao (bán ra ngoài), đất dành cho những hộ sản xuất nông nghiệp, đất cho những hộ phi nông nghiệp. Từ phân loại trên, chi bộ quyết định đất giá cao có giá là 85 triệu đồng/suất. Đất dành cho hộ nông nghiệp có giá 15 triệu đồng/suất. Đất cho hộ phi nông nghiệp, hưu trí là 65 triệu đồng/suất.
Theo tìm hiểu của PV, trong khi người dân mất đất sản xuất phải mua lại chính đất của mình để làm nơi ở thì nhiều cán bộ huyện Quế Võ tuy không có hộ khẩu ở Phượng Mao lại được mua đất dãn dân ở đây với giá rẻ giật mình. Có tới 27 cán bộ huyện xí phần mua đất với giá 15 triệu đồng/suất. Nhiều lá đơn xét đề nghị xin giao đất ấy có chữ “ký nháy” của ông Nguyễn Đình Nhương, khi đó là Chủ tịch UBND huyện Quế Võ (nay là Bí thư Huyện uỷ Quế Võ).
Cũng theo “nghị quyết” này, chi bộ thôn đã quyết định bán 62 lô đất giá cao (tương đương hơn 5,2 tỷ đồng) để phục vụ mục đích “làm luật” và bán một số lô đất giá cao khác (chưa rõ là bao nhiêu lô) với mục đích để giảm tải sự đóng góp cho người dân, trả tiền chi phí giao dịch và để... tạo kinh phí hoạt động.
Chi bộ thôn thì “căn cứ chỉ đạo của UBND xã” ra những “nghị quyết” bán đất có một không hai, còn xã cũng không chịu thua kém về mặt sản sinh những nghị quyết khó hiểu khác. “Nghị quyết 3 thường trực” (Thường trực Đảng ủy – HĐND – UBND) là một ví dụ điển hình. Nội dung nghị quyết có đoạn: “Để lấy kinh phí đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng của thôn và trong khu vực dãn dân của xã và thôn, 3 thường trực thống nhất giao cho UBND xã cùng cơ sở thôn Mao Trung tổ chức bán giá cao các lô đất thuộc khu vực Trại Hà, cấp III, 6 đầu vùng thôn Mao Trung...”.
Thế là, từ những “nghị quyết” của thôn, xã, diện tích đất nông nghiệp của thôn Mao Trung biến mất, thay vào đó là những lô, những thửa đất thổ cư được quy hoạch “gọn gàng”.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/48/48/48/78203/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Câu chuyện ở Phú Thọ

28-4-2011

Anh Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN- PTNT Phú Thọ có nhiều quan điểm giống các đồng nghiệp của Vĩnh Phúc khi lý giải về cái sự khó chuyển đổi từ lúa sang màu.

Cây bông xóa nghèo ở Sơn La

28-4-2011

Nhờ liên kết chặt chẽ "4 nhà", nông dân vùng sông Đà, sông Mã đã làm sống lại truyền thống trồng bông ở hai huyện Phù Yên và Bắc Yên (Sơn La).

Thanh Hóa phát triển nghề rừng bền vững

28-4-2011

Thanh Hóa hiện có 405.713 ha rừng (gồm 322.003 ha rừng tự nhiên và 83.710 ha rừng trồng), độ che phủ đạt 36,6%. Từ năm 1999, Thanh Hóa đã triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Quá trình thực hiện dự án tuy gặp không ít khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của những người làm nghề rừng, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Thừa Thiên - Huế: Hướng tới mỗi làng một nghề, mỗi làng một sản phẩm

27-4-2011

Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn nhất là vào thời điểm nông nhàn - vấn đề cốt lõi là làm sao tạo ra những mô hình thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, không những tạo được công ăn việc làm cho nông dân mà qua đó, có thể khai thác được thế mạnh của ngành nghề nông thôn vốn đang có nhiều tiềm năng, thế mạnh - ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết như vậy.

Trại Vành giàu lên nhờ trồng rừng

27-4-2011

Nhờ phát triển chăn nuôi và trồng rừng, những năm gần đây, người dân Trại Vành (xã Đồng Hươu, Yên Thế, Bắc Giang) đã đẩy lùi cái đói và đang nỗ lực làm giàu...

Phú Yên: Lúa ngã đổ hàng loạt

27-4-2011

Mấy ngày nay, cánh đồng Rọc Đăng, Soài Rạp, Bờ Bạn ở phường Phú Đông, Phú Lâm (TP.Tuy Hòa) lúa chín chưa kịp thu hoạch nằm rạp xuống đất do ảnh hưởng của mưa lớn trước đó.

Quảng Bình: Ngư dân bội thu

22-4-2011

Ông Phạm Hữu Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hồ hởi: “Khởi đầu vụ cá nam, ngư dân các xã bãi ngang huyện Lệ Thủy đã trúng mùa cá bạc má. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt. Tại các bến cá của xã Ngư Thủy Nam, thuyền đánh cá của ngư dân liên tục cập bến và mỗi ngày sản lượng cá bạc má đánh bắt ước tính từ 5 đến 6 tấn. Đối với ngư dân trong xã thì đây được coi là vụ mùa “bội thu” cá bạc má lớn nhất từ trước đến nay”.

Học làm ăn từ Báo NTNN

22-4-2011

Người đầu tiên áp dụng mô hình trồng xen ca cao trong vườn điều tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là nông dân Chiều Quang Vinh, ở làng Mán, ấp Gia Ui.

Quảng Nam: Liên hiệp Hợp tác xã mở lối đi mới cho kinh tế nông nghiệp-nông thôn

22-4-2011

Để hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, 22 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động tốt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hợp lại để thành lập Liên hiệp HTX Thương Mại & Đầu tư Quảng Nam . Đây là Liên hiệp HTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh được xây dựng, nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất tập trung và góp phần giải quyết những vướng mắc của nông dân khi cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn đạt 20-25%

21-4-2011

UBND Tp Hà Nội vừa thông qua Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn thành phố. Theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn (CNNT) chiếm khoảng 20-25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố; mỗi năm từ các chương trình khuyến công tạo được từ 8.000 đến 10.000 việc làm cho lao động nông thôn.

Lâm Đồng: Thiệt hại hàng chục nghìn ha cà phê do thời tiết bất thường

21-4-2011

Tuy chưa có con số thống kê chính xác song theo UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) thì hiện có đến hàng chục nghìn ha cà phê trên địa bàn huyện bị thiệt hại nặng do những bất thường của thời tiết khiến cho hoa cà phê bị khô, rụng với tỉ lệ rất cao.

Hà Tĩnh: Qui hoạch 3.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát theo công nghệ cao

21-4-2011

Hà Tĩnh đã nuôi thử tôm thẻ chân trắng trên cát theo công nghệ cao trên diện tích 40ha, đạt năng suất rất cao, từ 12 đến 15 tấn/ha. Trên cơ sở thành công đó, tỉnh đang lập qui hoạch nuôi tôm thẻ trên cát theo công nghệ cao với qui mô diện tích 3.000ha ở các huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên.