HỘI THẢO

Thanh Hóa phát triển nghề rừng bền vững

Ngày đăng: 28 | 04 | 2011

Thanh Hóa hiện có 405.713 ha rừng (gồm 322.003 ha rừng tự nhiên và 83.710 ha rừng trồng), độ che phủ đạt 36,6%. Từ năm 1999, Thanh Hóa đã triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Quá trình thực hiện dự án tuy gặp không ít khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của những người làm nghề rừng, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tỉnh đã trồng mới 88.324 ha, (rừng phòng hộ, đặc dụng: 34.826 ha, rừng sản xuất: 53.498 ha), bình quân mỗi năm trồng được 7.360 ha rừng các loại; khoán bảo vệ rừng 276.707 ha; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 50.721 ha; khoanh nuôi có trồng bổ sung: 5.197 ha. Sau 12 năm thực hiện dự án, diện tích rừng tăng so với trước khi thực hiện dự án là 144.242 ha, đưa độ che phủ rừng đạt 49% (năm 2010), bình quân mỗi năm độ che phủ rừng tăng 1%.
Ngoài việc đầu tư các hạng mục lâm sinh, nguồn vốn của dự án còn được đầu tư để thực hiện một số công trình hạ tầng như: đường băng cản lửa, trạm bảo vệ rừng, chòi canh, vườn ươm, bảng niêm yết nội quy bảo vệ rừng... để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Thực tế cho thấy, dự án là một chương trình đầu tư phát triển rừng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Thanh Hóa không chỉ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái mà còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho ng nghèo, cho người dân miền núi. 
Việc thực hiện kế hoạch, lập hồ sơ thiết kế, gieo ươm cây giống, thi công các hạng mục đầu tư hàng năm đều được kiểm tra, đánh giá chất lượng theo đúng quy hoạch và quy trình kỹ thuật; chỉ đạo Ban quản lý dự án cơ sở kiện toàn công tác tổ chức, phân công cán bộ bám sát thực tế, chỉ đạo các hộ nhận khoán thực hiện tốt quy trình kỹ thuật bảo vệ, phát triển rừng; thường xuyên tổ chức, đổi mới phương pháp tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng...

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, UBND các huyện, cấp xã làm tốt công tác quy hoạch lại 3 loại rừng, làm cơ sở cắm mốc 3 loại rừng ngoài thực địa và giao đất, giao rừng. Sắp xếp, đổi mới 12 lâm trường quốc doanh thành ban quản lý rừng phòng hộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, khuyến lâm, nhân giống cây lâm nghiệp được tăng cường; tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Kế thừa kinh nghiệm trong quản lý chỉ đạo Dự án 327, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Ban chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, từ đó đã nâng cao diện tích, độ che phủ rừng. Chất lượng rừng của tỉnh ngày càng được nâng lên, diện tích rừng giàu, rừng trung bình tăng lên từng năm; năng lực phòng hộ (bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn) được phát huy, bảo đảm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học... Kinh tế lâm nghiệp đã có chuyển biến đáng kể, giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 8%/năm.
Điều dễ nhận thấy là trong những năm qua, thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nghề rừng Thanh Hóa đã và đang chuyển từ quốc doanh thuần túy sang lâm nghiệp xã hội; đã thu hút nhiều người, nhiều thành phần kinh tế tham gia; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 25 ngàn hộ gia đình mỗi năm; từ đó, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, giữ vững trật tự xã hội, an ninh - quốc phòng, đặc biệt là các huyện, xã biên giới; bảo vệ được diện tích rừng hiện có; trồng mới được hàng chục ngàn ha rừng; độ che phủ rừng được nâng lên; hạn chế thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu và trong khu vực. Các nguồn gen quý hiếm của động, thực vật được bảo tồn, tạo nguồn sinh thủy cho các hồ đập và các dòng chảy, tạo cảnh quan du lịch sinh thái ngày càng hấp dẫn. 

Phát huy kết quả đã đạt được, Thanh Hóa quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng trong giai đoạn tới; phấn đấu phát triển nghề rừng bền vững./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

 

NỘI DUNG KHÁC

Thừa Thiên - Huế: Hướng tới mỗi làng một nghề, mỗi làng một sản phẩm

27-4-2011

Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn nhất là vào thời điểm nông nhàn - vấn đề cốt lõi là làm sao tạo ra những mô hình thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, không những tạo được công ăn việc làm cho nông dân mà qua đó, có thể khai thác được thế mạnh của ngành nghề nông thôn vốn đang có nhiều tiềm năng, thế mạnh - ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết như vậy.

Trại Vành giàu lên nhờ trồng rừng

27-4-2011

Nhờ phát triển chăn nuôi và trồng rừng, những năm gần đây, người dân Trại Vành (xã Đồng Hươu, Yên Thế, Bắc Giang) đã đẩy lùi cái đói và đang nỗ lực làm giàu...

Phú Yên: Lúa ngã đổ hàng loạt

27-4-2011

Mấy ngày nay, cánh đồng Rọc Đăng, Soài Rạp, Bờ Bạn ở phường Phú Đông, Phú Lâm (TP.Tuy Hòa) lúa chín chưa kịp thu hoạch nằm rạp xuống đất do ảnh hưởng của mưa lớn trước đó.

Quảng Bình: Ngư dân bội thu

22-4-2011

Ông Phạm Hữu Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hồ hởi: “Khởi đầu vụ cá nam, ngư dân các xã bãi ngang huyện Lệ Thủy đã trúng mùa cá bạc má. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt. Tại các bến cá của xã Ngư Thủy Nam, thuyền đánh cá của ngư dân liên tục cập bến và mỗi ngày sản lượng cá bạc má đánh bắt ước tính từ 5 đến 6 tấn. Đối với ngư dân trong xã thì đây được coi là vụ mùa “bội thu” cá bạc má lớn nhất từ trước đến nay”.

Học làm ăn từ Báo NTNN

22-4-2011

Người đầu tiên áp dụng mô hình trồng xen ca cao trong vườn điều tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là nông dân Chiều Quang Vinh, ở làng Mán, ấp Gia Ui.

Quảng Nam: Liên hiệp Hợp tác xã mở lối đi mới cho kinh tế nông nghiệp-nông thôn

22-4-2011

Để hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, 22 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động tốt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hợp lại để thành lập Liên hiệp HTX Thương Mại & Đầu tư Quảng Nam . Đây là Liên hiệp HTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh được xây dựng, nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất tập trung và góp phần giải quyết những vướng mắc của nông dân khi cung ứng sản phẩm ra thị trường.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn đạt 20-25%

21-4-2011

UBND Tp Hà Nội vừa thông qua Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn thành phố. Theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn (CNNT) chiếm khoảng 20-25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố; mỗi năm từ các chương trình khuyến công tạo được từ 8.000 đến 10.000 việc làm cho lao động nông thôn.

Lâm Đồng: Thiệt hại hàng chục nghìn ha cà phê do thời tiết bất thường

21-4-2011

Tuy chưa có con số thống kê chính xác song theo UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) thì hiện có đến hàng chục nghìn ha cà phê trên địa bàn huyện bị thiệt hại nặng do những bất thường của thời tiết khiến cho hoa cà phê bị khô, rụng với tỉ lệ rất cao.

Hà Tĩnh: Qui hoạch 3.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát theo công nghệ cao

21-4-2011

Hà Tĩnh đã nuôi thử tôm thẻ chân trắng trên cát theo công nghệ cao trên diện tích 40ha, đạt năng suất rất cao, từ 12 đến 15 tấn/ha. Trên cơ sở thành công đó, tỉnh đang lập qui hoạch nuôi tôm thẻ trên cát theo công nghệ cao với qui mô diện tích 3.000ha ở các huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên.

Bình Định xây dựng xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

21-4-2011

Ông Bùi Đắc Cường, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết: Theo kế hoạch từ năm 2011- 2015, tỉnh phấn đấu xây dựng 27 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và hướng đến năm 2020 sẽ có 65 xã đạt tiêu chuẩn này.

TT-Huế: Trâu bỗng sưng phù, nứt da rồi chết

21-4-2011

Trước tình trạng hàng trăm con trâu đã và đang chết vì dịch bệnh lạ, người dân xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy đã bán tháo trâu cho thương lái, trong đó có cả những con mắc dịch...

Tân Lập (Bình Phước): Xã kinh tế mới “đổi đời”

21-4-2011

Vốn là xã kinh tế mới, nông dân nghèo từ mọi miền đất nước đến lập nghiệp, năm 2008, Tân Lập đã được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) đại diện cho vùng Đông Nam Bộ.