HỘI THẢO

Nam Định: Cần tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện miễn thủy lợi phí

Ngày đăng: 25 | 05 | 2011

Từ hơn 3 năm nay, nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định đã được hưởng lợi từ chính sách miễn thủy lợi phí (MTLP) theo Nghị định 115 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã xuất hiện một số vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ kịp thời.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nam Định, kể từ khi thực hiện Nghị định 115 ngày 14/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ, diện tích tưới tiêu trong toàn tỉnh được MTLP đã tăng từ 187.156 ha năm 2008 lên 197.559 ha năm 2009 và 212.091 ha năm 2010. Thực tế, hiệu quả của chính sách này có thể thấy rất rõ như: chất lượng tưới tiêu ngày càng tăng khi các Công ty khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) và các hợp tác xã dùng nước có "trách nhiệm hơn" vì vừa được cấp bù thủy lợi phí, vừa được tỉnh phân cấp quản lý rõ ràng. Ngoài ra, kinh phí được cấp bù miễn thủy lợi phí đến nay đã tăng gấp 3 lần so với khi còn thu thủy lợi phí, góp phần tu bổ, sửa chữa, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi hơn. Điều quan trọng nhất là chính sách này đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nông thôn vốn còn nhiều khó khăn.
Tuy vậy, việc thực hiện miễn thủy lợi phí trên cả nước nói chung và tại tỉnh Nam Định nói riêng vẫn bộc lộ những bất cập. Thứ nhất, Nghị định 115 và Thông tư hướng dẫn số 36 của Bộ Tài chính quy định: đối với diện tích đất, mặt nước của các hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán của các doanh nghiệp, nông, lâm trường không thuộc đối tượng được miễn thủy lợi phí. Trong khi đó, trên thực tế, hầu hết các công nhân nông trường trong tỉnh đều nhận giao khoán đất lâu dài để gieo cấy và nuôi trồng thủy sản. Họ thực sự là những người nông dân nhưng lại không được miễn thủy lợi phí. Ngoài ra, các trại lúa giống và công ty sản xuất lúa giống trong tỉnh cũng không được miễn thủy lợi phí dù có nhiều đóng góp cho sản xuất nông nghiệp địa phương. Thứ 2, bà con nông dân vẫn phải đóng góp thủy lợi phí cho việc lấy nước từ cống đầu kênh đến mặt ruộng nhưng mức thu giữa các vùng chênh lệch nhau rất nhiều do các công ty KTCTTL phải sử dụng các biện pháp tưới tiêu khác nhau. Thứ 3, Nghị định 115 quy định cụ thể mức thu thủy lợi phí "cứng" cho từng vùng, từng biện pháp tưới tiêu. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay các mức thu này vẫn được giữ nguyên dù giá các yếu tố đầu vào như giá điện, xăng dầu, vật tư máy móc, lương cơ bản... đã tăng gấp nhiều lần.
Ngoài ra, theo Sở NN&PTNT Nam Định, nhiều công trình, trạm bơm điện trước đây xây dựng bằng nguồn kinh phí do nông dân đóng góp và hiện đã được bàn giao cho các công ty KTCTTL quản lý, khai thác. Tuy nhiên, đến nay Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT vẫn chưa có hướng dẫn về nguồn kinh phí hoàn trả cho người dân. Sau khi nhận bàn giao công trình do xã và các hợp tác xã quản lý về công ty KTCTTL, số cán bộ được bàn giao tăng nhiều nhưng hiện vẫn chưa có hướng dẫn cách giải quyết. Ngoài ra, công tác quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do Luật Đất đai và các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể.
Từ những khó khăn, vướng mắc trên, tỉnh Nam Định kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 115 để chính sách miễn thủy lợi phí đảm bảo công bằng giữa những đối tượng thụ hưởng và phù hợp hơn với thực tiễn, góp phần nâng cao đời sống cho bà con nông dân và tạo điều kiện để các công ty KTCTTL phục vụ ngày một tốt hơn./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=461082

NỘI DUNG KHÁC

9 sản phẩm, đặc sản của Bắc Giang được bảo hộ nhãn hiệu

24-5-2011

Tỉnh Bắc Giang đang tăng cường đầu tư vốn thông qua quỹ khuyến công và đầu tư xây dựng hạ tầng cho các làng nghề

Sản xuất lúa theo hướng hiện đại - bước đột phá của Đồng Tháp

24-5-2011

Với sản lượng lúa toàn tỉnh 2,8 triệu tấn, Đồng Tháp được xếp vào hàng thứ 3 về sản lượng sau Kiên Giang và An Giang nhưng năng suất lại đứng vào hàng thứ hai của khu vực. Bằng những giải pháp hữu hiệu, Đồng Tháp đang phấn đấu hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao. NNVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thành Hưởng (ảnh), GĐ TTKN-KN Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.

Đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho "Tam nông"

24-5-2011

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) huyện Đô Lương (Nghệ An) vẫn nỗ lực bám sát mục tiêu, thực hiện đúng định hướng chỉ đạo của cấp trên. Nhờ đó, đơn vị luôn giữ vị trí chủ đạo trong việc cung cấp vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Vĩnh Long nâng chất lượng hoạt động hợp tác xã nông nghiệp

24-5-2011

Nâng cao năng lực quản lý của ban quản trị hợp tác xã (HTX), tạo điều kiện cho HTX tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định là 3 giải pháp tỉnh Vĩnh Long tập trung thực hiện trong năm 2011 nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Hà Nội mở rộng sản xuất lúa đặc sản

23-5-2011

“Hợp tác 4 nhà đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao” là chủ đề hội thảo do Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội tổ chức. Mục tiêu đến năm 2015, lúa hàng hóa sẽ đáp ứng được 30- 35% nhu cầu lương thực của người dân Thủ đô.

Triển khai vụ hè thu 2011: Nghệ An đối mặt thách thức mới

23-5-2011

Năm 2010, vụ hè thu và vụ mùa ở Nghệ An được triển khai trong điều kiện thời tiết hết sức khó khăn do hạn hán kéo dài gần 2 tháng trời, sau đó lại mưa, bão, lũ lụt kéo dài gần 1 tháng ròng.

Phú Yên: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế hợp tác xã

17-5-2011

Tỉnh Phú Yên có 203 Hợp tác xã (HTX) nhưng hiện có tới 64 HTX thực chất đã ngưng hoạt động. Hiện, Liên minh HTX tỉnh Phú Yên đang phối hợp với các địa phương tiến hành xử lý dứt điểm 64 HTX này; đồng thời củng cố lại 84 HTX làm ăn trung bình và yếu kém theo hướng mở thêm loại hình dịch vụ trong nội bộ HTX như: tín dụng, kinh doanh xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nước sạch, dịch vụ thú y…

Đồng Nai: Đưa các giống mới ngắn ngày, kháng sâu bệnh vào gieo trồng vụ Hè thu

17-5-2011

Theo kế hoạch, vụ Hè – thu 2011 toàn tỉnh Đồng Nai gieo trồng hơn 81 ngàn hécta cây hàng năm. Trong đó, cây được trồng nhiều vẫn là lúa và ngô với 50 ngàn hécta. Các huyện có diện tích gieo trồng vụ Hè - thu lớn là Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú và Định Quán. Hiện nay, các địa phương đang chuẩn bị bước vào sản xuất vụ hè – thu, nhiều nông dân đang tận dụng những cơn mưa đầu mùa để tiến hành khâu làm đất, gieo sạ sớm để đón mưa.

Trà Vinh phát triển và ổn định vùng mía nguyên liệu

17-5-2011

Ba năm liên tiếp, người trồng mía ở Trà Vinh trúng mùa, được giá với lợi nhuận khá cao. Theo đó, diện tích trồng mía mỗi năm tăng thêm gần 300 ha. Tuy nhiên, mía là cây trồng hằng năm, nếu không có giải pháp ổn định vùng sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng thì mía nguyên liệu sẽ giảm.

Hoà Bình phát triển rừng, cải thiện môi trường sinh thái

17-5-2011

Tạo thêm nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập cho hàng ngàn hộ dân, đất trống, đồi trọc từng bước được phủ xanh, rừng tự nhiên được phục hồi, phát triển tốt và môi trường sinh thái được cải thiện... Đó là kết quả của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ (Dự án 661) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Lai Châu: Chương trình trồng rừng đổ nợ

17-5-2011

Với phương châm “dân góp đất, DN góp vốn”, năm 2010 tỉnh Lai Châu trồng được trên 6.000 ha rừng phòng hộ và sản xuất. Tuy nhiên, hiện các DN tham gia trồng rừng đang nợ người dân tỉnh biên giới khó khăn này số tiền hàng chục tỉ đồng mà chưa biết trông vào đâu để trả, khiến dự án có nguy cơ đứt gánh giữa đường.

Biến một sào thành... một mẫu!

16-5-2011

“Mỗi khẩu bình quân chỉ còn sào ruộng, mưa thuận gió hòa thì một năm được 4 tạ thóc, trừ chi phí đi chỉ còn 2 tạ, trăm thứ nhòm vào đó, ăn còn chả đủ nói gì khấm khá”. Đó là câu “đầu miệng” của bà con nông dân mà chúng tôi nghe được mỗi lần về tỉnh lúa Thái Bình.