HỘI THẢO

Bình Định: Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tôm nuôi

Ngày đăng: 27 | 05 | 2011

Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm ở Bình Định diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Diễn biến phức tạp
Theo thống kê, diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh của tỉnh Bình Định đã lên tới 82,66ha, trong đó có 40,06ha do vi-rút đốm trắng và 42,6ha bị bệnh do môi trường nuôi. Điều đáng chú ý là diện tích tôm bị bệnh đã tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, diện tích bệnh do vi-rút đốm trắng tăng gấp 3,85 lần. Các huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước có diện tích tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh đốm trắng khá cao và có dấu hiệu lây lan ra hầu hết các xã nuôi tôm.
Các hồ nuôi tôm ở Tuy Phước tăng cường các biện pháp kỹ thuật để phòng chống dịch bệnh tôm.
 
Ông Lê Siêng ở xã Hoài Hải (Hoài Nhơn) cho biết: "Hồ tôm của tôi rộng hơn 5.000m2, nuôi tôm thẻ chân trắng. Tôm đang lớn thì bỗng nhiên bị bệnh chết hàng loạt. Tôi báo cáo với cán bộ thú y thủy sản đến lấy mẫu xét nghiệm thì được biết tôm bị nhiễm vi-rút đốm trắng. Theo kinh nghiệm nuôi tôm nhiều năm của tôi thì loại dịch bệnh này không thể chữa trị được, phải nhanh chóng đóng hồ để xử lý bằng hóa chất sát trùng, tránh lây lan ra diện rộng".
Ông Đỗ Hoàng Thế, người có thâm niên nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Tam Quan Bắc, cũng rầu rĩ vì 1ha tôm nuôi lâm bệnh đốm trắng. Ông cho biết: "Tôm nuôi trong các hồ của tôi đã được gần 2 tháng tuổi, chỉ còn 1 tháng nữa là thu hoạch thì bỗng dưng chết hàng loạt. Sáng ra cho tôm ăn không còn thấy chúng nổi lên đớp mồi như mọi hôm, tôi nhìn xuống đáy hồ thì thấy tôm chết".
Theo phân tích của ngành chức năng, nguyên nhân làm cho dịch bệnh tôm nuôi tại Hoài Nhơn và Tuy Phước tái phát mạnh là do diễn biến thời tiết bất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Một số diện tích nuôi tôm ở Hoài Nhơn thả sớm không tuân thủ đúng lịch thời vụ của tỉnh, làm phát sinh dịch bệnh. Bên cạnh đó, ý thức của người nuôi trong phòng chống dịch bệnh tôm chưa cao, không báo cáo dịch bệnh kịp thời cho ngành chức năng mà tự xử lý làm cho dịch bệnh lây lan…
Chủ động phòng chống dịch bệnh
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh tôm, UBND tỉnh Bình Định đã ra Văn bản số 1233/UBND-KTN gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố ven biển yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tôm nuôi. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp, UBND các huyện, thành phố ven biển thành lập và chỉ đạo các tổ công tác phòng chống dịch bệnh tôm đứng chân tại các địa phương có dịch bệnh, nhanh chóng triển khai các biện pháp bao vây, khống chế các ổ dịch. Hỗ trợ hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh đối với các hồ nuôi tôm bị phát hiện nhiễm vi-rút thân đỏ đốm trắng. Đồng thời, hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý môi trường nuôi, quy trình xử lý phòng chống dịch bệnh tôm cho người dân…
Ngành nông nghiệp tỉnh đã thành lập 2 tổ công tác phòng chống dịch bệnh tôm. Chi cục Thú y tỉnh đã xuất khẩn cấp 20 tấn hóa chất Clorin B do Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ cho các địa phương có dịch bệnh tôm xử lý, bao vây các ổ dịch. Đồng thời, các tổ công tác của ngành nông nghiệp đã kịp thời bám sát, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp bao vây khống chế dịch có hiệu quả.
Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định cho biết: "Hiện nay, tình hình dịch bệnh tôm nuôi tại 2 huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước đã cơ bản được khống chế, tại các vùng nuôi tôm không còn xảy ra các ổ dịch bệnh mới phát sinh. Chi cục tiến hành lấy mẫu tôm để xét nghiệm và không còn phát hiện có vi-rút đốm trắng. Tuy nhiên, người nuôi tôm cần lưu ý, đối với các hồ đã phát hiện dịch bệnh, không được thả tôm ngay mà phải đợi đến ngày 15/6 tới (thời điểm bắt đầu thả nuôi vụ 2 theo lịch thời vụ). Bên cạnh đó, người nuôi tôm cần tập trung công tác vệ sinh, tiêu độc môi trường ao nuôi và cải tạo ao theo quy trình đã được ngành chức năng hướng dẫn để phòng ngừa dịch bệnh tôm tái phát...".
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/AgriBank/2011/5/28497.html

NỘI DUNG KHÁC

Sắp tổ chức hội thảo về cá tra

27-5-2011

Ngày 4.6, hội thảo “Cá tra Việt Nam - Tầm nhìn 2015. Xu hướng xuất khẩu, phân tích lợi thế cạnh tranh” do Ủy ban cá nước ngọt VASEP chủ trương sẽ diễn ra tại TPHCM.

Làm giàu trên đất vùng ven thành phố Hồ Chí Minh

25-5-2011

TP Hồ Chí Minh có hơn 100.000 ha đất nông nghiệp, với gần 250 nghìn người dân sống bằng nghề nông. Nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nhiều hộ nông dân giàu lên từ mô hình kinh tế gia đình.

Vùng chuyên canh rau Đơn Dương: Bao giờ hết cảnh được mùa, mất giá?

25-5-2011

Hàng trăm hộ dân ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đang hết sức khó khăn vì giá rau giảm mạnh. Nhiều vườn rau đã đến kỳ thu hoạch nhưng chẳng ai buồn ngó ngàng.

Đắk Lắk: Khai trương hệ thống chế biến cà phê mới

25-5-2011

Hôm nay (24/5), ông Alan Duncan, Thứ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã khai trương hệ thống chế biến ướt cà phê đầu tiên do nông hộ sở hữu tại huyện Ea Kiệt, tỉnh Đắk Lắk. Hệ thống chế biến ướt cà phê là kết quả của một dự án mang tính sáng tạo cao về thương mại do Quỹ Thách thức Việt Nam đồng tài trợ. Dự án hiện do Dak Man Việt Nam thực hiện tại huyện Ea Kiệt, tỉnh Đắk Lắk.

Nam Định: Cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện miễn thủy lợi phí

25-5-2011

Từ hơn 3 năm nay, nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định đã được hưởng lợi từ chính sách miễn thủy lợi phí (MTLP) theo Nghị định 115 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã xuất hiện một số vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ kịp thời.

9 sản phẩm, đặc sản của Bắc Giang được bảo hộ nhãn hiệu

24-5-2011

Tỉnh Bắc Giang đang tăng cường đầu tư vốn thông qua quỹ khuyến công và đầu tư xây dựng hạ tầng cho các làng nghề

Sản xuất lúa theo hướng hiện đại - bước đột phá của Đồng Tháp

24-5-2011

Với sản lượng lúa toàn tỉnh 2,8 triệu tấn, Đồng Tháp được xếp vào hàng thứ 3 về sản lượng sau Kiên Giang và An Giang nhưng năng suất lại đứng vào hàng thứ hai của khu vực. Bằng những giải pháp hữu hiệu, Đồng Tháp đang phấn đấu hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao. NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thành Hưởng (ảnh), GĐ TTKN-KN Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.

Đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho "Tam nông"

24-5-2011

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) huyện Đô Lương (Nghệ An) vẫn nỗ lực bám sát mục tiêu, thực hiện đúng định hướng chỉ đạo của cấp trên. Nhờ đó, đơn vị luôn giữ vị trí chủ đạo trong việc cung cấp vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Vĩnh Long nâng chất lượng hoạt động hợp tác xã nông nghiệp

24-5-2011

Nâng cao năng lực quản lý của ban quản trị hợp tác xã (HTX), tạo điều kiện cho HTX tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định là 3 giải pháp tỉnh Vĩnh Long tập trung thực hiện trong năm 2011 nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Hà Nội mở rộng sản xuất lúa đặc sản

23-5-2011

“Hợp tác 4 nhà đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao” là chủ đề hội thảo do Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội tổ chức. Mục tiêu đến năm 2015, lúa hàng hóa sẽ đáp ứng được 30- 35% nhu cầu lương thực của người dân Thủ đô.

Triển khai vụ hè thu 2011: Nghệ An đối mặt thách thức mới

23-5-2011

Năm 2010, vụ hè thu và vụ mùa ở Nghệ An được triển khai trong điều kiện thời tiết hết sức khó khăn do hạn hán kéo dài gần 2 tháng trời, sau đó lại mưa, bão, lũ lụt kéo dài gần 1 tháng ròng.

Phú Yên: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác xã

17-5-2011

Tỉnh Phú Yên có 203 Hợp tác xã (HTX) nhưng hiện có tới 64 HTX thực chất đã ngưng hoạt động. Hiện, Liên minh HTX tỉnh Phú Yên đang phối hợp với các địa phương tiến hành xử lý dứt điểm 64 HTX này; đồng thời củng cố lại 84 HTX làm ăn trung bình và yếu kém theo hướng mở thêm loại hình dịch vụ trong nội bộ HTX như: tín dụng, kinh doanh xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nước sạch, dịch vụ thú y…