HỘI THẢO

Trại Vành giàu lên nhờ trồng rừng

Ngày đăng: 27 | 04 | 2011

Nhờ phát triển chăn nuôi và trồng rừng, những năm gần đây, người dân Trại Vành (xã Đồng Hươu, Yên Thế, Bắc Giang) đã đẩy lùi cái đói và đang nỗ lực làm giàu...

Cuộc sống của người dân Trại Vành chủ yếu dựa vào cây lúa và nương rẫy. Ruộng ít, thường xuyên mất mùa, rừng lần lượt theo "nhát dao" và ngọn lửa đốt nương ra đi, để lại những quả đồi trọc bạc màu xơ xác, bà con "vùng vẫy" mãi mà không sao thoát khỏi cái đói, cái nghèo…
Trưởng thôn Sầm Văn Sáy (trái) thăm rừng bạch đàn của gia đình anh Lưu Văn Chín.
 
Nhà nhà trồng rừng
Nhớ lại những ngày làng "đói", ông Sầm Văn Sáy - Trưởng thôn Trại Vành trầm giọng: "Những năm 2004-2005, thôn có hơn 50% hộ nghèo và thiếu đói. May nhờ gạo cứu trợ của Nhà nước, không thì đứt bữa thường xuyên. Lúa mất mùa, nương rẫy thì không đủ cho… chuột ăn, mà có ai biết chăn nuôi, trồng rừng gì đâu. Dân chúng tôi chỉ có phá rừng thôi, nên mới đói, nghèo"...
Dẫn tôi đi thăm các trang trại nuôi gà, lợn và những cánh rừng bạch đàn xanh mướt, thẳng tắp, ông Sáy cho biết, phong trào chăn nuôi và trồng rừng ở đây mới thực sự phát triển từ năm 2002 - 2003. "Nhờ đó mà chúng tôi đã "đẩy lùi" được cái đói, cái nghèo, giờ hộ khá, giàu cũng chiếm đáng kể" - ông Sáy cho biết. Hiện Trại Vành còn 56 hộ nghèo (theo tiêu chí mới). Tuy là hộ nghèo, nhưng nhờ có thu nhập từ chăn nuôi lợn, gà… và rừng nên không còn hộ đói.
Làm giàu
Với hơn 20 trang trại lớn nhỏ, chưa kể mô hình chăn nuôi hộ gia đình, hàng năm thôn Trại Vành cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn thịt lợn, gà, vịt… Và thương hiệu "Gà đồi Yên Thế" đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người.
“Làng tôi xây nhà cấp 4 hết rồi! Cả thôn có hơn 100ha rừng, khoảng 70% số hộ có rừng từ 0,5 - 5ha; còn chăn nuôi, nhà ít có vài trăm con gà, lợn; nhà nhiều 4.000- 5.000 con. Rất nhiều hộ thu nhập hàng chục triệu đồng/năm...” - Trưởng thôn Sầm Văn Sáy
Trước đây, nói đến hộ nghèo, người ta nghĩ đến hộ anh Lưu Văn Chín (dân tộc Tày). Gia đình anh Chín có 6 khẩu, nhưng chỉ có hơn 2 sào ruộng, được mùa còn đỡ, mất mùa thì thiếu ăn 3-4 tháng là chuyện thường. "Mình muốn chăn nuôi, nhưng không có vốn, được Nhà nước cho vay 10 triệu đồng, mình bàn với vợ mua 10 con lợn và mấy trăm con gà giống về nuôi. Bán lứa đầu, lãi hơn 20 triệu đồng, mình dồn tất vào mua giống tiếp tục nuôi" - anh Chín tâm sự.
Trang trại của anh Chín mỗi lứa nuôi từ 1.000 - 4.000 con gà và khoảng 30 con lợn, mỗi năm nuôi 3 - 4 lứa. Trừ chi phí, anh lãi gần 200 triệu đồng/năm. Căn nhà lụp xụp năm nào đã được thay bằng ngôi nhà mái bằng khang trang, đầy đủ tiện nghi. Anh cũng đã xây hầm biogas để hạn chế ô nhiễm và tận dụng làm chất đốt. Giờ đây, anh Chín đã nằm trong "tốp hộ giàu" của làng.
Chị Đàm Thị Bao (dân tộc Cao Lan) cũng đi lên từ nuôi gà "đi bộ" và trồng rừng. Năm 2002, gia đình chị trồng 1ha bạch đàn, thấy cây hợp đất, năm sau chị trồng thêm 1ha. Trên rừng bạch đàn, chị thả gà trong trại lưới. Mỗi năm chị xuất bán hơn 8 tấn gà. "Năm 2008, tôi nuôi thêm lợn, 50 con/lứa, mỗi năm 3 lứa. Trừ chi phí, nhà tôi lãi khoảng 110 triệu đồng/năm từ gà, lợn. Tôi cũng vừa bán gần 2ha bạch đàn được hơn 100 triệu đồng" - chị Bao cho biết.
Chưa làm giàu "ngoạn mục" như gia đình anh Chín, chị Bao, hộ chị Lô Thị Bình (dân tộc Nùng) nuôi hơn 500 con gà/lứa, mỗi năm thu hàng chục triệu đồng. Ngoài ra, chị còn có 3ha bạch đàn đã đến kỳ thu hoạch. "Sắp tới, mình bán lứa bạch đàn này lấy tiền sửa nhà và đầu tư làm trang trại nuôi gà, lợn" - chị Bao khoe.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Phú Yên: Lúa ngã đổ hàng loạt

27-4-2011

Mấy ngày nay, cánh đồng Rọc Đăng, Soài Rạp, Bờ Bạn ở phường Phú Đông, Phú Lâm (TP.Tuy Hòa) lúa chín chưa kịp thu hoạch nằm rạp xuống đất do ảnh hưởng của mưa lớn trước đó.

Quảng Bình: Ngư dân bội thu

22-4-2011

Ông Phạm Hữu Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hồ hởi: “Khởi đầu vụ cá nam, ngư dân các xã bãi ngang huyện Lệ Thủy đã trúng mùa cá bạc má. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt. Tại các bến cá của xã Ngư Thủy Nam, thuyền đánh cá của ngư dân liên tục cập bến và mỗi ngày sản lượng cá bạc má đánh bắt ước tính từ 5 đến 6 tấn. Đối với ngư dân trong xã thì đây được coi là vụ mùa “bội thu” cá bạc má lớn nhất từ trước đến nay”.

Học làm ăn từ Báo NTNN

22-4-2011

Người đầu tiên áp dụng mô hình trồng xen ca cao trong vườn điều tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là nông dân Chiều Quang Vinh, ở làng Mán, ấp Gia Ui.

Quảng Nam: Liên hiệp Hợp tác xã mở lối đi mới cho kinh tế nông nghiệp-nông thôn

22-4-2011

Để hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, 22 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động tốt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hợp lại để thành lập Liên hiệp HTX Thương Mại & Đầu tư Quảng Nam . Đây là Liên hiệp HTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh được xây dựng, nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất tập trung và góp phần giải quyết những vướng mắc của nông dân khi cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn đạt 20-25%

21-4-2011

UBND Tp Hà Nội vừa thông qua Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn thành phố. Theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn (CNNT) chiếm khoảng 20-25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố; mỗi năm từ các chương trình khuyến công tạo được từ 8.000 đến 10.000 việc làm cho lao động nông thôn.

Lâm Đồng: Thiệt hại hàng chục nghìn ha cà phê do thời tiết bất thường

21-4-2011

Tuy chưa có con số thống kê chính xác song theo UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) thì hiện có đến hàng chục nghìn ha cà phê trên địa bàn huyện bị thiệt hại nặng do những bất thường của thời tiết khiến cho hoa cà phê bị khô, rụng với tỉ lệ rất cao.

Hà Tĩnh: Qui hoạch 3.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát theo công nghệ cao

21-4-2011

Hà Tĩnh đã nuôi thử tôm thẻ chân trắng trên cát theo công nghệ cao trên diện tích 40ha, đạt năng suất rất cao, từ 12 đến 15 tấn/ha. Trên cơ sở thành công đó, tỉnh đang lập qui hoạch nuôi tôm thẻ trên cát theo công nghệ cao với qui mô diện tích 3.000ha ở các huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên.

Bình Định xây dựng xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

21-4-2011

Ông Bùi Đắc Cường, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết: Theo kế hoạch từ năm 2011- 2015, tỉnh phấn đấu xây dựng 27 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và hướng đến năm 2020 sẽ có 65 xã đạt tiêu chuẩn này.

TT-Huế: Trâu bỗng sưng phù, nứt da rồi chết

21-4-2011

Trước tình trạng hàng trăm con trâu đã và đang chết vì dịch bệnh lạ, người dân xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy đã bán tháo trâu cho thương lái, trong đó có cả những con mắc dịch...

Tân Lập (Bình Phước): Xã kinh tế mới “đổi đời”

21-4-2011

Vốn là xã kinh tế mới, nông dân nghèo từ mọi miền đất nước đến lập nghiệp, năm 2008, Tân Lập đã được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) đại diện cho vùng Đông Nam Bộ.

Thanh Chăn (Điện Biên): Phát triển nhiều mô hình sản xuất mới

21-4-2011

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình NTM tỉnh Điện Biên, đến nay xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) đã được hỗ trợ trên 3,6 tỷ đồng để phát triển các mô hình sản xuất, trong đó T.Ư hỗ trợ gần 1,65 tỷ đồng. Điển hình là mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu do Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 1 lò sấy, 1 tủ hấp giá trị 135 triệu đồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khan hiếm heo giống

21-4-2011

Mặc dù giá heo hơi đang ở mức cao nhưng hiện người chăn nuôi heo trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải bỏ trống chuồng trại bởi lượng heo giống cung ứng ra thị trường rất khan hiếm.